SOẠN BÀI: ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM
1. Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải
của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng
phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả.
- Chia thành 2
phần:
+ Từ đầu đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”:
nói về vẻ đẹp của đất nước, được tác giả đanh giá trên nhiều phương diện văn
hoá, phong tục, truyền thống, lịch sử…
+ Đoạn còn lại: tập trung nổi bật tư tưởng
của nhân dân, đất nước là của nhân dân
2. Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến
“Làm nên Đất Nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận đất nước trên phương diện
nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài
này ?
- Tác giả cảm nhận
đất nước trên nhiều bình diện, trong sự gắn bó với mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Đất nước không chung chung, trừu tượng mà gần gũi, đất nước được cảm nhận từ
chiều rộng không gian, chiều dài thời gian, chiều sâu văn hoá, đất nước có
trong mỗi con người và mỗi cá nhân. Tất cả các bình diện ấy đều có sự gắn bó,
thống nhất với nhau.
- Tác giả đã
tách riêng và khai thác hai nhân tố “Đất” và “Nước” trong mối quan hệ không
gian – thời gian, lịch sử - hiện tại, chiều rộng không gian, chiều dài thời
gian, chiều sâu văn hoá – phong tục, được gợi lên từ huyền thoại Lạc Long Quân
và Âu Cơ, truyền thống Hùng Vương, những câu ca dao quen thuộc. Đất nước là
không gian sinh tồn của con người.
3. Phần sau của đoạn trích (từ “Những người
vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: “Đất Nước của
Nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa
lí, lịch sử, văn hoá,…của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy
nổi bật trong đoạn trích này và nhiều bài thơ chống Mĩ?
- Nhân dân góp
phần cho đất nước. Một cách nhìn mới của Nguyễn Khoa Điềm về danh lam thắng cảnh,
những danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc – Trung – Nam tiêu biểu cho nét đẹp lịch
sử - văn hoá – dân tộc . Nhân dân là những con người làm nên lịch sử: những người
anh hùng thầm lặng, những con người hết sức bình dị.
- Nguyễn Khoa Điềm
đã khẳng định nhân dân là linh hồn của đất nước. Cụm từ đất nước của nhân dân
nhắc lại hai lần xoáy sâu vào tư tưởng đó: vai trò đất nước đối với giới trẻ hiện
nay, tác giả tin tưởng một tương lai tốt đẹp với đất nước sẽ mở ra.
4. Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về
cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (ca dao, tục ngữ, truyền
thuyết, phong tục,…), từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ
thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hoá dân gian ở đoạn trích này gợi
ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
- Đoạn thơ sử dụng
nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết,
phong tục, lối sống, …
- Tác giả sử dụng
sáng tạo các yếu tố dân gian:
+
Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao: "yêu em từ thuở trong nôi"
+
Chủ yếu là sử dụng ý, hình ảnh ca dao, truyền thuyết để tạo lên hình tượng thơ
mới, gần gũi và mới mẻ.