Chuyên đề: Sự điện ly
Vấn đề 1. Sự điện ly
A. Lý thuyết
I.
Hiện tượng điện ly :
-
Sự điện ly là quá trình phân ly thành ion của
chất điện ly
-
Chất điện ly : Là những
chất có khả năng phân ly thành ion khi tan trong nước hoặc ở trạng thái nóng chảy
Gồm : (vô cơ, hữu cơ)
+ axit
+ bazo
+ muối
-
Dung dịch chất điện
ly tan trong nước hoặc ở trạng thái nóng chảy có khả năng dẫn điện
II.
Phân loại các chất điện
ly
1.
Chất điện ly mạnh
-
Là những chất khi tan
trong nước tất cả các phân tử hòa tan đều phân ly hết ra ion
-
Phương trình điện ly
biểu diễn sự điện ly của chất điện ly mạnh: viết dấu 1 chiều
-
Thành phần của dung dịch
chất điện ly mạnh : chỉ chứa cation, anion, gồm
+ axit mạnh: H2SO4, HCl, HNO3,
HClO4, HBr, HI
+ bazo mạnh: R(OH)x với R là kim loại IA,
Ca, Ba, Sr
+ hầu hết các muối : kể cả muối tan và không tan
-
Đối với dung dịch chất
điện ly mạnh , số lượng ion cấu tạo nên chất điện ly mạnh càng lớn thì dẫn điện
càng tốt, nồng độ của chất điện ly mạnh càng lớn thì dẫn điện càng tốt
VD. AlCl3 1M < Al2(SO4)3
1M
HCl 1M > HCl 0,5M
2.
Chất điện ly yếu
-
Là những chất khi tan
trong nước chỉ có 1 số các phân tử hòa tan là phân ly được thành ion. Đa số sẽ
tồn tại dưới dạng phân tử.
-
Phương trình điện ly
được biểu diễn sự điện ly của chất điện ly yếu viết 2 chiều có trạng thái cân bằng
và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nên sự chuyển dịch cân bằng như 1 phản ứng
thuận nghịch
-
Thành phần của dung dịch
chất điện ly yếu: cation, anion, phân tử chất điện ly chưa phân ly
-
Gồm
+ axit yếu và TB : còn lại
+ bazo yếu:
bazo không tan, NH3, amin tan
-
Đối với chất điện ly yếu
, nồng độ càng lớn thì dẫn điện càng kém
B.
Các dạng bài tập :
Dạng bài. Xác định chất
điện ly và tính chất dung dịch chất điện ly
-
Chất điện ly mạnh :
axit mạnh, bazo mạnh, và hầu hết các muối
-
Chất điện ly yếu :
axit yếu, bazo yếu
-
Chất không điện ly :
C6H12O6 , C12H12O11,
C6H6, C2H5OH…
-
Dung dịch chất điện ly :
dẫn điện
Chú ý :
một số muối NaCl,… bazo NaOH… ở trạng thái nóng chảy cũng phân ly ra ion ->
dẫn điện được.
Bài tập mẫu :
Câu 1. Cho dãy các chất : KAl(SO4)2.12H2O
, C2H5OH , C12H22O11
( saccarozo), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4
. số chất điện ly là:
A.
3
B. 4
C. 5
D.
2
Hướng dẫn giải :
Chất không
điện ly : C2H5OH , C12H22O11
( saccarozo)
Chất điện
ly : KAl(SO4)2.12H2O, CH3COOH,
Ca(OH)2, CH3COONH4
=> Đáp án B
Câu 2. Đun nóng chảy các chất
sau: NaCl, BaCl2, CaCO3, Al2O3, I2.
Số chất có thể dẫn điện là:
A.
3
B. 4
C. 5
D.
2
Hướng dẫn giải:
Các chất khí nóng chảy
có thể dẫn điện là: NaCl, BaCl2.
CaCO3 bị
phân hủy -> CO2
Al2O3
là oxit nên không dẫn điện, I2
thăng hoa khi đun nóng
Đáp án D
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Trong số các
chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6,
HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH,
SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3, H2S
. Số chất thuộc
loại chất điện li là
A. 7. |
B. 8. |
C. 9. |
D. 10. |
||||
Câu 2: Dãy chất
nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ? A. H2S,
H2SO3, H2SO4, NH3. B. H2CO3, H3PO4,
CH3COOH, Ba(OH)2. C. H2S,
CH3COOH, HClO, NH3. D. H2CO3,
H2SO3, HClO, Al2(SO4)3. |
|
||||||
Câu 3: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ? | |||||||
A. H2SO4,
Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. |
B.
HCl, H3PO4, Fe(NO3)3,
NaOH. | ||||||
C. HNO3,
CH3COOH, BaCl2, KOH. |
D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3,
Ba(OH)2. |
||||||
Câu 4: Trong dung
dịch H3PO4 (bỏ
qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion ? |
|
||||||
A. 2. |
B. 3. |
C. 4. |
D. 5. |
|
|||
Câu 5: Đối với dung
dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh
giá nào về nồng độ mol ion sau đây
là đúng ?
A.
[H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO-].
C.
[H+] > [CH3COO-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 6: Có 1 dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của dung dịch (nhiệt độ không đổi) thì
A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
Câu 7: Chọn
phát biểu sai:
A. Chỉ có hợp
chất ion mới có thể điện li được trong nước.
B. Chất điện li
phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.
C. Sự điện li
của chất điện li yếu là thuận nghịch.
D. Nước là dung môi
phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.
Câu 8: Độ điện li
phụ thuộc vào
A. bản chất
các ion tạo thành chất điện li. |
B. nhiệt
độ, nồng độ, bản chất chất tan. |
C. độ tan
của chất điện li trong nước. |
D. tính bão hòa của dung dịch chất điện li. |
Câu
9. Cho dãy các chất: MgSO4, HCl, H2O, HNO3,
Ca(OH)2, Al(OH)3, Cu(OH)2, H2S, HF,
CH3COOH, Ba(OH)2, CH3COONH4. Số chất
điện li mạnh là:
A A. 8
B.
6
C.
5
D.
7
Câu 10 : Phương trình điện li nào dưới đây viết không
đúng?
A. HCl → H+ + Cl- .
B. CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+ .
C. H3PO4 → 3H+ + 3PO43- .
D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43- .
Câu 11: Phương trình điện li nào dưới đây được viết
đúng?
A.
H2SO4 ⇔ H+ + HSO4- .
B. H2CO3 ⇔ H+ + HCO3- .
C. H2SO3 ⇔ 2H+ + SO32- .
D. Na2S ⇔ 2Na+ + S2- .
Câu 12: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li
của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+ ] = 0,10M.
B. [H+ ] < [CH3COO- ].
C. [H+ ] > [CH3COO- ].
D. [H+ ] < 0,10M.
Câu 13: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh
là
A. KOH, NaCl, H2CO3.
B. Na2S, Mg(OH)2 , HCl.
C. HClO, NaNO3, Ca(OH)3.
D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2.
Câu 14: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân
tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là
A.
0,001M. B. 0,086M. C. 0,00086M. D.
0,043M.
1.
B |
2.
C |
3.
D |
4.
C |
5.
D |
6.
C |
7. A |
8.
B |
9.
B |
10.
C |
11.
B |
12.
D |
13. A |
14. C |