ĐÂY THÔN VĨ DẠ

                                                                                                HÀN MẠC TỬ

                                                                                                                                                                                                                                             Biên soạn : Thanh Khắc

                               Tiu s

   -Hàn Mạc Tử ( 1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí , quê thuộc huyện Phong Lộc tỉnh Quảng Bình

  + Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm , ông sống với mẹ và nỗ lực hết mình trong việc học.

  + Năm 1936 một tai họa đã đến với Hàn Mạc Tử “ căn bệnh phong “ căn bệnh của thế kĩ và lúc bấy giờ chưa có thuốc trị , ông về ở ẩn tại Quy Nhơn và mất không lâu sau đó .

  + Cuộc đời dẫu trãi qua lắm đau thương cùng cực nhưng Hàn Mạc Tử luôn sục sôi sức sáng tạo và tinh thần học hỏi , con đừng thơ văn của ông đã dẫn tới ông là con người tiên phong trong phong trào thơ mới .

  + Sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn với những bút danh như : Minh Tuệ Thị , Phong Trần ,Lệ Thanh .  Ông được giới yêu văn học biết đến qua diện mạo hết sức bí ẩn và những suy tư hết sức phức tạp về tình yêu cũng như con người , đau đớn với cuộc sống trần thế .

“Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa

Lầu ông Hoàng đó thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua

Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng

Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở dưới trời sương

Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người tìm về giữa đêm buồn”

                                                 

             Tác phẩm

     +Thơ điên ( 1938)

     +Gái quê ( 1936)

     +Xuân như khí , thượng thanh khí , chơi giữa mùa trăng.....

            Hoàn cảnh sáng tác

  <>  Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương). Cảm hứng của bài thơ có thể được lấy từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một xóm nhỏ bên dòng sông Hương nơi sứ huế mọng mơ Hàn từng sinh sống .

                            ***  Trả lời câu hỏi sách giáo khoa  ***

Câu 1: phân tích nét đẹp của phong cách và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu.

Trả lời:

-Khổ thơ thứ nhất thể hiện nên thiên nhiên và con người thôn vĩ. Mở đầu đoạn thơ là một câu hỏi “ sao a không về chơi thôn Vĩ”, thể hiện sự dỗi hờn, trách móc nhẹ nhàng khi không đến thăm. Câu thơ gợi sự tò mò dẫn lối cho người đọc ,từ đó mở đường cho những vấn đề phía sau .

-Cái “ nhìn”  đầu tiên của Hàn  cảnh thiên nhiên được miêu tả hết sức chân thực và đẹp đẽ, nắng, hàng cau, mướt,… thể hiện nên một bức tranh thiên nhiên tươi xanh, trong mát ở thôn Vĩ lúc bình minh.

- Hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" ở thôn Vĩ mang một vẻ đẹp lấp lánh, tinh khiết. Được nhìn nắng mới, trên những lá cau non là khoảnh khắc khó quên.

- Con người thôn Vĩ được miêu tả qua câu thơ đầu mang một nét e thẹn, ruột rè với khuôn mặt chữ điền đầy đoan trang và đức hạnh .

- Vườn cây “ xanh như ngọc “ cái xanh mướt như phản phất những giọt sương hay của những chồi non mới chớm nở của buổi bình minh nắng vàng nhè nhẹ .

- Từ cảm thán "mướt quá" bộc lộ trực tiếp sự trầm trồ của thi sĩ. Chứng tỏ Hàn Mặc Tử đang say sưa trong dòng hồi tưởng. Vậy mới biết, xa thôn Vĩ nhưng tình đối với thôn Vĩ vẫn tràn đầy. Đại từ "ai" (vườn ai) phiếm chỉ nhưng vẫn mang ý nghĩa hướng về một "ai" đó xác định trong tâm tưởng của nhà thơ.

        

         

Câu 2: hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì?

Trả lời:

Khổ thơ thứ 2 tả một cảnh đẹp huyền bí, như thực như mơ của cảnh đẹp.

- Gió, mây: “Gió theo lối gió, mây đường mây” thể hiện sự chia lìa, rời xa , gió và mây là hai hiện tượng của tự nhiên tác giả đã ban cho chúng sức sống như muốn gửi gắm tâm trạng vào vạn vật nhờ mang về nơi quê nhà năm xưa

- Sông:” Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” không khí đã thấm buồn them cảnh buồn của sông thêm càng buồn , thủ pháp nhân hóa nhấn mạnh  suy tư đầy trắc trở của  Hàn . Hoa bắp lay: sự lay động khẽ khàng.

- “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Sông trăng, con thuyền: lung linh, kì ảo.

    + Bút pháp tượng trưng thể hiện sự khát khao hạnh phúc.

    + Câu hỏi: thể hiện sự mong ngóng, hi vọng và cả nỗi đau thương, tuyệt vọng.

    +Có chở trăng về kịp tối nay?” : thể hiện cảnh mơ hồ, ảo mộng. Câu hỏi tu từ càng làm tăng thêm nỗi lo âu muộn sầu.

     => Không chỉ cái buồn của cảnh vật mà còn là cái buồn của con người.

Câu 3: ở khổ thơ thứ 3, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hoài nghi trong câu thơ “ ai biết tình ai có đậm đà?”có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

-  Nơi thôn vĩ ngày xưa , sinh ra ra và tạo cảm hứng thiết tha hướng về người nhưng cảm thấy xa vời, khó tiếp cận.  Bản thân tự nhủ có còn dịp để về thăm lại chốn xưa

 - Điệp ngữ "khách đường xa. Đây là không gian tâm trạng. Đối với Hàn Mặc Tử, Huế và Quy Nhơn là hai thế giới cách biệt. Con người này đang héo mòn theo năm tháng cùng với sự cô đơn dằn vặt

 - Các từ: Xa, trắng quá, sương khó, mờ, ảnh ... càng tăng cảm giác khó nắm bắt. Điểm mạnh trong việc sử dụng ngôn từ của hàn là dùng cành để diễn tả nỗi lòng .

- Chút hoài nghi trong câu thơ “ ai biết tình ai có đậm đà?”có biểu hiện niềm không tha thiết với cuộc đời. Vì có một sự hoài nghi đã đi sâu vào tâm trí tác giả, không có một câu trả lời chính xá hay cụ thể nào để tác giả có niềm tin vào cuộc sống này.


                            

Câu 4: có gì đánh chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ?

 -Với những hình ảnh biểu hiện chan chứa nội tâm, bút pháp gợi tả và ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng đã tạo nên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ hiện lên vô cùng đẹp đẽ của một miền quê đất nước, tiếng lòng tha thiết yêu đời yêu cuộc sống của một con người. Gây sự chú ý với người đọc bởi tình cảm chất chứa trong hình ảnh và thiên nhiên ẩn chứa trong con người .

- Tứ thơ mạch lạc chất chứa cảm xúc, ý lớn bao quát bài thơ, là điểm tựa cho sự vận động cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng toàn bài thơ. Cái nhìn đi từ cao đến thấp từ xa về gần từ những nàng xa xưa đến những nơi hiện tại, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.

- Bút pháp của nhà thơ sử dụng trong bài thơ này kết hợp hài hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm chất trữ tình.

Học sinh tự luyện tập

*Câu 1 : cho biết đoạn trích thuộc thể thơ nào .

*Câu 2 : Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong đoạn cuối từ đó nêu hiệu quả.

*Câu 3 : Giải thích ý nghĩa câu “ sương khói mờ nhân ảnh “ từ đó cho đánh giá về cái nhìn của nhà thơ lúc này .

       *Câu 4: viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp buổi bình minh qua đoạn thơ đầu

                                                                         

Bài viết gợi ý: