QUẶNG VÀ HỢP CHẤT THƯỜNG GẶP

LÍ THUYẾT

1. Một số quặng thường gặp

1.Quặng photphorit. Ca3(PO4)2.

2. Quặng apatit

3. Sinvinit: NaCl. KCl            ( phân kali)

4. Magiezit: MgCO3    

5. Canxit: CaCO3

6. Đolomit: CaCO3. MgCO3   

7. Boxit: Al2O3.2H2O.           

8. Mica: K2O. Al2O3.6SiO2.2H2O

9. Đất sét: Al2O3.6SiO2.2H2O

10. Fensfat: K2O. Al2O3.6SiO2

11. Criolit: Na3AlF6.

12. Mahetit: Fe3O4

13.Hematit nâu: Fe2O3.nH2O.

14. Hematit đỏ: Fe2O3

15.Xiderit: FeCO3

16.Pirit sắt: FeS2

17.Florit: CaF2.

18.Chancopirit ( pirit đồng ): CuFeS2

2. Một số hợp chất thường gặp

1. Phèn chua: K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O

2. Thạch cao sống: CaSO4. 2H2O

3. Thạch cao nung: CaSO4.H2O

4. Thạch cao khan: CaSO4

5. Diêm tiêu: KNO3

6. Diêm sinh: S

7. Đá vôi: CaCO3

8. Vôi sống: CaO

9. Vôi tôi: Ca(OH)2 dạng đặc

10. Muối ăn: NaCl

11. Xút: NaOH

12. Potat: KOH

13. Thạch anh: SiO2

14. Oleum: H2SO4.nSO3

15. Đạm ure: (NH2)2CO

16. Đạm 2 lá: NH4NO3

17. Supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4

18. Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2

19. Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

20. Bột nở: NaHCO3 ( lưu ý: NH4HCO3 là bột khai)

21. Thủy tinh thường: Na2O.CaO.6SiO2

22. Thủy tinh kali: K2O.CaO.6SiO2

23. Thủy tinh lỏng: Na2SiO3 và K2SiO3 đ2

24. Pha lê: thủy tinh chứa nhiều PbO2

25. Silicagen ( chất hút ẩm): H2SiO3 mất một phần nước

26. Thủy tinh thạch anh: chứa nhiều SiO2

CÂU HỎI

Câu 1: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit đỏ.             B. xiđerit.                    C. hematit nâu.           D. manhetit.

Câu 2: Thành phần chính của quặng photphorit là

A. Ca(H2PO4)2.           B. Ca3(PO4)2            C. NH4H2PO4.                        D. CaHPO4.

Câu 3: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?

            A. KCl.                       B. NH4NO3.                C. NaNO3.                  D. K2CO3.

Câu 4: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

A. (NH4)3PO4 và KNO3.        B. (NH4)2HPO4 và KNO3.

C. NH4H2PO4 và KNO3.        D. (NH4)2HPO4 và NaNO3

Câu 5: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Thạch cao sống ( CaSO4.2H2O)                 B. Thạch cao nung ( CaSO4.H2O)

C. Vôi sống ( CaO)                                         D.  Đá vôi ( CaCO3)

Câu 6: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.              B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.               D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 7: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

A. Fe2O3.         B. FeCO3.       C. Fe3O4.         D. FeS2.

Câu 8: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là

A. 95,51%.                  B. 65,75%.                  C. 87,18%.                  D. 88,52%.

Câu 9.Câu 6-A12-296: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?

A. Xiđerit.                   B. Manhetit.                C. Hematit đỏ.                        D. Pirit sắt.

Câu 10: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là

A. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.            B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.

C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.          D. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.

 

Bài viết gợi ý: