SON BÀI: NGƯI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYN TUÂN

1. Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.

- Tác giả miêu tả con sông đà một cách cụ thể và chi tiết. Tác giả sử dụng các tri thức về địa lí, lịch sử, quân sự, văn hoá, nghệ thuật – trong đó có văn học, điện ảnh – để miêu tả con sông Đà

- Tác giả miêu tả nhiều góc độ quan sát như một đạo diễn thực thụ: từ trên máy bay để thấy sông Đà như một sợi dây thừng

2. Trong thiên tuỳ bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ được một cách ấn tượng hình ảnh của một con sông Đà hung bạo ?

- Bờ sông dựng vách thành, đúng ngọ mới có ánh nắng. Chỗ vạch đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu, có thể ném nhẹ hòn đá từ bờ này sang bờ kia, hoặc con nai, con hổ có thể nhảy vọt từ bên này sang bên kia một cách dễ dàng

- Cảnh ghềnh đá và sóng: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,… Hung dữ hơn là những thác nước với âm thanh vừa như kẻ điên cuồng lồng lộn dữ dội biết gầm, réo, trách móc, van xin, lại vừa như một đàn trâu mộng đang bị lửa đốt điên cuồng phá phách -> tác giả so sánh với hình ảnh đàn trâu để làm nổi bật sự hùng vĩ của dòng sông

- Những cái hút nước xoay tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu

- Đá dưới lòng sông biết bày binh bố trận, có cửa sinh, cửa tử, có phòng tuyến trước sau

- Biết dụ, biết lừa, hỏi, thách thức,… reo hò vang dậy uy hiếp con người

=> Ngôn ngữ miêu tả đầy tính tạo hình, biện pháp so sánh, nhân hoá độc đáo

3. Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình ?

- Dòng sông như người con gái kiều diễm: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” -> Nghệ thuật liên tưởng độc đáo, nhân hoá con sông như một người con gái

- Nước sông Đà thay đổi theo mùa:

     + Mùa xuân xanh ngọc bích

     + Mùa thu lừ lừ chín đỏ

- Sông Đà gắn bó thân thiết với người như một cố nhân

- Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử

- Hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa

- Dòng sông lặng lờ trôi

=> Sông Đà trở nên trữ tình, một vẻ đẹp huyền ảo thơ mộng

4. Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật sự xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.

- Là một cuộc chiến không cân sức giữa một con người nhỏ bé bình phàm, thứ vũ khí duy nhất chỉ là cái cán cheo trên một con đò đơn độc với một dòng sông hung bạo. Ba lần vượt thác của ông đò thật sự là ba trận chiến gian nan, vất vả, ba lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi các hòn đá ngổ ngược, hồn hào và nham hiểm

- Ông lái đò bằng sự thông minh, tài trí, quả cảm đã chiến thắng dòng sông hung bạo (cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái, vượt qua nhiều vòng vây thạch trận, tránh cửa tử, tìm hướng cửa sinh, túm lấy bờm song, cưỡi lên dòng thác hùm beo,…)

- Ông lái đó đã chiến thắng trong trận chiến cam go ấy bằng sự kiên cường, sung cảm, tài trí, sự khéo léo của một tay lái lão luyện đầy kinh nghiệm nghề nghiệp

5. Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

- Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, .... với đàn trâu da cháy bùng bùng.

- Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền.

- Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc .... nương xuân.

- Bờ sông hoang dại .... cổ tích tuổi xưa.

 

Bài viết gợi ý: