CHUYÊN ĐỀ : TỔNG HỢP KIẾN THỨC GIÀNH TRỌN ĐIỂM PHẦN ĐỌC HIỂU 


A . Những lưu ý khi làm bài đoc hiểu :
1 . Cấu tạo và đặc điểm phần đọc hiểu :
Bài đọc hiểu nằm ở Phần I ( 3 điểm) . Để đạt được số điểm là 3/3 thì mỗi bạn cần trả lời 4 câu hỏi nhỏ . Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung ở 1 số khía cạnh như 
+ Nội dung chính của văn bản ( tư tưởng tác giả gửi gắm tỏng văn bản / thông điệp rút ra từ văn bản ) hoặc ý nghĩa của văn bản 
+Các thông tin quan trọng của văn bản : Nhan đề văn bản ; phong cách ngôn ngữ , phương thức biểu đat của văn bản 
+Những hiểu biết về từ ngữ , cú pháp , chấm câu , cấu trúc , tác dụng.
+Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng . 

-Mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng ở các câu hỏi đọc hiểu trong đề THPT của Bộ GD-ĐT phân bố như sau:
+Câu 1 : (khoảng 0.5 điểm ) : Nhận biết 
+Câu 2 : (khoảng 1 điểm )    : Thông hiểu 
+Câu 3 : (khoảng 1 điểm )    :Thông hiểu (Nguyên nhân 1 quan niệm)
+Câu 4 : (khoảng 0.5 điểm ) : Vận dụng 

2. Để làm tốt cần :
-Nắm được nội dung đọc hiểu và phương pháp làm bài đọc hiểu 
-Thí sinh nên viết trong khoảng 30 phút
-Nên viết khoảng 1 mặt giấy thi
-Trả lời chính xác đúng trọng tâm . Đầy đủ , ngắn gọn , chính xác 

B : NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG KHI LÀM BÀI ĐỌC HIỂU :

2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHỨC NĂNG :

1.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
a. Khái niệm : 
Là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày , thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức , dùng để thông tin , trao đổi ý nghĩ , tình cảm ,.... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
-Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân giữa những người ban , hàng xóm , đồng nghiệp ,.....

Đặc điểm :
+
Tính cá thể : người nói thể hiện cái riêng : lời nói , hành động ....
+Tính cụ thể : liên quan tới hoàn cảnh giao tiếp từ cách nói chọn từ ngữ ,...
+Tính cảm xúc rất đậm

Các dạng :
+Dạng viết : thư , nhật kí ..
+Dạng nói : dạng lời nói tái hiện 
1.2 Phong cách ngôn ngữ khoa học : 
a. Khái niệm :
Là phong cách được dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu , học tập và phổ biến khoa hoc , đặc trưng cho muc đích diễn đạt chuyên môn sâu 

Đặc điểm :
+Tính khái quát 
+Tính triết lí , trìu tượng
+Tính lí trí , logic 
+Tính chính xác , khách quan , phi cá thể 

Các dạng :
Dạng viết 
Dạng nói 
1.3 Phong cách ngôn ngữ báo chí :
a . Khái niệm :
Kiểu diễn đạt này dùng trong các loại thuộc về lĩnh vực truyền thông của xã hôi về tất cả vấn đề thời sự

Các dạng 
+Dạng viết 
+Dạng nói 

Đặc điểm :
+Tính thời sự cập nhật : trong thông tin , ngôn ngữ ...
+Tính ngắn gọn hàm xúc 
+Để thu hút hứng thú người xem người đọc ..
1.4 Phong cashc ngôn ngữ chính luận :
a.Khái niệm :
Dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội , người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến của mình , bộ lộ công khai quan điểm tư tưởng , tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi trong xã hôi

Các dạng 
+Dạng viết 
+Dạng nói 

Đặc điểm :
+Tính công khai về chính kiến , lập trường , quan điểm của người nói 
+Tính chặt chẽ trong lập luận chính xác và có cơ sở : dùng để thuyết phục và ủng hộ quan điểm của mình 
+Tính truyền cảm để có thể thuyết phục , đồng cảm ....
1.5 Phong cách ngôn ngữ hành chính 
a. Khái niệm 
Dùng trong các văn bản thuôc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (giao tiếp giữa nhà nước vơi nhân dân giữa các cơ quan , tổ chức với nhau ...) 

Đặc điểm :
+Tính chính xác : giữa nội dung và hình thức 
+Tính công cụ : mọi diễn đạt đòi hỏi thính khách quan trong mọi lời nói
+Tính khuôn mẫu : thể hiện trong thể thức văn bản 
1.6 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật :
a. Khái niệm :
Dùng chủ yếu trong văn chương , không chỉ có hình chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người , từ ngữ trau chuốt , tinh luyện 

Các dạng :
+Tự sự , thơ , kịch 

Đặc điểm 
+Tính hình tượng : ngôn ngữ có giá trị tái hiện lại hình ảnh con người , núi sông 
+Tính truyền cảm : khả năng khơi gợi cảm xúc suy tư .. Tạo ra bởi sự lựa chọn từ ngữ ngôn từ cách tổ chức văn bản 
+Tính cá thể hóa : thể hiện dâu sấn riêng của tác giả 

2 . PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT :

2.1: Tự sự              : Có cốt chuyện trình bày các sự vật sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả 

2.2: Miêu tả            : Tái hiên tình cảm , thuộc tính sự vật hiện tượng gúp con người cảm nhận và hiểu được 

2.3: Biểu cảm         : Bày tỏ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp về tình cảm, cảm xúc của con người với vấn đề tự nhiên , xã hội ....

2.4: Thuyết minh     : Trình bày thuộc tính , cấu tạo , nguyên nhân-kết quả . Làm sáng rõ đối tượng 

2.5: Nghị luận         : Trình bày ý kiến đánh giá , bàn luận, trình bày tư tưởng chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên , xã hội , qua các luận điểm , luận cứ 

2.6; Hành chính - công cụ : Trình bày theo mẫu chung và chụi trách nhiệm về pháp lí cac ý kiến , nguyện vọng cá nhân , tập thể đối với cơ quan pháp lí


3 . PHƯƠNG PHÁP TRẦN THUẬT :

3.1. Trần thuật ngôi thứ 1 : 
Do nhân vật tự kể chuyện của mình - lời trực  tiếp=> chân thực hơn với ngươi fđọc 

3.2. Trần thuật ngôi thứ 3 
Người kể chuyện dấu mình sau nhân vật -. lời gián tiếp cảm giác về dòng đời tự nhiên trôi chảy mang tới tính khách quan . dây là lời nói nửa trực tiếp => chân thực khách quan

3.3. Trần thuật thông qua nhân vật trung gian (người kể chuyện )
Ngôi thứ 3 do nhà văn tao ra 1 nhân vật trung gian để tái hiện trần thuật lại....

4. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN :

4.1.Giai thích
Là dùng những lí lẽ để giảng khái niệm và vấn đề được đề cập

4.2. Chứng minh 
Là dùng những dẫn chứng chính xác chân thực để làm sáng tỏ luân đề đã cho 

4.3. Bác bỏ 
Là dùng lí lẽ , dẫn chứng phù hợp để phủ định quan điểm ý kiến sai lệch ; khảng định quan điểm đúng 

4.4.Phân tích 
Chia tách đối tượng thành các khía cạnh . Làm rõ đặc điểm nội dung hình thức và các mối quan hệ

4.5.Bình luận 
Đề xuất , thuyết phục mọi ngươi tán thành đồng ý với nhận xét đnahs giá của mình

4.6.So sánh 
Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu đối với đối tượng khác , chỉ ra sự khác biệt tương đồng
                                       

5. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ : 

5.1 ; So sánh 
Là cach công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể hay những cảm xúc thâm kín  trong nhận thức của người nghe người đoc
                                                    
                                     Ví dụ : "Công cha như núi Thái Sơn 
                                          Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
5.2. Ân dụ 
Là cách nói lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa 2 đối tượng
                                   Ví dụ :"Tưởng nước giếng sâu nối sợi dây dài 
                                              Ai ngỡ giếng cạn tiếc hoài sợi dây"

5.3.Nhân hóa 
Là 1 biến thể của ẩn dụ tu từ trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thi những thuôc tính hoạt động của người dùng để biểu thị hoạt động khác dựa trên nét tương đồng về thuộc tính về hoạt động giữa ngươi và đối tượng không phải người
                                   Ví dụ : "Trăng cứ tròn vành vạnh 
                                              kề chi người vô tình 
                                              ánh trăng im phăng phắc 
                                              đủ cho ta giật mình”  

5.4.Vật hóa 
Là cách dùng từ ngữ chỉ thuộc tính hoat động của loài vât đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người . Biên pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và tỏng văn thơ châm biếm
                                                Ví dụ : 'Gái chính chuyên lấy được chín chồng 
                                              Vo viên bỏ lọ gánh chồng đi chơi '
5.5.Hoán dụ 
Là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng 1 đặc điểm hay 1 nét tiêu biểu nào đó của 1 đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan 
                                Ví dụ :" áo chàm đưa buổi phân li 
                                     Cầm tay nhau biêt nói gì hôm nay "

5.6.Điệp ngữ 
Là biện pháp điệp đi điệp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gơi ra những cảm xúc trong lòng người đọc
                               Ví dụ : "Cũng cờ , cũng biển , cũng cân đai"

5.7.Khoa trương
Là phép tu từ dùng sự cường điệu quy mô , tính chất , mức độ... của đối tượng miêu tả với cách biểu hiện hình tượng nhằm mục đích nhấn mạnh vào môt bản chất nào đó 
                             Ví dụ : "Nhác trông thấy bóng anh đây 
                                        áo chín lạng hạt ớt thấy ngọt như đường"

5.8.Nói giảm 
Là cách nói diễn đạt nhằm giảm bớt mức độ hơn nhẹ nhàng hơn mềm mại hơn để thay cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do nguyên nhân của tình cảm đó 
                           Ví dụ : "Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
                                       Chiền trường đi chẳng tiếc đời xanh
                                       áo bào thay chiếu anh về đất "....


5.9.Liệt kê
Kể ra hàng loạt hình ảnh trạng thái của sự vật , sự việc 
                           Ví dụ : "Trời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta"
5.10.Tương phản đối lập
Dùng từ ngữ hình ảnh có tính chất đối lập nhấn mạnh làm nổi bật 1 ý nghĩa nào đó
                            Ví dụ ";Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống"

5.11. Câu hỏi tu từ 
Là những câu hỏi mà ngươi nói đã có lời đáp nhằm tăng tính biểu cảm , cũng là để khẳng  định thái độ cảm xúc tư tưởng nào đó
                           Ví dụ : "Em là ai cô gái hay nàng tiên? ?/ Em có tuổi hay không có tuổi ?"

5.12 . Chêm xen 
Là 1 bộ phận nhằm mục đích làm rõ phần câu ở trước đó hoặc thể hiện thái độ tình cảm về đối tượng được nói tới
                            Ví dụ : "Cô bé nhà bên (có ai ngờ)  - Cũng du kích" 
                    
5.13.Im lặng 
Biểu thị bằng dấu 3 chấm trong câu . Người nói , người viết không ói kết câu cho người nghe , người đọc hiểu tỉ mỉ cảm xúc ý nghĩa mình muốn bộc lộ
                         Ví dụ : "THỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ"......

6 . MỘT SỐ PHÉP LIÊN KẾT:

6.1 Phép lặp
Là cách dùng đi dùng lại 1 kiểu yếu tố ngôn ngữ ở những bộ phận khác nhau của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau , đme lại những nét nghĩa tu từ như nhấn manh gây cảm xúc gây ấn tượng ....
                         Ví dụ  :' Trời xanh đây là của chúng ta 
                                      Núi rừng  đây là của chúng ta' 
                                   
6.2.Phép thế 
Là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có nghĩa tường đương nhằm tạo tính liên kết giữa các văn bản chứa chúng . Dùng phép thế không chỉ có tác dụng trách lặp đi lặp lại mà còn có tác dụng tu từ lựa chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hơp dùng
                      Ví dụ :   ' Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn . Đó là truyền thống quý báu của ta' 

6.3. Phép nối 
Là cách dùng những từ ngữ sẵn mang nghĩa chỉ quan hệ và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu vào mục đích liên kết các phân trong văn bản 
                            Ví dụ : "Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta .  chúng ta phải làm cho tên tưởi và sự nghiệp ".....

6.4. Phép liên tưởng
Là cách sử dụng từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến 1 định  hướng nào đó xuất phát từ những từ ngữ ban đầu nhằm tạo mối liên kết giũa các thành phần chứa chúng
                   Ví dụ :"Năm hôm , mười hôm.... Rồi nửa tháng . lại một tháng" (Nguyễn Công Hoan)

6.5.Phép nghịch đối tương phản 
Sử dụng những từ ngữ rái nghĩa vào những bô phận khác nhau co liên quan đền văn bản có tác dụng liên kết các bộ phân ấy lại vơi nhau 
               Ví dụ : ""Biết rất rõ  về tôi , địch quyết bắt tôi khuất phuc . Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình ( Nguyễn Đức Thuận )'

6.6.Phép tỉnh lược
Là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác 
                Ví dụ : "Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc . Ngày  nào má cũng mua về cho chị

Bài viết gợi ý: