CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

~ Nguyễn Minh Châu ~

 

A: Phân Tích:

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả Nguyễn Minh Châu
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1950, ông tham gia nhập bộ đội. Năm 1952 - 1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.

- Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học hiện nay” (Nguyên Ngọc) .

- Tác phẩm chính: “Cửa sông” (tiểu thuyết - 1967), “Những vùng trời khác nhau” (truyện ngắn - 1970), “Dấu chân người lính”(tiểu thuyết - 1977) ...

- Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm:

a. Xuất sứ:

Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác vào tháng 8/1983, truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987) kể lại chuyến đi thực tế của một nhà nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm của ông về cuộc đời.

- In đậm chất tự sự và triết lí, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.

b. Bố cục: Chia làm 3 đoạn:

- Từ đầu -> Chiếc thuyền lưới vó đã  biến mất: hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh

- Tiếp theo -> Chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá: câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện.

- Còn lại: Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.

c. Tóm tắt :

Phùng là một nghệ sĩ, anh đến ven biển miền Trung - nơi anh đã từng chiến đấu để chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày anh đã chụp được một “ cảnh đắt trời cho”: cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức ngạc nhiên: Từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con trai xông vào đánh lại bố. Đẩu, bạn chiến đấu của Phùng, nay là Chánh án tòa án huyện và Phùng khuyên người đàn bà bỏ người chồng vũ phu độc ác đó. Nhưng bất ngờ, người phụ nữ đã từ chối lời khuyên cùng giải pháp của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Nhận thức mới bừng sáng trong Đẩu và Phùng sau câu chuyện. Cách nhìn bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” của Phùng sau chuyến công tác.

II. Phân tích:

1. Đọc hiểu văn bản:

a. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng:

1.1 Vẻ đẹp của vùng biển lúc sớm bình minh:

- Để có tấm lịch thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh.

- Phùng dự tính bố cục, đã phục kích mấy buổi sáng để chụp được 1 cảnh thực ưng ý.

- Sau gần một tuần kiên nhẫn phục kích chờ đợi anh cũng đã phát hiện một vẻ đẹp trên mặt biển trong một sớm mờ sương như “ một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”

 + “ Mũi thuyền in một nét nhòe nhòe…..do ánh mặt biển chiếu vào”

+ “ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con….hướng mặt vào bờ.”
 + “ toàn bộ khung cảnh và đường nét….đẹp” “ Một vẻ đẹp đơn giản…toàn bích”

=> Một cảnh đắt trời cho mà cả đời cầm máy của nghệ sĩ Phùng chưa được thấy bao giờ.

- Tâm trạng bối rối trước cái đẹp, tim như có thứ gì thắt vào, ông như khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tâm hồn.

- Nhận ra cái đẹp chính là đạo đức: Là một nghệ sĩ chân chính với cái nhìn nhận sắc sảo, những rung động trước cái đẹp, cái đẹp để thanh lọc tâm hồn.

1.2. Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng: Cái nghịch lí đầy trớ truê của cuộc sống đằng sau vẻ đẹp của chiếc thuyền.

- Phùng nhận biết được những tín hiệu của con thuyền khi nó còn ở xa: Nhìn thấy người đàn ông và người đàn bà cùng với tiếng quát “ cứ ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết cả mày bây giờ”

- Người đàn bà: Trạc ngoài 40, thân hình to lớn, thô kệch…. -> Xấu xí, vì dường như đã có một cuộc đời vất vả, lam lũ…

- Người đàn ông: Lưng rộng và cong như lưng thuyền, tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng….=> Vạm vỡ, hoang dã, hiểm độc.

- Cảnh bảo hành:

+ Người đàn ông: Hùng hổ, mặt đỏ gay, rút chiếc thắt lưng…quật tới tấp xuống lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, nghiến răng ken két, vừa nguyền rủa…. => Hành động tàn bạo, dã man….

+ Người đàn bà: Không kêu, không chống trả, không tìm cách chạy trốn… => Nhẫn nhụn cam chịu một cách tuyết đối.

+ Sự xuất hiện của Thằng Phác: Giằng chiếc thắc lưng trên tay cha nó, dướn thẳng người vung chiếc khảo sắt quật vào giữa ngực của cha nó. => Phản ứng dữ dội thể hiện sự căm ghét

Còn đối với mẹ nó “ Lặng lẽ đưa tay lau….rỗ chằng chịt” => Tình yêu thương xót xa dành cho mẹ.

- Phản ứng của Nghệ sĩ Phùng:

+ Ngạc nhiên há mồm ra nhìn

+ Vứt chiếc máy ảnh chạy nhào tới để can ngăn
+ Ngạc nhiên đến mực tưởng tất cả vừa xảy ra là 1 chuyện cổ tích đầy quái đản.

=>Một người lính, người nghệ sĩ có tinh thần chính nghĩa.

- Phát hiện và nhận định mới:

+ Cuộc sống còn có quá nhiều nỗi đau, bất hạnh.
+ Mối qh giữa nghjeej thuật và cuộc sống còn cách xa nhau, nghệ thuật chưa phản ánh đúng bản chất của cuộc sống.
=> Phải đưa ra cái nhìn đa chiều và đa diện.

b. Câu chuyện của người đàn bà ở toàn án huyện

- Lúc đầu: Sợ sệt, thái độ lúng túng “ bà tìm một góc để ngồi……cố thu người lại”

- Chắp tay vái lia lịa “ con lạy quý toàn….”  xin toàn cho được sống với lão đàn ông vũ phu bằng mọi giá => Người đàn bà lạc hậu, u mệ

- Lúc sau thay đổi cách xưng hô “ chị cảm ơn các chú…..là người làm ăn”, thái độ trở nên sắc sảo hơn => Hiểu lẽ đời, thấm khổ của cuộc sống,….

- Cuộc đời:
+ Khi còn nhỏ bị dịch đậu mùa nên đã trở nên xấu xí, rỗ mặt.

+ Lớn lên không ai để ý, nhỡ ngàn có mang trước, rồi mới lập gia đình với người con tria hàng chài

+ Khi lập gia đình: Đông con, nghèo khổ, thuyền chật, không thể bỏ nghề….

=> Cuộc đời là một chuỗi dài dằng dặc đau khổ, bất hạnh và bế tắc.

- Suy nghĩ:
+ Về người chồng: Trước là người đàn ông cục tính, hiền lành, không bao giờ đanh vợ nhưng cuộc sống chật vật, túng quẫn đã thay đổi con người ấy. => Tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy lòng trắc ẩn.

+ Về phần con: Thương thằng Phác nhất. Bà hạnh phúc nhất khi thấy đàn con được ăn no. => Người mẹ giàu tình yêu thương đối với con cái của mình

+ Về bản thân bà: Sinh con ra, nuôi con khôn lớn phải gánh lấy cái khổ, không thể sống cho bản thân mình….=> Người phụ nữ giàu đức hi sinh.

+ Về cuộc sống: Trân quý những giây phút hạnh phúc bên gia đinh “ Cả gia đình được ăn no…” => Biết chắt chiu niềm hạnh phúc nhỏ nhoi để cho cuộc sống có ý nghĩa.

- Nghệ sĩ Phùng:

+ Khi nghe người đàn bà xin được ở với lão chồng Phùng cảm thấy bức rối, ngột ngạt, quá phẫn nỗ, uất nghẹn…
+ Không hiểu nổi người đàn bà ấy….
- Phần chánh án Đẩu:
- Ban đầu  là lời mời thể hiện sự quan tâm ân cần, chu đáo.

- Khuyên nhủ chân thành để hiện sự cảm thông thương xót.

- Có lúc tức giận “ Tùy bà”

- Khi hiểu được suy nghĩ của người đàn bà, Chánh án Đẩu mới vỡ lẽ ra nhiều điều mới mẻ vỡ ra.

=> Cái nhìn đa chiều, sâu sắc, không nên nhìn bằng con mắt mà phải nhìn bằng cả khối óc và con tim để phát hiện ra những góc khuất của cuộc sống cũng như con người.

=> Nhìn nhận và đánh giá sự việc dựa trên hiện thực và tôn trọng hiện thực, giải quyết vấn đề tận gốc rễ nơi vấn đề phát sinh.

c. Bức tranh nghệ thuật:

- Màu đen trắng, chụp cảnh bình minh trên biển

- CÓ giá trị và được nhiều người yêu thích

- Cái nhìn của nghệ sĩ Phùng: Mỗi lần ngắn kỹ thấy màu hồng hồng…. hòa vào đám đông

=> Vẻ đẹp đích thực không phụ thuộc vào màu sắc bên ngoài. Nghệ thuật và cuộc sống đã tìm ra điểm chung gần gũi. Niềm hy vọng, tin tưởng vào sự thay đổi trong cuộc sống của người đàn bà.

B. Bài tập:

Câu 1: Anh/chị hãy phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của tác giả Nguyễn Minh Châu?

– Nhà văn xót xa trước cảnh nghèo khổ, đông con của những gia đình hàng chài: “nhà nào cũng trên dưới chục đứa” phải sống chen chúc nhau trong những chiếc thuyền lưới vó chật hẹp.

 

+ Vào những vụ bắc, biển động hàng tháng, thuyền không ra biển được “cả nhà vợ chồng con cái phải ăn toàn cây xương rồng luộc chấm muối”.

– Nguyễn Minh Châu  bày tỏ sự thông cảm đối với cuộc sống của con người nơi vùng biển vắng.

+ Nếu không cảm thông và xót xa cho cuộc đời bất hạnh của chị, tác giả không chú ý kĩ từng nét ngoại hình lam lũ đáng thương ở người đàn bà hàng chài

+ “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc thếch và rách rưới”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, “tay buông thõng xuống”…., ra vẻ người nhẫn nhục, cam chịu.

– Hơn thế nữa, nhà văn còn muốn bênh vực cho chị, không muốn chị bị chồng đánh đập tàn nhẫn.

+ Vì vậy, trong tác phẩm, hai lần tác giả đã để cho Phùng xông ra bênh vực cho chị đến nỗi anh phải bị thương.

+ Nghệ sĩ Phùng cũng chính là hóa thân của nhà văn trong tác phẩm, là nhân vật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm nhiều suy nghĩ và hành động của mình.

– Nhà văn cũng cảm thông với tình cảnh của người chồng vũ phu:

+ Cũng chính vì cuộc sống quá nghèo khổ lại phải lao động vất vả để nuôi cả một gia đình đông con nên “anh con trai cục tính những hiền lành”, không bao giờ biết đánh vợ xưa kia, giờ đã trở thành một người chồng vũ phu thường xuyên đánh vợ tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

+ Có thể nói người đàn ông hàng chài thô bạo ấy là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo, lam lũ. Lão lầm lì đánh vợ như một thói quen để giải tỏa tâm lí và nỗi khổ triền miên của đời mình.

– Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phê phán mạnh mẽ hành động vũ phu của người chồng.

+ Ông muốn giúp người đọc thấy rõ tình trạng bạo lực trong gia đình như một mảng tối còn tồn tại trong xã hội ta những năm tám mươi của thế kỉ hai mươi.

+ Thông qua hình ảnh người chồng thường xuyên đánh vợ tàn nhẫn, tác giả đã báo động với mọi người về một hiện tượng nhức nhối của xã hội.

+ Đâu đó trong cuộc sống chung quanh ta vẫn còn sự lộng hành của cái xấu, cái ác.

 

+ Gióng lên một hồi chuông báo động về cái ác, Nguyễn Minh Châu muốn đấu tranh cho cái thiện được tồn tại. Đó chính là một trong những biểu hiện về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

=>  Dẫu viết về bạo lực gia đình, nhưng Nguyễn Minh Châu đã báo động những vấn đề xã hội nhức nhối. Gióng lên một tiếng chuông báo hiệu điều ác, Nguyễn Minh Châu đã đấu tranh cho cái thiện. Tư tưởng nhân đạo của truyện chính là ở điểm ấy.

Câu 2: Anh/chị hãy có suy nghĩ gì về nhân vật Người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của tác giả Nguyễn Minh Châu?

– Không tên tuổi cụ thể, gọi phiếm định “người đàn bà hàng chài”, “mụ”.

– Chỉ là một người vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này.

=> Đại diện cho tầng lớp phụ nữ lao động trong thời kỳ đương đại.

-Vóc dáng ngoại hình:

+ Thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”- đó là hình anh một con người lam lũ, mất hết sinh lực, niềm vui, sức sống.

+ Nghèo khổ, nhọc nhằn (lưng áo bạc phếch)

– Mặc cảm, tự ti ( dáng vẻ lúng túng)

=> Nguyễn Minh Châu khắc họa một người phụ nữa khốn khổ đầy xót thương ngay khi miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của nhân vật.

- Số phận đau khổ, bất hạnh:

+ Một người đàn bà bất hạnh, nhẫn nhục chịu đựng “ Không trốn chạy, không khóc,….”

+ Người đàn bà chịu những nỗi đau khổ chồng chất: mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới, chịu đựng những trận đòn của chồng, nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.

=> Người mẹ nhẫn nhịn chịu tuổi nhục chỉ muốn lo cho gia đình mình, người phụ nữa giàu đức hi sinh.

+ Chị không trách chồng mà kéo tội lỗi về phía mình (vẻ đẹp nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam)

+  Chị chấp nhận những trận đòn như một cách giải tỏa những bức bách, u uất trong lòng người chồng -> hi sinh cao cả, chị hiểu chồng mình

+ Chị thấy trong chuyện này mình là người có lỗi.

+ “Người đàn bà hàng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình”

-> Người mẹ này vừa thương con vô cùng, khi vô tình để thằng bé Phác nhìn thấy cảnh trái ngang -> vừa đau đớn, vừa xấu hổ

+ Van nài đứa con, ôm chầm lấy nó -> sợ nó hành động dại dột với bố nó.

+ Khi nhắc đến cảnh hòa thuận trên thuyền, chị hạnh phúc khi “ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn ngon”, “khuôn mặt xám xịt của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười”

 

 

Bottom of Form

 

Bài viết gợi ý: