CHUYÊN ĐỀ: ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM
I. Tác giả - tác phẩm:
1. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm – 1943. Quê ở
thành phố Huế
- Sinh ra trong một gia đinh tri
thức có truyền thống yêu nước và cách mạng
- Thuộc thế hệ các nhà thơ thời
kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và
suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam
- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt
đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng…
2. Tác phẩm:
-Trường ca Mặt đường khát vọng được
tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971
- Viết về sự thức tỉnh của tuổi
trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non song đất nước, về sứ mệnh của thế hệ
mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược
- Đoạn trích “Đất Nước” (phần đầu
chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước
trong thơ Việt Nam hiện đại
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Cảm nhận đất nước trên nhiều bình diện, trong sự găn bó với mỗi cá
nhân và cả cộng đồng
- Thể hiện đầu đoạn trích, từ
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”
a) Đất nước không chung chung, trừu tượng mà hết sức gần gũi, thân
thiết với ta trong cuộc sống hang ngày, trong mỗi gia đình
- Đất nước trong câu chuyện cổ
tích mẹ thường hay kể, trong phong tục ăn trầu của bà, trong hạt gạo ta ăn hàng
ngày, trong cái kèo, cái cột ngôi nhà ta ở. Đất Nước là tình mẹ nghĩa cha…
=> Sự cảm nhận của tác giả về
đất nước hết sức gần gũi, bình dị, sâu xa, thiêng liêng
=> Trong cái bình dị có chiều
sâu văn hoá, lịch sử
b) Đất nước được cảm nhận từ chiều rộng không gian, chiều dài thời
gian, chiều sâu văn hoá, tất cả đều gắn bó với mỗi người trong cuộc sống hàng
ngày
- Đất nước trường tôn trong
“không gian mênh mông”:
+ Không gian của đất nước là nơi sinh tồn
của cả cộng đồng, thế hệ . Nơi “Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, nơi
“con cá ngư ông móng nước biển khơi”, nơi “Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ ra đồng
bào ta trong bọc trứng”
+ Không gian đất nước còn là không gian
sinh tồn của mỗi cá nhân, rất gần gũi với mỗi người: “Đất nước là nơi anh đến
trường/ Nước là nơi em tắm/ Đất Nước là nơi ta hò hẹn…”
- Đất nước trường tồn trong “thời
gian đằng đẵng”
+ Chiều dài của lịch sử đất nước bắt nguồn
từ huyền thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ “đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng” đến
truyền thuyết các vua Hùng và ngày giỗ Tổ.
+ Bằng những huyền thoại, truyền thuyết để
thấy lịch sử đất nước dài về năm tháng, có từ xa xưa, nhưng lại gần gũi, quen
thuộc với mỗi người
- Đất nước trường tồn trong chiều
sâu văn hoá:
+ Được cảm nhận từ truyền thống tinh thần,
những phong tục tập quán gắn với mỗi cá nhân và cả cộng đồng (phong tục ăn trầu,
phong tục bới tóc sau đầu)
+ Văn hoá của đất nước hết sức gần gũi,
quen thuộc, thân thiết, bình dị mà thiêng liêng
c) Đất nước có trong mỗi người, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm đối
với đất nước
- Đất nước là sự kết tinh trong sự
sống, trong máu thịt mỗi con người: “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất
Nước, Đất Nước là máu xương của mình”.
- Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm
với Đất Nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ
sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời…”
2. Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”:
Tập trung ở phần hai đoạn trích,
từ “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu” đến “Gợi
trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
a) Sử dụng rộng rãi chất liệu dân gian khi nói về đất nước:
- Nhiều câu thơ được tạo dựng từ
chất liệu dân gian: văn hoá dân gian như phong tục , tập quán, truyền thuyết,
truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao
- Sử dụng các chất liệu dân gian
thể sâu sắc sự thấm nhuần tư tưởng đất nước của nhân dân
b) Không gian địa lí, truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá của
đất nước đều găn bó với nhân dân, đều do nhân dân sang tạo ra
- Không gian địa lí của đất nước
gắn bó với nhân dân, do nhân dân sang tạo ra
+ Những cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước gắn
bó mật thiết với đời sống, số phận của nhân dân, chứa đựng tình cảm, suy nghĩ,
ước vọng của người dân: núi Vọng Phu, hong Trống Mái, đồi núi đất Phong Châu
như “Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”, núi Bút, non
Nghiên…
+ Nhiều địa danh mang tên người: Ông Đốc,
Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…
- Lịch sử đất nước gắn bó với
nhân dân do nhân dân sang tạo ra
+ Ghi nhận công lao của những người vô danh
bình dị
+ Những anh hùng vô danh chính là nhân dân
“Họ đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã
làm ra Đất Nước
+ Nhân dân là người sang tạo và truyền lại
cho các thế hệ sau những giá trị vật chất và tinh thần
- Truyền thống văn hoá của đất nước
gắn bó với nhân dân, do nhân dân sang tạo ra
+ Khẳng định vai trò sang tạo truyền thống
văn hoá nhân dân, tác giả trở về với kho tàng ca dao, tục ngữ
+ Tác giả sử dụng một số ca dao nói về 2
truyền thống lớn là truyền thống nhân ái, nghĩa tình và truyền thống yêu nước bất
khuất để tạo dựng ý thơ của mình.
III. Nghệ thuật:
- Sử dụng chất liệu dân gian: văn
hoá dân gian, văn học dân gian
- Sự vận dụng sang tạo: thường chỉ
gợi ra bằng vài chữ của câu ca dao, một hình ảnh, một chi tiết trong truyền
thuyết, truyện cổ tích.
- Kết hợp giữ chính luận và trữ
tình, suy tưởng và cảm xúc
IV. Ý nghĩa:
- Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới
mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều
bình diện: lịch sử, địa lí, văn hoá,…
- Đóng góp riêng của đoạn trích
là ở sự nhấn mạnh tư tưởng: “Đất Nước của Nhân dân” bằng hình thức biểu đạt
giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha
- Các chất liệu của văn hoá dân
gian được sử dụng nhuần nhị, sang tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích
V. Luyện tập:
Đề 1: Cảm nhận 9 câu thơ đầu
của bài Đất Nước
A. Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm: nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, mang đậm phong
cách trữ tình chính luận.
- Giới thiệu tác phẩm: “Đất Nước”
trích từ chương V, trường ca Mặt đường khát vọng, sáng tác trong thời kỳ chiến
trường miền Nam. Ra đời với mục đích khơi gợi tình yêu nước thấm sâu, kêu gọi
giới trẻ miền Nam hoà mình vào cuộc chiến của dân tộc. Tiêu biểu là 9 câu đầu
B. Thân bài:
1. Đất Nước có từ bao giờ?
- “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có
rồi” -> câu thơ đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi
=> Đất Nước là những thứ gần
gũi, gắn bó với mỗi con người từ khi còn là những phôi thai nhỏ bé, thể hiện tư
tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”
- Cảm nhận đất nước bằng chiều
sâu văn hoá lịch sử, cuộc sống đời thường của mỗi người “Ngày xửa ngày xưa”
-> gợi những câu truyện cổ tích dạy làm người thấm đậm nghĩa tình
2. Quá trình hình thành đất nước:
- Phong tục ăn trầu của người bà
-> câu chuyện về sự tích trầu cau, tình anh em sâu đậm, sự thuỷ chung của vợ
chồng
- “Cây tre” gợi hình ảnh con người
Việt Nam cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. Hình ảnh loài cây gắn với
cuộc kháng chiến của nhân dân ta
- Tập quán bới tóc để chú tâm làm
việc gợi câu ca dao bình trị thương nhớ
- “Gừng cay”, “muối mặn” ->
tình cảm vợ chồng sắc son, sâu nặng
- “Hạt gạo phải một nắng hai
sương xay, giã, giần, sàng” -> nghệ thuật liệt kê những công đoạn làm nên hạt
gạo, cách ngắt nhịp liên tục thể hiện truyên thống lao động cần cù
- “Đất Nước có từ ngày đó…” ->
dấu “…” cuối câu là biện pháp tu từ im lặng, lời dấu hết nhưng ý vẫn còn, nung
nấu và sục sôi.
=> Đất Nước được hình thành gắn
liền với văn hoá, phong tục, tập quán của người Việt Nam từ thuở xa xưa, còn gắn
liền với hình ảnh gia đinh. Tất cả đã kết tinh nên linh hồn nước Việt Nam
C. Kết Bài:
- Giọng thơ trữ tình chính luận sâu
lắng, thiết tha thể hiện được tinh thần chủ đạo của bài thơ bằng những chất liệu
văn hoá dân gian nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
Đề 2: Phân tích đoạn thơ “Đất
là nơi anh đến trường” đến “Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả
- giới thiệu tác phẩm
- Bằng giọng thơ sôi nổi, thiết
tha đoạn thơ sau đây định nghĩa về đất nước thật mới mẻ và độc đáo
“Đất là nơi anh đến trường
………..
“Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
B. Thân bài:
- 16 câu thơ này tác giả bày tỏ sự
cảm nhận của mình về đất nước
- Đất nước được định nghĩa ở 2
phương diện: không gian địa lý và thời gian lịch sử
a) Không gian địa lý
- Đất nước là nơi sinh sống của mỗi
người “Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm”
- Đất nước là nơi nảy nở tình yêu
say đắm “Đất Nước là nơi ta hò hẹn/ Đất Nước là nơi em đanh rơi chiếc khăn
trong nỗi nhớ thầm”
- Đất nước còn là núi sông rừng bể
là “hòn núi bạc” là “nước biển khơi”
- Là nơi sinh tồn của cộng đồng
qua nhiều thế hệ “Những ai đã khuất/ Những ai bây giờ”
b) Thời gian lịch sử:
- Có cả chiều sâu và bề dày từ
huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ
=> Sử dụng yếu tố ca dao, truyền
thuyết dân gian nhà thơ đã lý giải một cách sinh động về câu hỏi “Đất Nước là
gi?”. Từ đó đất nước hiện lên một cách cụ thể, thiêng liêng
C. Kết bài:
- Đoạn thơ đã định nghĩa sâu sắc
về đất nước cả bề rộng và bề dày, từ không gian địa lí đến chiều dài lịch sử nước
nhà
- Vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hoá dân gian để ta dễ dàng cảm nhận và định nghĩa về đất nước. Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm về đất nước, quê hương mình bằng một tình yêu và ý thức trách nhiệm.