CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT VỀ NH3

A. LÝ THUYẾT:

I. Cấu tạo và tính chất vật lý

- Cấu tạo: chóp tam giác đều, nguyên tử N nằm ở đỉnh, 3 nguyên tử H ở đáy

- Có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực về phía nguyên tử N

- NH3 là 1 phân tử phân cực mạnh

- là chất khí, không màu, mùi khai sốc, tan tốt trong nước, kích thích thần kinh

II. Tính chất hóa học:

1. Tính bazo yếu:

- Nguyên nhân: do trên nguyên tử N còn 1 đôi e tự do chưa tham gia liên kết, có khả năng hình thành liên kết cho nhận

- Thể hiện:

+ Tác dụng với H2O

          NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

+ Tác dụng với dung dịch axit

                NH(k) + HCl (k) → NH4Cl (khói trắng)

+ Tác dụng với oxit axit

               2NH3 + CO2 + H2O  (NH4)2CO3

+ Tác dụng với một số dung dịch muối: 

               2H2O + 2NH3 + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

2. Tính khử yếu:

- Nguyên nhân: do N có số OXH -3 là số OXH thấp nhất

- Thể hiện:

+ Tác dụng với khí O2


+ Tác dụng với halogen:

                2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

+ Tác dụng với các oxit của kim loại đứng sau Al ở nhiệt độ cao

                   

+ Tác dụng với nhiều hợp chất khác:

                 

3. Khả năng tạo phức

- NH3 có khả năng tạo phức với các ion Cu2+, Ag+, Zn2+, Ni2+

4. Phản ứng phân hủy

                          

III. Điều chế:

1. PTN:

- cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đun nóng

                            NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

2. Trong công nghiệp:

- tổng hợp từ N2 và H2

IV. Nhận biết

- Khí không màu có mùi khai.

- Khí làm cho quỳ tím chuyển màu xanh hoặc làm cho phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

- Tạo khói trắng với HCl đặc.

V. Ứng dụng

- Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm; điều chế hiđrazin làm nhiên liệu cho tên lửa.

- Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.


B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1: Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là

A. tính bazơ mạnh và tính khử.

B. tính bazơ yếu và tính oxi hóa.

C. tính bazơ yếu và tính khử.

D. tính bazơ mạnh và tính oxi hóa. 

Đáp án: C

Hướng dẫn: 

Tính chất hóa học của NH3

+ NH3 có pH > 7 nên có tính bazo nhưng bazo yếu

+ NH3 trong đó N có số oxi hóa là -3 nên chỉ chỉ có thể nhường electron nên NH3 thể hiện tính khử

Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là

A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. Giấy quỳ mất màu.

D. Giấy quỳ không chuyển màu.

Đáp án: D

Hướng dẫn:

Hiện tượng khi cho giấy quỳ tím khô vào bình đựng khí NH3 thấy giấy quỳ tím không chuyển màu Còn nếu cho quỳ tím ẩm vào bình đụng NH3 thì thấy quỳ tính hóa xanh

Câu 3: Khi nhỏ dung dịch amoniac (tới dư) vào dung dịch muối nào sau đây thì có xuất hiện kết tủa?

A. AgNO3.                   B. Al(NO3)3.                       C. Cu(NO3)3.                         D. Cả A, B và C.

Đáp án: B

Hướng dẫn:

Khi cho NH3 vào dung dich muối thấy xuất hiện kết tủa

Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O  Al(OH)3 ¯ + 3NH4NO3

Còn AgNO3, Cu(NO3)2 tạo phức tan

Câu 4: Dung dịch NH3 không có khả năng tạo phức chất với hiđroxit của kim loại nào dưới đây?

A. Cu.               B. Ag.                 C. Zn.                  D. Fe.

Đáp án: D

Hướng dẫn:

Dung dịch NH3 có khả năng tạo phức vi hidroxit của kin loại Cu, Ag, Zn. Còn Fe thì không

Câu 5: Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2, người ta sử dụng chất xúc tác là:

A. nhôm.              B. sắt.                   C. platin.                      D. niken.

Đáp án: B

Hướng dẫn:

Xúc tác là Fe

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng khí H2 dư đi qua ống sứ chứa B nung nóng thì thu chất rắn X. X là

A. ZnO.                    B. Zn  Al2O3.                    C. ZnO  Al.                   D. Al2O3.

Đáp án: D

Câu 2: Khi đốt cháy NH3 trong oxi có xúc tác, nhiệt độ thích hợp (Pt, 900oC) thì phản ứng xảy ra là

A. 4NH3 + 4O2  2NO + N2 + 6H2O.

B. 2NH3 + 2O2  N2O + 3H2O.

C. 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O.

D. 4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O.

Đáp án: C

Câu 3: Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa khí clo, học sinh quan sát thấy hiện tượng: NH3 bốc cháy (ý 1) tạo ra khói trắng (ý 2). Phát biểu này

A. Có ý 1 đúng, ý 2 sai.                                          B. Có ý 1 sai, ý 2 đúng.

C. Cả hai ý đều sai.                                                D. Cả hai ý đều đúng.

Đáp án: D

Câu 4: Các chất trong dãy nào sau đây có thể dùng để làm khô khí amoniac?

A. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khan .                              B. H2SO4 đặc, CaO khan, P2O5.

C. NaOH rắn, Na, CaO khan.                                          D. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn.

Đáp án: D

Câu 5: Trong số các khí: N2, NH3, H2, Cl2, O2, H2S và CO2, những khí có thể làm khô bằng H2SO4 đặc là

A. NH3, H2S  CO2.                                   B. N2, H2 Cl2, O2, và CO2.

C. tất cả các khí trên.                                     D. chỉ có N2, H2 .

Đáp án: B

Câu 6: Trộn lẫn dung dịch muối (NH4)2SO4 với dung dịch Ca(NO2)2 rồi đun nóng thì thu được khí X (sau khi đã loại bỏ hơi nước). X là

A. NO.             B. N2.                  C. N2O.                     D. NO2

Đáp án: B

Câu 7: Từ NH3 điều chế được hiđrazin có công thức phân tử là

A. NH4OH.              B. N2H4.               C. NH2OH.                  D. C6H5NH2.

Đáp án: B

Câu 7: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện

A. khói màu trắng.                                 B. khói màu tím.

C. khói màu nâu.                                    D. khói màu vàng.

Đáp án: A

Câu 8: Khi nhỏ dung dịch amoniac (tới dư) vào dung dịch muối nào sau đây thì có xuất hiện kết tủa?

A. AgNO3.               B. Al(NO3)3.                  C. Cu(NO3)3.                 D. Cả A, B và C.

Đáp án: B

Câu 9: Khí NH3 tan nhiều trong H2O vì

A. là chất khí ở điều kiện thường.                            B. có liên kết hiđro với H2O.

C. NH3 có phân tử khối nhỏ.                                   D. NH3 tác dụng với H2O tạo ra môi trường bazơ.

Đáp án: B

Câu 10: Có các dung dịch NH3, NaOH và Ba(OH)2 cùng nồng độ mol. Giá trị pH của các dung dịch này lần lượt là a, b, c thì

A. a = b = c.             B. a > b > c.               C. a < b < c.                  D. a > c > b

Đáp án: C







Bài viết gợi ý: