A : Các loại văn nghị luận :
"Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận".
1. Nghị luận chính trị (văn chính luận ) : Tiêu biểu là tác phẩm : "Tuyên ngôn độc lâp "- Hồ Chí Minh
2.Nghị luân văn học :
-Hướng đến những vấn đề văn chương - nghệ thuật như 1 tác phẩm văn học , đoạn trích tác phẩm văn học , về 1 vấn đề , nhận định ,.....
3.Nghị luân văn học :
-Bàn về các vấn đề xã hội như những tư tưởng và đạo lí , một lối sống , hay những vấn đề nóng hổi trong đời sống
-Với loại bài này các em sẽ thường gạp ;
+Nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí
+Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống
+Nghị luận về 1 vấn đề xã hội được đăt ra ngay trong chính tác phẩm
+. . . .
B : ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN :
1. Mục đích :
- Tất cả những laoij văn nghị luận đưa ra đề nhằm mục đích tác động đến suy nghĩ tư tưởng và tình cảm của ngươi đọc , ngươi nghe . Từ đó nhằm thuyết phục từ phía người nghe và đọc tin và hành động theo quan điểm và mục đích hướng tới của người viết
2. Đặc trưng :
-Đối với dạng bài này những yếu tố quan trọng là :
+Trình bày sáng rõ
+Lí luận chặt chẽ , mach văn rõ , mang tính cụ thể và thống nhất cao
+Dẫn chứng xác thực , mang tính khái quat cao và chân thực tạo sự tin tưởng cho người nghe người đọc
+. . .
3. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm :
Văn nghị luận là bài viết của tư duy và cần có tính logic cao .. vì thế ý, tứ cần rõ ràng , lí lẽ cách lập luận chặt chẽ , bám sát vào vấn đề nghị luận tránh lan man , dài dòng , không chú đúng trọng tâm , văn phong cần sáng sủa , đảm bảo dung lương cũng như độ chính xác , những dẫn chứng đưa ra cần chân thực mang tính kháo quát cao , giàu sức thuyết phục .... Tuy nhiên đối với bài văn nghị luận không nên chỉ trình bày những vấn đề mang tính trìu tượng , khô khan ,... mà cần đặt cả cảm xúc và ý nghĩ chân thực của mình vào bài viết để tạo ra sức mạnh lớn để tác động vào nhận thức người đọc người nghe . Muốn vậy người viết cần có trải nghiệm đúng với thực tế đưa những vấn đề đảm bảo độ chính xác và hơp lí ngoài đời sống đưa vào trong chính bài viết của mình . Ngôn ngữ cũng cần trau chuốt tăng tính hấp dẫn và lôi cuốn bằng từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao .
C : Các kiểu bài nghị luân xã hội :
1. Nghị luận về 1 tư tưởng đao lí :
-Với dạng đề này đối tượng hướng đến là 1 ý kiến , 1 quan niệm về tư tưởng , đạo lí . Tư tưởng và đạo lí ấy có thể mang ý nghĩa tích cực trong đời sống đối với con người , đó là tình yêu thương , sư sẻ chia . Ngược lại cũng có thể là nhưng quan niệm về những vấn đề sai trái cần phê phán và từ đó xác lập quan niệm đúng
.
2. Nghị luân về một hiện tượng đời sống :
-Đề tài nghị luận này thường là các hiện tương đời sống đáng được suy nghĩ trong cuôc sống hằng ngày , nhất là những hiện tượng liên quan tới giới trẻ . Có thể đó là quan niệm tích cực về tình yêu , nghị lực .... nhưng có thể lại là những quan niệm không tốt mang tính tiêu cực cần phê phán ..
Ví dụ : Gioi trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian trong ngày sử dụng mạng internet
3.Nghị luân về một vấn đề xã hội đươc đăt ra trong tác phẩm văn học :
-Đó là các vấn đề xã hội được đặt ra trong chính tác phẩm văn học
D : Lưu ý quan trọng khi làm dạng bài NLXH :
1.Câu hỏi NLXH sẽ nằm ở phần II-Làm văn - câu 1 (2điểm)
2.Yêu cầu đề thi thường cho là : .. viết đoan văn khoảng 200 chữ .
Ví dụ : A(c) hãy viết 1 đoan văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của mình về tính ích kỉ và lòng vị tha
3.Người viết cần bày tỏ ý kiến , quan điểm của mình từ đó nêu ra những đánh giá về cách nhìn nhận của mình về vấn đề đươc yêu cầu trong đề bài
4. Thí sinh nên viết câu này trong khoảng 30 phút . Ngoài những vấn đề và kiến thức các em được cung cấp trong chương trình THPT để có thể hoàn thành tốt câu NLXH này đòi hỏi các em cần có kiến thức hiểu biết sâu về những vấn đề xã hội
Ví dụ : Những vấn đề thời sự trong nước được đề cập trên các trang báo và thời sự , internet , các cuốn lịch ,,......Tìm tòi và khái quát lại những vấn đề nóng hổi trong nước được cập nhật liên tục từ đó có cái nhìn khái quát và yên tâm về kiến thức xã hội của mình
E : Khái niệm dạng bài nghị luận về 1 tư tưởng đọa lí :
1. Đối tương nghị luận:
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí là vấn đề bàn luận về vấn đề thuộc về đạo đức và lối sống ... của con ngươi trong xã hội
Ví dụ : Uống nước nhớ nguồn , lòng vị tha , lòng trắc ẩn ......
2. Yêu cầu cần đạt được :
-Xác định đúng vấn đề nghị luận , vấn đề đó có thể đúng hoặc sai (nếu là sai cần đưa ra biện pháp khắc phục sửa chữa )
-Đạt đúng dung lương (khoảng 200 chữ ) không nên quá dài sẽ mất điểm hình thức
-Đây là 1 đoan văn nghị luận cần xác định đúng đối tương sử dụng từ ngữ khái quát cao và đúng chủ đề nghị luận
-Các em nên mở đoạn theo cách trực tiếp dẫn luôn câu hỏi của tác giả để làm mở đoạn
-Trình bày sáng sủa tránh lỗi chính tả tẩy xóa
-Cần có ý liên hệ bản thân ở mỗi phần kết
(***) G : Phương pháp viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí :
1. Yêu cầu cần đạt được :
a. Nội dung :
+Bám sát vấn đề nghị luận không lan man dài dòng dẫn đến lạc đề .
+Sử dụng dẫn chứng mang tính chính xác cao để thuyết phục người nghe người đọc
+Bày tỏ thái đọ quan điểm của bản thân , khẳng định tư tưởng gửi gắm của người viết
b. Hình thức :
+Bố cục chặt chẽ bao gồm : câu mở đoạn các ý phát triểm và cau kết đoạn . Và quan trọng nhất là làm nổi bật câu chủ đề
+Đoạn văn có thể viết theo 3 hình thức : + Diễn dịch
+ Quy nạp
+ Tổng- phân - hợp
+ song hành
+Móc xích
+Đoạn văn có dung lượng 200 chữ vì vậy yêu cầu thí sinh cần có những luận điểm , luận cứ rõ ràng , cách lập luận bám sát
+Trình bày sạch đẹp , đảm bảo chính tả , dùng từ
+Quan trọng hơn cần có những sáng tạo mới mẻ , diễm đạt đặc sắc
2. Các bước viết đoạn văn NLXH _ nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí :
Bước 1 : Tìm hiểu đề , gạch chân những từ khóa cần giải thích và triển khai ý cho đoạn
Bước 2. Hoàn thành đoạn theo những bước nhỏ sau :
a. Giai thich tư tưởng , đạo lí cần bàn luận( 0,5 điểm ) các em nên viết khoảng 5 dòng :
Khi giải thich cần bám sát tư tưởng đạo lí tác giả đăt ra tránh lối suy diễn không đúng
+Giai thich từ ngữ hình ảnh còn chứa nghĩa ẩn
+Nếu hình ảnh mang tính biểu tượng cần phải giải thích rõ từ nghĩa thực đến nghĩa ẩn
+Sau khi giải thích từ ý nhỏ cần khái quát lại bằng 1 câu văn hoàn chỉnh nêu ra đánh giá chung của mình về tư tưởng đạo lí ấy
Ví dụ : Đề bài : Không chỉ là kẻ thù trong cuộc đời của mỗi cá nhân , là giặc trong mỗi gia đình : sự lãng phí còn là nội thù của đất nước !
Giai thich : Lãng phí là gì ?
Qua quan niệm đó tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì ?
Trình bày :
" Lãng phí là sử dụng những vật chất , nguồn lực vật chất và tinh thần một cách phung phí , vô ích , không mang lại hiệu quả thiết thực "
Quan niệm này tác giả đề cập đến sự nguy hiểm của thói lãng phí trong cuộc sống và muốn nhắc nhở tất cả mọi người cần cân nhắc sử dụng 1 cách tiết kiệm mang lại lợi ích
b.Bàn luận tư tưởng đạo lí (1 điểm )
-Ban luận sâu sắc làm nổi bật chủ đề NL
+Phân chia thành nhiều khía canh để xem xét
+Dùng lí lẽ lập luân chặt chẽ tránh sai lệch
+Cần cẩn trọng , đánh giá đúng vấn đề
-Bàn luận trên cách nhìn toàn diện
+Xem xét từ nhiều góc độ
+Cần có lập trường tư tưởng vũng vàng vơi những hiểu biết về vấn đề xã hội
c.Bài hoc nhận thức và hành động trong cuộc sống (0.5 điểm )
-Bài hoc đó rút ra từ chính vấn đề NL bao gồm về nhân thức đi đến hành động
Ví dụ : Còn với bản thân tôi , đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời tôi sẵn sàng // luôn hết mình cố gắng /.......
Bước 3 . Đọc lướt lại , sửa lỗi và hoàn thiện :
Chú ý (***) Các em nên tránh lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp .. mạch liên kết trong các câu trong đoạn văn
Đảm bảo đúng dung lượng cho phép tránh bị trừ điểm hình thức
******* _ Chúc các em hoc tập tốt đạt kết quả cao trong kì thi THPTQG và đạt điểm tối đa trong phần NLXH (2 điểm)******