CHUYÊN ĐỀ : PHƯƠNG PHÁP LÀM DẠNG BÀI PHÂN TÍCH / CẢM NHẬN VH
A : CÁC DẠNG BÀI THUỘC KIỂU CẢM NHẬN VĂN HỌC :
a. Đối tượng nghị luận rất đa dạng có thể là : 1 bài 1 đoạn hay chỉ là 1 hình tượng hay diễn biến tâm trạng thơ .. Có thể đề bài cho phân tích toàn diện hay đôi khi chỉ trên phương diên nào đó . Ví dụ như trong bài Tây Tiến của Quang Dũng đề thi có thể yêu cầu : Phân tích vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của ngươi chiến sĩ . Chính vì vậy khi gặp mọi dạng bài các em cần đọc kĩ nội dung câu hỏi và những yêu cầu cụ thể được đưa ra để triển khai 1 cách chính xác đầy đủ không nên quá dài dòng ôm đồm ...
b. Những dạng đề bài thường gặp chứa những nội dung như ssau :
+ Gioi thiệu khái quát bài thơ đoạn thơ
+Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
+Đánh giá chung về bài thơ , đoạn thơ
(Để làm tốt phần này cần nắm chắc những kiến thức cơ bản trong văn bản như : Tác giả , tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của đoạn trích . Cần nắm vững về thể loại đặc trưng của nó và những đặc trưng của từ ngữ , hình ảnh , nhip điệu và cấu tứ của bài thơ đoạn thơ . Dựa trên nhiều phương diện để đánh giá và cảm nhận sâu sắc hơn và đi theo 1 hướng phân tích mà mình hứng thú giàu cảm xúc . Cần nếu những hình ảnh nổi bật giàu sắc thái cảm xúc , những từ ngữ đặc sắc và chủ chốt nêu bật được yêu cầu đề bài giao )
2. Phân tích / cảm nhận văn xuôi ;
Những đối tượng của dạng bài nghị luận / cảm nhận văn xuôi này có thể là :
-Gía trị nội dung và nghệ thuật của 1 tác phẩm ,mot đoạn trích văn xuôi . ở dạng đề này cần nắm chắc những yếu tố sau để triển khai;
+Nhan đề
+Cốt truyên(tình huống truyện)
+Nhân vật
+Các hình ảnh chi tiết điển hình
+Đặc sắc về ngôn từ
=> Từ đó chúng ta có thể triển khai 1 cách logic đầy đủ và chính xác làm rõ giá trị của tác phẩm
-Một số phương diện , thậm chí là 1 khía canh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm phân tích ý nghĩ của hình tương đó cũng giúp nổi bật nên giá trị nội dung của tác phẩm
Ví dụ ; Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyên ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành
-Hay so sánh 1 hình tương một phương diện nào đó của 1 số tác phẩm , đoạn trích
Ví dụ : Em hãy phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút "Người lái đò sông Đà " của Nguyên Tuân với hình tượng dòng sông Hương thơ mộng trữ tình trong bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông " của HPNT
Với tất cả các dạng đề như trên thí sinh bắt buộc phải năm vững về tác phẩm và nắm chắc phương pháp phân tích để làm sáng tỏ nhũng nét tương đồng cũng như những nét khác biệt để làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm và tư tưởng gửi gắm của mỗi tác giả trong 2 tác phẩm được so sánh .
3. Phân tích / cảm nhận Kịch:
- Đối với kịch có thể đó là 1 lớp kịch . Với dạng đề này thí sinh cần năm chắc
+Tác giả , tác phẩm , hoàn cảnh ra đời , vị trí của đoạn trích và bám sát vào thể loại kich mà cảm nhận phân tích
Với những cuộc đối thoại trong các lớp kịch chúng ta cần chú ý đến cách sử dụng ngôn từ từ đó giúp ta hiểu và cảm nhận được thái độ cảm xuasc tính cách của nhân vật . Qua đó cũng hiểu được tư tưởng tác giả muốn gửi gắm và truyền tải dành cho người đọc
*********************************************************
B: NHỮNG KĨ NĂNG ĐẦY ĐỦ CẦN NẮM CHẮC ĐỂ ĐẠT ĐIỂM TỐI ĐA KHI LÀM DẠNG BÀI PHÂN TÍCH / CẢM NHẬN VĂN HỌC:
1. Nắm chắc toàn bộ mọi kiến thức về các tác phẩm thơ , truyện , kí và kịch trong chương trình hoc lớp 10 - 11 - và 12
2. Các thao tác lâp luận :
+Giai thích
+Phân tích
+Chứng minh
+Bình luận
+So sánh
+Bác bỏ
3. Những kĩ năng cần thiết ;
-Đoc kĩ câu hỏi
-Phân tích đề và xasc đinh được yêu cầu đề bài , gạch chân vào những từ khóa trong đề bài và phân tích sâu chuỗi những từ đo
+Mở bài : các em có thể theo cách : trực tiếp hoặc gián tiếp : Nhưng vẫn đảm bảo nêu được đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài
+Thân bài
-Cần có câu chuyển ý giúp câu văn của em trở nên mềm mại và theo mạch văn linh động
-Để làm tốt phần này cần năm chắc nội dung của tác phẩm yêu cầu
-Nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
+Kết bài
-Cần khái quát lại được nội dung chính đề bài yêu cầu cho tác phẩm
=> Sử dụng từ ngữ trau chuốt , và xác định đúng yêu cầu đề bài tránh dài dòng , lan man .
4 . Những lưu ý khi làm bài phân tích / cảm nhận văn học ;
Với kì thi THPTQG môn Văn thí sinh làm trong vong 120 phút để hoàn thành phần I ( ĐỌC HIỂU) - và NLVH . Vì vậy thời gian hợp lí để làm phần này là 60 phút
- Về dung lượng , có thể thoải mái viết càng nhiều càng tốt nhưng vẫn cần đảm bảo đúng yêu cầu đầy đủ nội dung tránh lạc đề
-Không được gạch đầu dòng
-Nên chia thành nhiều đoạn trong phần bài này
*******************************************************
C: CÁCH LÀM BÀI VÀ CẤU TRÚC BÀI VIẾT
Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết
******** Dàn ý áp dụng cho hầu hết các dạng bài phân tích / cảm nhận Văn hoc *********
Mở Bài :
-Dẫn dắt : Dùng hình thức trích dẫn hoặc dẫn đắt
-Gioi thiệu đối tượng cần phân tích /cảm nhận
+Nếu là thơ , hinh tượng , nhân vât ,hay 1 khía cạnh thì chỉ cần nêu tên
+Nếu là 1 đoạn thơ :thì trích lại dọng đầu và dòng cuối
+Nếu là 1 đoạn văn xuôi :thì trích lại vài chữ () mở đầu và kết thúc
Thân Bài :
1 . Nêu vài nét về tác giả tác phẩm (0.5 )
-Gioi thiệu ngắn gọn những nét nổi bật trong sáng tác của tác giả
-Gioi thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời
2. Phân tích / cảm nhận đối tượng mà đề yêu cầu (4 điểm / khoảng 2-3 mặt giấy )
-Bám sát đối tượng cần phân tích / cảm nhận từ văn bản , tránh lôi suy diễn
-Phải từ nghê thuật chỉ ra nội dung : Chú ý thủ pháp được sử dụng
-Bám sát thể loại đặc trưng của đối tượng
+Nếu là thơ: Cần bám sát lời thơ , chú ý đến câu chữ , hình ảnh đặc sắc có ý nghĩa lớn nhất là biện pháp tu từ và gipng điệu thơ cách ngắt nhịp cũng nói lên sức hút của câu thơ
Ví dụ : Ngàn thuosc lên cao , ngàn thước xuống
Câu thơ ngắt nhịp 4/3 với 2 về đối ngược nhau câu thơ như bị bẻ làm đôi , và cũng đem đến cho ta tưởng tưởng nhà thơ xây dựng lên hình ảnh thơ giống như tạo ra 1 trò chơi bập bênh giữa 2 bên của ngọn núi........
+Nếu là truyên ; Cần nắm chắc và chú ý đến chi tiết nghệ thuật đặc sắc các hành động lí lẽ và suy nghĩ của nhân vật cũng như thái độc của nhà văn hoặc người kể chuyện đối vơi nhân vật. Từ đó khai thác hiệu quả đoạn trích và nêu bật được giá tri nội dung .
+Nếu là kí : Bám sát lời văn , chú ý đến từng câu chữ , hình ảnh đặc sắc từ đo giúp chúng ta hiểu được nội dung đoạn kí , và quan trọng hơn đó là cần chú ý khai thác biện pháp tu từ và giọng điệu lời văn cách sử dụng từ ngữ
+Nếu là kịch : Cần chú ý đến lời thoai của nhân vật , cử chỉ và những hành động kịch , xung đôt kịch . Từ dod giúp ta khai thác được tính cách và diễn biến tâm trạng nhân vật và hiểu được thái độ tư tưởng gửi gắm của tác giả đến người đọc
3. Nhân xét , đánh giá khái quat (0.5 điểm / khoảng 15 dòng )
-Nhận xét giá trị nghệ thuât được thể hiện , từ đó chỉ ra tài năng nghệ thuât của tác giả .
-Nêu giá trị nội dung của đối tượng , từ đó chỉ ra tư tưởng của tác giả ,
KẾT BÀI ;
-Khái quát ngắn gọn nhữngnét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của đối tượng
-Phát triển , liên tưởng mở rông và nâng cao vấn đề
Bước 3 ; Viet bài văn theo dàn ý đã lập
Bước 4 : Đọc và kiểm tra lại , sửa lỗi và hoàn thiện bài viêt
Chú ý
*Tránh sai lỗi chính tả , sử dụng sai từ ngữ, cú pháp
*Đảm bảo sự mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn