CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC HIU VĂN BN

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

- Khái niệm văn bản văn học:

     + Văn bản văn học, hiểu theo nghĩa rộng, là tất cả các văn bản sử dụng ngôn ngữ từ một cách nghệ thuật (bao gồm không chỉ văn bản thơ, truyện, kịch mà cả các văn bản hịch, cáo, chiếu, sử kí của thời trung đại và kí, tạp văn của thời hiện đại).

     + Hiểu theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu

- Đặc điểm riêng của văn bản văn học:

     + Đặc điểm về ngôn từ: tính nghệ thuật và tính thẫm mĩ; ngôn từ dùng để sáng tạo hình tượng; có tính biểu tượng và đa nghĩa

     + Đặc điểm về hình tượng: chỉ tồn tại đối với trí tưởng tượng và trong tưởng tượng; là một phương tiện giao tiếp đặc biệt giữa tác giả và người đọc

     + Đặc điểm về ý nghĩa: là hiện tượng đời sống được nhà văn nắm bắt và tái hiện bằng hình tượng; được thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết và cách tổ chức, sắp xếp các bộ phận của văn bản văn học thành các lớp sau: đề tài, chủ đề, cảm hứng, tính chất thẩm mĩ, triết lí nhân sinh…

     + Đặc điểm về cá tính sáng tạo của tác giả: được thể hiện trong hình tượng, chi tiết, cách nhìn, giọng điệu; mang lại sự phong phú, đa dạng, mới lạ cho đời sống văn học

- yêu cầu đọc hiểu văn bản văn học:

     + Người đọc phải tự mình trải qua quá trình đọc – hiểu: từ hiểu ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng, đến hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả, biết đanh giá và thưởng thức các giá trị của văn bản

     + Người đọc cần biết tra cứu, biết tưởng tượng, suy ngẫm, hình thành thói quen và năng lực cảm thụ, phân tích, thưởng thức văn học.

- Các bước đọc hiểu văn bản văn học:

     + Đọc hiểu ngôn từ: đọc thông suốt toàn bộ văn bản, hiểu các từ khó, các điển cố, biện pháp tu từ; hiểu được cách diễn đạt, nắm được các lớp nghĩa tường minh và hàm ẩn; phát hiện những điểm đặc sắc, khác thường, thú vị…

     + Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật: biết sử dụng trí tưởng tượng để “cụ thể hoá” các hình tượng được tác giả miêu tả bằng ngôn từ (chất liệu phi vật thể, trừu tượng, khái quát…); tìm hiểu logic bên trong và phát hiện các mâu thuẩn…

     + Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả: kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện; dùng năng lực phán đoán, khái quát… để nắm bắt tư tưởng, tình cảm mà người viết muốn thể hiện, gửi gắm.

     + Đọc hiểu và thưởng thức văn học: cảm nhận được vẻ đẹp hài hoà giữa ngôn từ và hình tượng, nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm; hiểu được tầm vóc và chiều sâu tư tưởng, tình cảm tác giá; thưởng thức được những biểu hiện của tài nghệ, những chi tiết đặc sắc…

I. Đọc hiểu văn bản thơ

a) Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình:

- Thơ trữ tình bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt của người viết: Tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng tâm tư, tình cảm của người viết nhưng mỗi thể loại vẫn có phương thức biểu hiện riêng. Nếu ở tác phẩm tự sự, tư tưởng, cảm xúc được tác giả gửi vào bức tranh cuộc sống thì trong tác phẩm trữ tình thế giới chủ quan ấy được thể hiện trực tiếp. Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của con người là nội dung chủa yếu, cũng là cách phản ánh thế giới của thơ trữ tình

- Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát:

     + Nhân vật trữ tình là người trực tiếp giai bày, thổ lộ những suy nghi, cảm xúc trong tác phẩm. Cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ tình (là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm)

     + Nhân vật trữ tình có thể xuất hiện trực tiếp ( Vội vàng của Xuân Diệu, Từ ấy của Tố Hữu…); có thể nhập vai (Nhớ rừng của Thế Lữ). Tuy không có diện mạo, lời nói, hành động… như nhân vật trong tác phẩm tự sự nhưng nhân vật trữ tình lại được biểu hiện qua cảm xúc, tâm trạng cụ thể. Thế giới nội tâm ấy in đậm dấu ấn của con người cá nhân nhưng khi cảm xúc được thể hiện chân thành sâu sắc – hình tượng nhân vật trữ tình sẽ có ý nghĩa khái quát

- Thơ trữ tình có tổ chức ngôn ngữ đặc biệt:

     + Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ nhờ thay đổi, hoà phối các thanh bằng và thanh trắc

     + Cách ngắt nhịp và sự tương xứng hài hoà của các vế câu, cặp câu cũng góp phần tạo nên nhạc tính cho ngôn ngữ thơ. Thơ cổ điển chú trọng đến sự cân đối này.

     + Sự trung điệp của ngôn ngữ tạo nên bởi cách gieo vần, điệp ngữ, điệp câu.

b) Tổ chức của một bài thơ, trữ tình:

- Nhan đề: thường khái quát nội dung chủ yếu của bài thơ, giúp người đọc nhớ và phân biệt bài thơ với các bài thơ khác

- Dòng thơ và câu thơ:

     + Trong thơ cổ điển, mỗi thể loại có quy định riêng về số tiếng trong một dòng thơ. Dòng thơ cũng là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý

     + Trong thơ hiện đại, biên độ của dòng thơ, câu thơ tự do, linh hoạt hơn. Có khi vài dòng mới tạo thành một câu thơ

- Khổ thơ và đoạn thơ:

     + Khổ thơ là sự phối hợp của một số dòng thơ. Số dòng trong mỗi khổ thơ thường tương đương, tạo nên sự nhịp nhang, cân xứng

     + Đoạn thơ có thể là một vài khổ thơ hoặc nhiều dòng thơ thể hiện một ý tương đối trọn vẹn. Có khi đoạn thơ được tác giả ngắt bằng cách trình bày văn bản

- Tứ thơ:

     + Tứ thơ là ý lớn bao trùm bài thơ trữ tình và đã được thể hiện một cách sáng tạo, gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Cấu tứ là quá trình tìm hình cho ý. Tứ thơ phản chiếu cách nhìn, cách cảm nhanh riêng của tác giả

     + Tứ thơ có thể là hình tượng xuyên suốt trong toàn bài

c) Một số vấn đề cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản thơ

- Tìm bố cục văn bản thơ

     + Đọc kĩ nhan đề, nắm bắt nội dung cơ bản của các khổ thơ

     + Từ đó, có thể xác định các đoạn thơ và ý chính của từng đoạn. Đặc biệt, đối với những bài thơ dài, việc chia tách đoạn và khái quát ý lớn sẽ giúp người đọc nắm được nội dung cơ bản cũng như mạch cảm xúc của toàn bài

- Lựa chọn, khai thác hệ thống từ ngữ, hình ảnh, trạng thái cảm xúc:

     + Khi phân tích hoặc trình bày cảm nhân về tác phẩm thơ, để tránh lối diễn xuôi, suy diễn, cần biết nắm bắt, khai thác những nét đặc sắc nghệ thuật đước tác giả sáng tạo để biểu đạt cảm xúc, tâm trạng. Đó có thể là những từ ngữ độc đáo, các hình ảnh nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, tượng trưng; là cấu trúc đặc biệt của câu thơ, cách ngắt nhịp, tứ thơ…

     + Sử dụng phối hợp các thao tác phân tích, bình giảng, so sánh, đối chiếu, liên tưởng…để vừa khai thác sâu vừa mở rộng ý nghĩa và nổi bật đươc sáng tạo độc đáo của thơ

- Khái quát giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật văn bản thơ:

     + Đọc hiểu nội dung một bài thơ trữ tình là hiểu một bức tranh tâm trạng, là tiếp xúc trực tiếp với tâm hồn của một con người trong những khoảnh khắc rung động mãnh liệt, sâu sắc

     + Đóng góp của tác phẩm văn học nói chung và thơ trữ tình nói riêng không chỉ là “nói điều gì” mà chủ yếu là “nói như thế nào”. Cho nên, cần phải khái quát được những đóng góp đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác giả. Có thể xem xét ở các phương diện cơ bản như: sáng tạo hệ thống ngôn từ, hình ảnh; cách thức biểu đạt, dòng cảm hứng trữ tình; hình ảnh giọng điệu; những cách tân về thể loại… Từ đó, thấy được cái nhìn mới mẻ, độc đáo về thế giới mà nhà thơ mang đến qua tác phẩm của mình.

II. Đọc hiểu văn bản tự sự

a) Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn

 Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại tuy rất khác nhau nhưng vẫn mang đặc điểm chung là có cốt truyện, nhân vật, lời kể…Khi đọc hiểu tiểu thuyết và truyện ngắn, cần chú ý các yếu tố sau:

- Nhân vật: là yếu tố quan trọng hàng đầu của truyện ngắn và tiểu thuyết. Tuỳ theo tiêu chí, sẽ có các loại nhân vật sau: nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện…để nắm bắt, khái quát tính cách, bản chất nhân vật, cần căn cứ vào những tiện cơ bản mà nhà văn thường sử dụng để khắc hoạ nhân vật như:

     + Ngoại hình: Không chỉ giúp người đọc hình dung dáng vẻ bề ngoài của nhân vật mà còn thể hiện một phần tính cách và cả những biến cố, những đổi thay trong cuộc đời của nhân vật ấy

     + Ngôn ngữ nhân vật (bao gồm hình thức và độc thoại) thường được nhà văn cá thể hoá bằng nhiều cách: ghép từ, đặt câu, lặp đi lặp lại những từ, những câu nói

     + Hành động: là những việc làm của nhân vật – có giá trị trực tiếp bốc lộ tính cách, bản chất hoặc đanh dấu sự đổi thay tính cách của nhân vật.

     + Nội tâm: là thế giới tinh thần của nhân vật với những cảm xúc, suy nghĩ, quá trình diễn biến tâm lí… Đây là yếu tố có khả năng bộc lộ rõ nhất chiều sâu tâm hồn nhân vật, thể hiện sự thấu hiểu con người và tài nghệ của nhà văn.

     + Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác và hoàn cảnh xung quanh cũng có tác dụng bộc lộ địa vị, tính cách và số phận của nhân vật

- Cốt truyện và tình huống truyện:

     + Cốt truyện là hệ thống sự kiện được nhà văn tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định. Cốt truyện là phương tiện vừa có khả năng bộc lộ tính cách nhân vật vừa phản ánh những xung đột xã hội. Vì vậy, nắm vững cốt truyện sẽ giúp đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm

     + Tình huống là một yếu tố then chốt, thậm chí được coi là “hạt nhân” của truyện ngắn. Đó là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một nhân loại” (Nguyễn Minh Châu). Có ba tình huống cơ bản: hành động, tâm trạng, nhận thức. Đọc hiểu tình huống truyện là “nắm được chia khoa quan trọng nhất để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn” (Chu Văn Sơn)

- Kết cấu: Là cách tổ chức của tác phẩm. Do dung lượng, nên tiểu thuyết và truyện ngắn có kết cấu rất khác nhau song vẫn có những điểm chung: sự phối hợp giữa phần mở đầu và kết thúc, sự lựa chọn và sắp xếp các chi tiết, đoạn, chương.

- Lời kể: là ngôn ngữ của người kể chuyện. Đọc kĩ lời kể không chỉ giúp người đọc hiểu bức tranh đời sống mà còn nắm được điểm nhìn của người kể khi tái hiện bức tranh đời sống ấy. Điểm nhìn được thể hiện qua cách dùng từ ngữ xưng hô, cách miêu tả, giọng kể…

b) Đọc hiểu văn bản kịch:

 Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học. Kịch bản văn học, ngoài những đặc điểm chung của văn bản văn học (có nhân vật, cốt truyện, lời thoại…) còn một số đặc trưng riêng. Khi đọc hiểu văn bản kịch, cần chú ý các yếu tố sau:

- Hành động và xung đột kịch: hành động kịch thể hiện tích cách và ý chí của nhân vật chính, gây xung đột với hoàn cảnh xung quanh; xung đột kịch là xung đột về tư tưởng, nhân cách – được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ, tuân theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch

- Lời thoại: có thể là lời đối thoại hay độc thoại – nhưng đều là giao lưu đa tuyến, đa chức năng (nói với nhau và nói chó người xem). Lời thoại không chỉ bộc lộ tính cách nhân vật mà còn là yếu tố trần thuật, cung cấp thông tin về các nhân vật khác, về cốt truyện; có tác dụng thúc đẩy hành động và xung đột

B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG:

- Văn bản nhật dụng “không phải là một khái niệm chỉ thể loại văn học hoặc kiểu văn bản” mà xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập (những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại như chống chiến tranh, gìn giữ hoà bình, bảo vệ môi trường, chống tệnạn xã hội, thực hiện bình đẳng giới, đổi mới tư duy…). Về hình thức, văn bản nhật dụng được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học và kiểu văn bản nhưng phổ biến và hợp nhất vẫn là các tác phẩm thông tấn – báo chí

- Đọc hiểu văn bản nhật dụng cần chú ý:

     + Xác định đề tài, tìm hiểu các luận điểm, nắm bắt nội dung thông tin, khái quát chủ đề của văn bản

     + Tự rút ra những bài học thiết thực nhằm năng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, từ đó góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội, tạo dựng một cuộc sống công bằng tốt đẹp hơn.

Bài viết gợi ý: