Chuyên đề: Viết đoạn văn nghị luận xã hội

Cách làm văn nghị luận hay:

 

-         Nên chọn lọc từ ngữ, ngắn gọn, súc tích, đạt yêu cầu: đúng- đủ- hay. Với người kinh nghiệm viết còn ít thì nên học viết đúng trước khi viết hay. Khi đã đạt độ đúng- đủ, ta sẽ hướng tới chọn lọc hình ảnh, giàu liên tưởng và có cảm xúc ( đừng nghĩ văn nghị luận không có cảm xúc nhé), kết hợp lối viết đối thoại ( tưởng tượng có một cuộc đối thoại giữa mình và người đọc bài viết của mình) để lập luận chặt chẽ hơn.

-         Sẽ có những dàn ý chung, nhưng về cơ bản, đã là văn chương thì không nên cho vào khuôn khổ. Thế nên, mọi dàn ý đều dung nạp sự sáng tạo về tư duy.  

-         Để có những dẫn chứng hay, ta nên đọc nhiều báo, và sách. Ta nên sưu tập những câu châm ngôn và nhận định hay. Để viết một bài văn tốt, không thể không đọc và ghi nhớ! Tuy nhiên, cũng không nên chọn những dẫn chứng quá quen thuộc, gây nhàm chán và không mới mẻ.

-         Và để viết tốt, bao giờ cũng vậy, cách duy nhất phải tự luyện nhiều. Trước đây, mỗi ngày add viết một bài nghị luận. Add vẫn nhớ bài đầu tiên viết khốn khổ lắm! Nhưng từ những bài sau khả năng cũng tự nâng lên hẳn. Văn nghị luận và bất cứ loại văn nào cũng thế,  không phải thứ học thuộc là giỏi, mà phải rèn luyện nhiều mới giỏi. húc các bạn kiên trì và quyết tâm!

-         Dưới đây là một số định hướng làm bài cho ba dạng nghị luận xã hội thường gặp hiện nay. Các bạn học sinh tham khảo nhé!

 

1.     Dạng 1: Nghị luận về tư tưởng đạo lý:

 

-         Câu mở đoạn: giới thiệu về vấn đề nghị luận,

Lưu ý cần có ngoặc kép khi trích dẫn nhận định

-         Thân đoạn:

+  Giải thích khái niệm nếu có( nghĩa đen và nghĩa bóng).

Trả lời câu hỏi là gì?

+  Lí giải nhận định.

Trả lời câu hỏi tại sao lại nói lên nhận định đó?

+  Chứng minh nhận định.

Trả lời câu hỏi như thế nào? Ta sẽ làm bước này bằng cách nêu ra các dẫn chứng.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu (tức là có nhiều người biết), không nên chọn các dẫn chứng trong các văn bản( Vì sao ư? Vì nó k thuyết phục),  tuyệt đối không kể chuyện vào phần này, số lượng dẫn chứng tốt nhất nên từ 1 hoặc 2 dẫn chứng

+  Đánh giá và bàn luận vấn đề.

Vấn đề nào cũng có hai mặt, thế nên phần đánh giá này sẽ thế hiện rất nhiều tư duy của người viết, đóng vai trò lật đi lật lại vấn đề.

-         Kết đoạn: bài học nhận thức và hành động.

 Phần này nên nén trong 1 câu, tránh khuôn sáo.

 

 

2.     Dạng 2: Nghị luận về hiện tượng xã hội:

 

-         Mở đoạn:giới thiệu hiện tượng

-         Thân đoạn:

+ Giải thích( nếu có)

Trả lời câu hỏi là gì?

+ Biểu hiện của hiện tượng đó:

Lưu ý: Đây là phần quan trọng. Nên chia nhỏ bình diện và không kể chuyện.

+ Lý giải nguyên nhân hiện tượng

Trả lời câu hỏi vì sao?

+ Đánh giá hiện tượng

 Trả lời câu hỏi Hiện tượng đó có hại hay lợi?

+ Giải pháp: làm như thế nào để duy trì, phát triển, khống chế, ngăn lại hiện tượng

+ Bàn luận:

Đây là phần lật vấn đề, nhìn vấn đề từ nhiều chiều hơn.

Đánh giá vấn đề rộng hơn: mang tính thời đại hay dân tộc

-         Kết đoạn: rút ra bài học nhận thức và hành động.

 

3.     Dạng 3: Bàn luận về một khái niệm thuộc tính cách hoặc tâm lý.

(đây là một hướng đề mới nhưng cũng hay xuất hiện, đề có thể yêu cầu viết về lòng dũng cảm, viết về sự tức giận, trung thực … )

 

-         Mở đoạn: giới thiệu vấn đề nghị luận

-         Thân đoạn:

+ Giải thích khái niệm

+ Biểu hiện của tính cách và trạng thái tâm lý

+ Đánh giá tính cách và trạng thái tâm lý: tốt hay xấu?

+ Giải pháp: nên rèn luyện, phát huy, duy trì hay khống chế, xóa bỏ?

+ Luận bàn: có nên kết hợp thuộc tính đó vơí những trạng thái, thuộc tính khác hay không?

-         Kết đoạn: bài học nhận thức và hành động.

 

Các bạn học sinh tốt nhất nên ghi nhớ các bước trên để làm bài. Ngoài ra, các bạn có thể tìm đọc một số đoạn văn nghị luận mẫu add đăng trên Loga.

Chúc các bạn học tập tốt!

 

Thân!!!

 

Bài viết gợi ý: