THI PHÁP VĂN XUÔI LÃNG MẠN

 

1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

      Sự đổi mới văn học Việt Nam 1932-1945 đã mang lại sức sống và nguồn cảm hứng mới cho đội ngũ những nhà thơ, nhà văn. Dựa vào phương pháp sáng tác, giai đoạn này vă học Việt Nam được chia làm hai mảng chính là văn học lãng mạn (bao gồm Thơ mới và văn xuôi lãng mạn) và Văn học hiện thực. Văn học lãng mạn phát huy cao độ “cái tôi" cá nhân, khát khao thoát khỏi những ràng buộc của hệ tư tưởng cũ, phá vỡ khuôn khổ của thủ pháp thơ trung đại, tìm đến cái đẹp không chỉ của tự nhiên mà còn cả của con người với các tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thạch Lam, Nhất Linh...

     Trong văn xuôi lãng mạn, con người được nhìn với một thế giới nội tâm sâu sắc, toàn diện nhất, tất cả những gì thầm kín nhất cũng được khắc họa rõ nét. Những trang viết của văn xuôi lãng mạn nhẹ nhàng, tình cảm nhưng cũng có những nốt thăng, nốt trầm như trong một bản nhạc, cũng da diết, cũng xoáy sâu và đây chiêm nghiệm về cuộc đời, về số phận con người. Điều này ta thường thấy trong các truyện ngắn của Thạch Lam. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn xúc động, trân trọng cái khát vọng được đối đờ , được sống hạnh phúc hơn của những con người bé nhỏ bị lãng quên nơi phố huyện nghèo xưa.

     Bên cạnh đó, các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tăm tối, tầm thường; khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp. Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù tìm thấy sự tỏa sáng của nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối; sự vươn tới cái đẹp, cái thiện lương của một ngục quan, trong một nhà tù xã hội phong kiến xấu xa, suy tàn.

    Có thể nói, sự thức tỉnh ý thức cá nhân với khát vọng “quyền được là chính mình” là điểm khởi xuất đồng thời cũng là điểm hội tụ của văn xuôi lãng mạn giai đoạn này. Nếu con người trong văn xuôi Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Kim Lân thường là con người xã hội, đại diện cho một tầng lớp, một hạng người thì con người trong văn xuôi lãng mạn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân lại là con người bản thể luận với chiều sâu của nội tâm, cảm xúc, cảm giác.

2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

2. 1. Không gian nghệ thuật

    Văn xuôi lãng mạn thường tạo dựng những khung cảnh nghệ thuật có sức gợi đặc biệt. Khung cảnh này thường được cảm nhận với một nỗi se lòng bởi chất đầu thu, phẳng lặng đến đơn điệu, mòn mỏi của nó. Khung cảnh ấy ít có cái xô bồ, dữ dội của những mảng sống bộn bề, gay cấn như trong sáng tác của các nhà văn hiện thực mà nó thường được phác họa một cách mờ mờ, nhàn nhạt, không chói gắt, không có những vang động mạnh nhưng lại gợi biết bao ám ảnh không thôi về những cảnh đời ngày đó.

     Khung cảnh thường thấy trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam là cái phố huyện lèo tèo thưa thớt mang những đặc trưng " nửa làng, nửa phố", là cái phố chợ tồi tàn, lụp xụp, là cái làng quê tăm tối, bùn lầy. Đó là thế giới xơ xác, nghèo nàn nhuốm đầy một vẻ tàn tạ, hiu hắt, một thế giới u ám, ngập tràn bóng tối những khoảng tối và sức gợi của nó thường trở đi trở lại nhiều lần trong văn Thạch Lam. Bóng tối như hiện diện tràn lan với tất cả những độ đậm nhạt khác nhau của nó. Đây không đơn thuần là bóng tối của màn đêm, của thời khắc vật lí mà nó còn là cái đêm đen của bế tắc, của những sự khuất lấp lặng lẽ, tăm tối của những kiếp người. Trên nền không gian ấy, con người cứ mờ mờ nhân ảnh, mang khuôn mặt trung tính, nhạt nhòa, sống thoi thóp trong những cảnh nghèo luẩn quẩn.

2.2. Thời gian nghệ thuật

       Nếu như thời gian trong văn học hiện thực là thời gian dồn nén của sự kiện thì thời giant rong văn học lãng mạn như là sự lặp lại đơn điệu những cái cũ nhàm chán, luôn đề nặng lên số phận nhân vật. Trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thời gian không chỉ là thời gian nội từ chiều đến tối mà nó còn là thời gian của những cuộc đời đơn điệu cứ lặp đi lặp lại mãi trong một nhịp sống không bao giờ thay đổi.

3. SỬ DỤNG BÚT PHÁP LÃNG MẠN

      Văn lãng mạn thường được viết bởi cảm hứng lãng mạn. Bởi vậy, khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường hướng tới những cái phi thường có tính biệt lệ. Ta nhận thấy trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân một không khí thiêng liêng khác thường, con người cũng tài hoa, dũng liệt một cách rất đỗi nghệ sĩ như Huấn Cao.

     Không chỉ vậy, văn xuôi lãng mạn giai đoạn này còn xây dựng những hình tượng con ngươi vượt lên thực tại của đời sống của hoàn cảnh, hướng tới một cái gì tốt đẹp và thánh thiện hơn hiện thực. Có khi đó chỉ là những khát vọng dẫu mơ hồ nhưng cũng đủ để niềm tin của con người cả điểm tựa. Khát vọng chờ chuyến tàu đêm qua phố huyện nghèo chính là được viết theo cảm hứng lãng mạn bay bổng ấy. Hai chị em Liên đợi tàu không xuất phát từ nhu cầu vật chất. Hai đứa trẻ chờ tàu bởi nhu cầu tinh thần, chuyến tàu đêm là cả một niềm vui lớn. Con tàu mang đến phố huyện một luồng ánh sáng rực rỡ và những âm thanh sôi động xua đi không khí tính lặng của phố huyện nghèo. Bên cạnh đó, con tàu khiến chị em Liên như trở về với quá khứ tươi đẹp, con tàu chạy tới từ Hà Nội, chạy tới từ tuổi thơ đã qua. Hai chị em đã có thời sống ở Hà Nội xa xắn, tươi đẹp, huyên náo, hai chị em từng được đi chơi bờ hồ, được ăn những thức quà ngon, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Con tàu đã đánh thức dậy một miền kí ức tuổi thơ tươi đẹp để cân bằng lại cuộc đời không mấy niềm vui, hạnh phúc nơi phố huyện nghèo. Vì vậy khi tàu đến, Liên và An đứng cả dậy hướng về phía con tàu và khi con tàu đi rồi Liên vẫn lặng theo mơ tưởng.

       Mặc dù chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn nhưng văn xuôi giai đoạn này vẫn có kết hợp của yếu tố hiện thực. Trong hai đứa trẻ, bên cạnh việc miêu tả cảnh thiên nhiên phố huyện mang một vẻ đẹp trữ tình thơ mộng với giọng êm đềm, cảm xúc: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” thì Thạch Lan cũng vẽ nên một bức tranh cuộc sống nơi phố huyện nghèo khó, xơ xác, tiêu điều tăm tối bởi những cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn đến cả đồ vật được nói đến cũng nát tàn: một ngôi quán ọp ẹp, một cái chõng sắp gãy, một manh chiếu rách, một thau sắt rúm ró. Chất lãng mạn kết hợp với hiện thực khiến truyện của Thạch Lam đẹp như những bài thơ trữ tình đượm buồn.

4. THỦ PHÁP TƯƠNG PHẢN, ĐỐI LẬP

       Văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lậ , thích khoa trương phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc. Cảnh tượng cho chữ trong chữ người tử tù là một đoạn văn giàu kịch tính, sử dụng thành công nghệ thuật đối lập, tương phản: tương phản với cái tăm tối, bẩn thỉu ấy là ánh sáng: ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, là màu trắng tinh của tấm luạ bạch còn nguyên vẹn lần hồ, là mùi thơm của chậu mực bốc lên. Tuyêt vờ hơn tương phản với cái tăm tối ấy của ngục thất là sự sáng tạo ra cái đẹp: cái đẹp của nghệ thuật, cái đẹp của tài. Tương phản về vị thế và tư thế của các nhân vật trong cảnh cho chữ cũng có sự thay bậc, đổi ngôi. Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng.

      Trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam cũng sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập gia quả khứ vui vẻ và hiện tại nghèo khổ của chị em Liên. Tương phản giữa ngon đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí với những ngôi sao lấp lánh, nhờ đó thể hiện được chủ đề tác phẩm. Ngọn đèn con của chị Tí, vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ngọn đèn con tù mù leo lét ấy chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đó vừa là hình ảnh thực nhưng đồng thời gợi sự liên tưởng tới những kiếp người nhỏ bé bị lãng quên đang sống lay lắt trong đêm trường xã hội cũ. Những cư dân phố huyện kiếm sống trong đêm, mỗi người cần đem theo một ngọn đèn và chính họ cũng như những ngọn đèn leo lét. Trong khi đó, hình ảnh những ngôi sao lấp lánh trên trời làm vút lên một niềm tin và một chất thơ lãng mạn. Điều đó cần thiết biết bao trong hoàn cảnh con người đang phải sống lay lắt trong bóng tối, trong nghèo khổ, lam lũ, tẻ nhạt và bế tắc.

Bài viết gợi ý: