CHUYÊN ĐỀ : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX 
                            *           *             *  
Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra trên đất nước ta môt thời kì lịch sử mới ; thời kì độc lập tự do , tiến lên chủ nghĩa xã hôi,
 
Cùng với sự kiện lịch sử ấy , một nền VH mới đã ra đời 

 
          A : VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975

Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển trong 1 hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ; cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm ; điều kiện giao lưu văn hóa với các nước ngoiaf không tránh khỏi hạn chế ; sự tiếp xác với nền văn hóa thế giới chủ yêu thông qua vùng ảnh hưởng của hệ thống các nước XHCN , trước hết à Liên Xô , Trung Quốc .

Trong hoàn cảnh ấy  , nền văn học mới có những đặc điểm và thành tưu riêng nhưng vẫn tiếp nối và phát triển truyền thống lớn của văn học dân tộc trước Cách mạng tháng Tám 1945

I : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN :

1 . Nền văn học phuc vụ cách mạng , cổ vũ chiến đấu 

Đáp ứng yêu cầu lịch sử của đất nước , văn nghệ thực hiện nhiệm vu hàng đầu là phục vụ cách mạng , cổ vũ chiến đấu . Văn hoc trước hết phải là môt thứ vũ khí .

Văn học phục vụ ách mạng nên quá trình vận động , phát triển hoàn toàn ăn nhịp với từng bước đi của cách mạng  l ca ngợi cách mạng và cuộc sống mới (1945-1946) ; cổ vũ kháng chiến theo sát chiến dịch , biểu dương các chiến công , phục vụ cải cách ruộng đất ( 1946- 1954) ; ngợi ca thành tựu khôi phục kinh tế , xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc ; cổ vũ phong trào chống đế quốc Mĩ , giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước ( 1965-1975 )

Phản ánh và phục vụ cuộc kháng chiến toàn dân 

Tất cả đều được quan sát và thể hiện chủ yếu ở tư cách công dân , ở phẩm chất chính trị , tinh thần cách mạng . Lí tưởng độc lập tự do , tinh thần chiến đấu chống xâm lược , thái độ đối với CNXH ,....

Những tình cảm được thể hiện xúc động trong văn học giai đoạn này là tình cảm trong quan heeh cộng đồng ; tình đồng bào ; tình đồng chí , đồng đội , quân dân , giai cấp , tình cảm đối vơi Tổ quốc ,...

2. Nền văn học hướng về đại chúng :

Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của văn học , đồng thời cũng là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học 

Tư tưởng này được thể hiện qua 2 laoij chủ đề cơ bản 
  
+ Đem lại 1 cách hiểu mới đối với quần chúng lao động về phẩm chất tinh thần và sức mạnh của họ trong cuộc kháng chiến , phê phán tư tưởng coi thường quần chúng 

+Ca ngợi quần chúng bằng cách xây dựng hình tượng đám đông sôi động , khí thế và sức mạnh đoàn kết dân tộc ,..

3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thu và cảm hứng lãng mạn 

Khuynh hướng sử thi lãng mạn gắn liền với cảm hứng lãng mạn . Dường như con người trong giai đoạn nầy tuy đứng giữa đầy gian khổ , mất mát , đau thương nhưng tâm hồn vẫn luôn chứa đầy lí tưởng , ánh sáng về tương lai :

                                       Ví dụ :"Xe dọc Trường Sơn , đi cứu nước              
                                                  Mà lòng phơi phới dậy tương lai !"
 
Trong chiến đấu nghĩ đến ngày chiến thắng ; trong khó khăn thiếu thốn nghĩ đến tương lai độc lập tự do .Những điều đó khiến tinh thần trở nên lạc quan  hơn : 

                                   Ví dụ : Xuân ơi xuân , em đến mới dăm năm 
                                              Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội 
                                                                                        ( Bài ca màu xuân 1961 - Tố Hữu )

                               Hay :      Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh 
                                              Có lẽ lòng tôi cũng hóa thành ngói mới 
                                                                                              (Xuân Diệu - Ngói mới )
Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà cả tỏng văn xuôi . Từ tiểu thuyết , truyện ngắn đến bút kí , tùy bút và kịch bản sân khấu cũng đều giàu chất thơ 

Những đặc điểm trên , nhìn tổng thể đã tạo nên những nét cơ bản nhất của diện mạo VHVN giai đoạn 1945-1975

II : NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ 1 SỐ HẠN CHẾT CỦA VHVN GIAI ĐOAN 1945-1975

1. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lich sử :

Văn học Việt Nam giai đoạn 1045-1975 phát triển trong hoàn cảnh cuôc sống chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt . Đây lag những năm tháng mà người dân đã tự nguyện thực hiện chiến thuật " vườn không nhà trống " ; phá nhà , đốt nhà để tản cư , tránh giặc  .Suốt 30 năm ấy , toàn bộ nền văn nghệ VN luôn luôn phải là tiếng kèn xung trận . Văn học giai đoạn này giúp cổ vũ tinh thần kháng chiến ra trận của nhân dân 

2. Những đóng góp về tư tưởng 

Văn học giai đoạn 1954-1975 đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tôc 

a. TRuyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hừng :

Dân tộc vừa giành được độc lập tự do sau hơn 80 năm làm nô lê nên yếu nước thường gắn với niềm tự hào đan tộc  .Đất nước được nhân dân xây dựng và bảo vê bằng mồ hôi , nướ mắt và máu của mình qua trường kì lịch sử 

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp , Hồ Chí Minh đã dành nhiều vần thơ đpẹ nhất cho quê hương Việt Bắc là những cảnh trăng rừng . Su cash mạng tháng Tám 1945-1975 Tố Hữu ,Xuân Diệu , Huy Cận ,...cũng đã có những vần thơ đóng hóp vào kho tàng văn học Việt Nam và sẽ còn đong lại mãi đến những thời kì sau ,...

Khi đât nước bị xâm lược , yêu nước tất phải hành động , phải chuyển thành chủ nghĩa anh hừng . Cuộc chiến tranh nhân dân được phát huy lên cao độ . Cho nên người đàn bà cũng hết sức đấu tranh , cũng cầm súng tham gia chiến đấu ,...

b. Hạn chế :

Ngoài ra đối với nền VHVN vẫn còn 1 số hạn chế như sau :
+ Nhiều tác phẩm thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản , phiến diện , công thức . NHươc điểm này khó tránh khỏi đối với 1 nền văn học phục vu kháng chiến 
+Yêu cầu về phẩm chất nghê thuật của nhiều tác phảm bị ha thấp 

Những hạn chế trên do hoàn cảnh chiến tranh cũng có , do quan niệm gairn đơn , sơ lược về văn học phản ánh hiện thực , do nhấn mạnh một chiều chức năng tuyê truyền giáo dục cũng có 
 
                      ****************************
      B : VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX 

Với chiến thắng vĩ đại của mùa xuân năm 1075 , dân tộc ta đã giành lại được nền độc lập tự do trên toàn cõi Tổ quốc . Cgiến tranh kết thúc , đất nước trở lại cuộc sống bình thường . Lịch sử văn học bước sang 1 giai đoạn mới 

I :  NHỮNG CHUYỂN BIẾN ĐẦU TIÊN  CỦA NỀN VĂN HỌC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI :

Từ năm 1945- 1975 đất nước phải sống trong những điều kiện khong bình thường . Moị hoạt động của cộng đồng từ kinh tế , chính trị , xã hội , văn hóa ,... đều phải tập trung phụ vụ cho cuỗ kháng chiến đấu tranh bảo vệ dân tộc . 

Quan điểm nghệ thuật có những thay đổi : Văn học là nhu cầu thiết yếu của con người . Tiêu chí văn háo và bản sắc dân tộc được đề cao làm nền tảng cho việc mở rộng đề tài sáng tác và đánh giá thành tựu văn học của giai đoạn trước 
Mai 
Với công cuộc đổi mới xã hội , bước chuyển sang nền kinh tế thị trường , mở rộng giao lưu quốc tế , văn học có cơ hội tiếp xúc rộng rãi với thế giới 

Chuyện tiêu cưc , chuyên cái xấu , cái ác viết mãi một chiều đến 1 lúc nào đấy cũng trở thành nhàm chán và bão hòa. Công chúng như bản thân người cầm bút muốn cuôc đổi mới văn hoc phải đi vào chiều sâu , nghĩa là phải đổi mới từ tư tưởng thẩm mĩ đến hệ thống thể loại , thi pháp và phong cách nghệ thuật 

II: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ 1 SỐ HẠN CHẾ CỦA VHVN GIAI ĐOAN TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX :

1 . Đổi mới về ý thức nghệ thuật ;

Sau đại hôi Đảng lần thứ VI , hầy hết người viết văn làm thơ ,.. đều chung ý nghĩ :'" không thể viết như cũ nữa " . Ý nghĩ ấy càng chứng tỏ sự dứt khoát hơn ở lớp nhà văn xuôi hiện từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI nhue Nguyễn Huy Thiệp , Trần Thùy Mai ,.... ; nhà văn phải có những tìm tòi mởi mẻ tring nghệ thuật .

Mỗi người đều muốn là một tiếng nói riêng , đều muốn tạo cho mình 1 bút pháp , phong cách riêng 

2. Những thành tựu ở các thể loại ;

+Văn xuôi :                            Nguyễn Minh Châu ( bến quê , cỏ lau ,.... ) Nguyễn Khải ( Chút phận của đời , Hà Nội trong mắt tôi ,...) , Ma Văn Kháng (Đám cưới không có giấy giá thú ,....) 

+Về thơ :                               Thanh Thảo ( Những ngọn sóng mặt trời , Những người đi tới biển ,...) 

+Về nghệ thuật sân khấu :  +Hoài Giao , Đào Hồng Cẩm , Tất Đạt ,.....
                                              + Lưu Quang Vũ : Hồn Trương Ba da hàng thịt , Tôi và chúng ta ,.....

+Về lí luận văn học , phê binh văn học những biểu hiện đổi mới đến chậm hơn . Khoảng cuối những năm tám mưới đầu những năm chín mưới của thế kỉ XX có nhiều cuôc tranh luận khá sôi nổi xung quanh vấn đề quan hệ giữa văn học với chính trị van học với hiện thực , về chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn 1930-1945 

Sau những năm 1975 trong hoàn cảnh hòa bình thống nhất của đất nước nghiên cứu văn học có điều kiện phát triển mạnh mẽ vơi nhiều sự ra đời nhiều công trình sưu tập khảo cứu dày dặn có giá trị lịch sử văn học cho dân tộc 

3 . Những đổi mới về nội dung và nghệ thuât :

a. Trước hết là những chuyển biến trong quan niệm về con người :

Trước năm 1975 đối tượng văn học chủ yếu là con người lịch sử , là nhân vật sử thi .
Sau 1975 con người còn đươc nhìn ở phương diên cá nhân và trong quan hệ đời thường ,..

                 Ví dụ : Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn , Thời xa vắng của Lê Lựu ,....

Trướ những nam 1975 con người được nhấn mạnh ở tính giai cấp ; sau năm 1975 còn được thể hiện qua cách nhìn nhận nhân đạo 

                Ví dụ : "Cha và con và ... " của Nguyễn Khải , "Nỗi buồn chiến tranh " của Bảo Ninh ,....

b. Những chuyển biến về tư tưởng nói trên đem đến những nguồn cảm hứng mới cho người cầm bút :

+Cảm hứng về thế sự tăng mạnh , trong khi cảm hứng sử thi lãng mạn giảm dần ; nội tâm nhân vât được miêu tả sâu sắc ; phương thức biểu đạt trở nên đa dạng ; giọng điệu trần thuật trơt nên phong phú hơn ; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiên thực đời sống thường hơn ;,.....

4. Một số hạn chế 

Kinh tế thị trường có tác động tích cực với văn học ; kích thích các tài năng sáng tác . Tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế như ; tiêu cực đối với bộ phân làm văn , làm báo 

Một số cây bút chạy theo thi hiếu thấp kém của bộ phận công chúng .

5 . Vài nét về Văn học Việt Nam ở nước ngoài : 

 Văn học Việt nam đầy đủ mọi thể loại : thơ , truyện , kí , tiểu thuyết , lí luận , phê bình văn hoc , ..... Đề tài viết cũng khá hay và phong phú   . Người viết tập trung nhiều ở Mĩ , rồi đến Pháp , Đức ,.... Một số cây bút có sức viết dồi dào nhưng chưa có tác phẩm nào thât xuất sắc .                                                                         
                                         *        *         * 

Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã phát triển qua 2 giai đoạn :

+ Từ năm 1945 đến năm và từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX .

-Ở giai đoạn 1 :  nó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lích sử , phục vụ 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của dân tộc đi tới thắng lợi 

-Ở giai đoạn 2 :  nền văn hoc bước vào công cuôc đổi mới ngày càng hoàn thiện toàn diện và sâu sắc .Những thành công ở giai đonạ này nói lên rằng : đổi mới là quy luật tất yêu . Vận động trên con đường ấy , chắc chắn văn hoc sẽ còn đạt đươc nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa trong tương lai .

                                                 *             *             * 
Qua bài học " Khái quát về văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX " các em cần đạt được những yêu cầu sau;

1 : Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của VHVN sau CMT8 qua hai giai đoạn : 1945-1975 và 1975 -đến hết thế kỉ XX 

2 : Năm được thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH giai đoan 1945-1975

3: Thấy được những biến đổi đầu tiên trong VH giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX 


         *******CHÚC CÁC EM HỌC TỐT ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPTQG *******

Bài viết gợi ý: