Chuyên đề: Chứng minh tứ giác nội tiếp (Phần III)

A. Lý thuyết

  • Tứ giác nội tiếp đường tròn là tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn. Đường tròn đó được gọi là đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

Phương pháp 3: Chứng minh hai đỉnh cùng nhìn đoạn thẳng tạo bởi hai điểm còn lại hai góc bằng nhau.

B. Bài tập

I. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho tam giác $ABC,$lấy điểm $D$ thay đổinằm trên cạnh $BC$ $(D$ không trùng với $B$ và $C).$Trên tia $AD$ lấy điểm $P$ sao cho $D$ nằm giữa $A$ và $P$ đồng thời $DA.DP=DB.DC.$Đường tròn $\left( T \right)$ đi qua hai điểm $A,\,D$ lần lượt cắt cạnh $AB,\,AC$ tại $F$ và $E$. Chứng minh rằng: Tứ giác $ABPC$ nội tiếp.

Hướng dẫn giải:

Ta có $DA.DP=DB.DC\Rightarrow \frac{DA}{DB}=\frac{DC}{DP}$ mà $\widehat{ADB}=\widehat{CDP}$ nên hai tam giác $ADB,CDP$ đồng dạng. Suy ra, $\widehat{DAB}=\widehat{DCP}\Rightarrow $ Tứ giác $ABPC$ nội tiếp.

Câu 2: Từ một điểm $A$ nằm ngoài đường tròn \[\left( O;R \right)\] ta vẽ hai tiếp tuyến \[AB\], \[AC\] với đường tròn (\[B\], \[C\] là tiếp điểm). Trên cung nhỏ \[BC\] lấy một điểm \[M\], vẽ \[MI\bot AB\], \[MK\bot AC\] (\[I\in AB,K\in AC\] ). Chứng minh: \[AIMK\] là tứ giác nội tiếp đường tròn.

Hướng dẫn giải                     

Ta có:$\widehat{\text{AIM}}=\widehat{\text{AKM}}={{90}^{0}}$(gt), suy ra tứ giác \[AIMK\] nội tiếp đường tròn đường kính \[AM\].

Câu 3: Cho đường tròn \[\left( O \right)\] có đường kính \[AB\]. Lấy điểm $M$ thuộc đoạn thẳng $OA$, điểm $N$ thuộc nửa đường tròn \[\left( O \right)\]. Từ $A$ và $B$ vẽ các tiếp tuyến \[Ax\] và \[By\]. Đường thẳng qua $N$ và vuông góc với $MN$ cắt \[Ax\] và \[By\] thứ tự tại $C$ và $D$. Chứng minh \[ACNM\] và \[BDNM\] là các tứ giác nội tiếp đường tròn.

Hướng dẫn giải:

Tứ giác \[ACNM\]có: $\widehat{\text{MNC}}={{90}^{\text{o}}}$(gt) $\widehat{\text{MAC}}={{90}^{\text{o}}}$( tính chất tiếp tuyến).

$\Rightarrow $\[ACNM\] là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính $MC$. Tương tự tứ giác \[BDNM\]nội tiếp đường tròn đường kính $MD$.

 

Câu 4: Từ một điểm $A$ nằm ngoài đường tròn \[\left( O;R \right)\] ta vẽ hai tiếp tuyến \[AB\], \[AC\] với đường tròn (\[B\], \[C\] là tiếp điểm). Trên cung nhỏ \[BC\] lấy một điểm \[M\], vẽ \[MI\bot AB\], \[MK\bot AC\] (\[I\in AB,K\in AC\])

a) Chứng minh: \[AIMK\] là tứ giác nội tiếp đường tròn.

b) Vẽ \[MP\bot BC\] \[\left( P\in BC \right)\]. Chứng minh: $\widehat{\text{MPK}}=\widehat{\text{MBC}}$.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:$\widehat{\text{AIM}}=\widehat{\text{AKM}}={{90}^{0}}$(gt), suy ra tứ giác \[AIMK\] nội tiếp đường tròn đường kính \[AM\].

b) Tứ giác \[CPMK\] có $\widehat{\text{MPC}}=\widehat{\text{MKC}}={{90}^{0}}$(gt). Do đó \[CPMK\] là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow \widehat{\text{MPK}}=\widehat{\text{MCK}}$ (1).

Vì \[KC\] là tiếp tuyến của \[\left( O \right)\] nên ta có: $\widehat{\text{MCK}}=\widehat{\text{MBC}}$ (cùng chắn $\overset\frown{\text{MC}}$) (2).

Từ (1) và (2) suy ra $\widehat{\text{MPK}}=\widehat{\text{MBC}}$ (3)

Chứng minh tương tự câu b ta có \[BPMI\] là tứ giác nội tiếp.

Câu 5: Cho đường tròn \[\left( O;R \right)\] có đường kính \[AB\]. Vẽ dây cung \[~CD\] vuông góc với \[AB\] (\[~CD\] không đi qua tâm $O$ ). Trên tia đối của tia \[BA\] lấy điểm $S$; \[SC\] cắt \[\left( O;R \right)\] tại điểm thứ hai là $M$. Gọi $H$ là giao điểm của \[MA\] và \[BC\]; $K$ là giao điểm của \[MD\] và \[AB\]. Chứng minh \[BMHK\] là tứ giác nội tiếp.

Hướng dẫn giải:

Vì \[AB\bot CD\] nên $\overset\frown{\text{AC}}=\overset\frown{\text{AD}}$.

Suy ra $\widehat{MHB}=\widehat{MKB}$ (vì cùng bằng $\frac{1}{2}(sd\overset\frown{AD}+sd\overset\frown{MB})\Rightarrow $ tứ giác \[BMHK\]nội tiếp được đường tròn.

II. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho đường tròn \[\left( O \right)\] có đường kính \[AB\]. Lấy điểm $M$ thuộc đoạn thẳng $OA$, điểm $N$ thuộc nửa đường tròn \[\left( O \right)\]. Từ $A$ và $B$ vẽ các tiếp tuyến \[Ax\] và \[By\]. Đường thẳng qua $N$ và vuông góc với $MN$ cắt \[Ax\] và \[By\] thứ tự tại $C$ và $D$.

a) Chứng minh \[ACNM\] và \[BDNM\] là các tứ giác nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh \[\Delta ANB\text{ }\sim \Delta CMD\].

c) Gọi \[I\] là giao điểm của \[AN\] và \[CM\], \[K\] là giao điểm của \[BN\] và \[DM\]. Chứng minh \[IMKN\] là tứ giác nội tiếp.

Câu 2: Cho hình vuông \[ABCD\] có hai đường chéo cắt nhau tại \[E\]. Lấy \[I\] thuộc cạnh \[AB\], \[M\] thuộc cạnh \[BC\] sao cho: $\widehat{\text{IEM}}={{90}^{0}}$( \[I\text{ }\]và \[M\]không trùng với các đỉnh của hình vuông ).

a) Chứng minh rằng \[BIEM\] là tứ giác nội tiếp đường tròn.

b) Tính số đo của góc $\widehat{\text{IME}}$

c) Gọi \[N\] là giao điểm của tia \[AM\] và tia \[DC\]; \[K\] là giao điểm của \[BN\] và tia \[EM\]. Chứng minh \[BKCE\] là tứ giác nội tiếp.

Câu 3: Cho đường tròn \[\left( O \right)\] với dây \[BC\] cố định và một điểm $A$ thay đổi trên cung lớn \[BC\] sao cho \[AC>AB\] và \[AC>BC\]. Gọi $D$ là điểm chính giữa của cung nhỏ \[BC\]. Các tiếp tuyến của \[\left( O \right)\] tại $D$ và $C$ cắt nhau tại $E$. Gọi $P$, $Q$ lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng $AB$ với $CD$; $AD$ với $CE$.

1) Chứng minh rằng: $DE//BC$

2) Chứng minh tứ giác \[PACQ\] nội tiếp đường tròn.

Câu 4: Cho tam giác \[ABC\] có \[\widehat{C}<\widehat{B}<{{90}^{0}}\], đường cao \[AH\] và trung tuyến \[AM\].

a) Chứng minh rằng nếu $\widehat{BAC}={{90}^{0}}$ thì $\widehat{BAH}=\widehat{MAC}$.

b) Nếu $\widehat{BAH}=\widehat{MAC}$ thì tam giác \[ABC\] có vuông không, tại sao?

Câu 5: Cho tứ giác \[ABCD\] có hai đỉnh $B$ và $C$ ở trên nửa đường tròn đường kính $AD$, tâm $O$. Hai đường chéo $AC$ và $BD$ cắt nhau tại $E$. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $E$ xuống $AD$ và $I$ là trung điểm của $DE$. Chứng minh rằng:

1) Các tứ giác \[ABEH\], \[DCEH\] nội tiếp được đường tròn.

2) $E$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác \[BCH\].

3) Năm điểm \[B,\text{ }C,\text{ }I,\text{ }O,\text{ }H\] cùng thuộc một đường tròn.

Câu 6: Cho hình vuông \[ABCD\] có hai đường chéo cắt nhau tại $E$. Lấy $I$ thuộc cạnh $AB$, $M$ thuộc cạnh \[BC\] sao cho: $\widehat{\text{IEM}}={{90}^{0}}$($I$ và $M$ không trùng với các đỉnh của hình vuông ).

a) Chứng minh rằng \[BIEM\] là tứ giác nội tiếp đường tròn.

b) Tính số đo của góc $\widehat{\text{IME}}$.

c) Gọi $N$ là giao điểm của tia $AM$ và tia $DC$; $K$ là giao điểm của $BN$ và tia $EM$. Chứng minh \[BKCE\] là tứ giác nội tiếp, từ đó suy ra : $\text{CK }\bot \text{ BN}$.

Câu 7: Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp $\left( O \right)$, đường cao $BD$, $CE$ cắt nhau tại $H$ $\left( D\in AC;E\in AB \right)$. Kẻ đường kính $BK$, Kẻ $CP\bot BK\left( P\in BK \right)$.

a) Chứng minh rằng $BECD$ là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh rằng $EDPC$ là tứ giác nội tiếp, từ đó suy ra $ED=CP$.

 

Hướng dẫn giải

Câu 1: 

Tứ giác \[ACNM\]có: $\widehat{\text{MNC}}={{90}^{\text{o}}}$(gt) $\widehat{\text{MAC}}={{90}^{\text{o}}}$( tính chất tiếp tuyến).

$\Rightarrow $\[ACNM\] là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính $MC$. Tương tự tứ giác \[BDNM\]nội tiếp đường tròn đường kính $MD$.

b) ∆ANB và ∆CMD có:

$\widehat{\text{ABN}}=\widehat{\text{CDM}}$(do tứ giác \[BDNM\] nội tiếp)

$\widehat{\text{BAN}}=\widehat{\text{DCM}}$(do tứ giác \[ACNM\] nội tiếp) $\Rightarrow $\[\Delta ANB\text{ }\sim \Delta CMD\] (g.g)

c) \[\Delta ANB\text{ }\sim \Delta CMD\] $\Rightarrow \widehat{\text{CMD}}=\widehat{\text{ANB}}={{90}^{\text{o}}}$ (do $\widehat{\text{ANB}}$ là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)).

Suy ra $\widehat{\text{IMK}}=\widehat{\text{INK}}={{90}^{\text{o}}}\Rightarrow $ \[IMKN\] là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính \[IK\]

Câu 2:

 

a)Tứ giác \[BIEM\]:$\widehat{\text{IBM}}=\widehat{\text{IEM}}={{90}^{0}}$(gt);hay tứ giác \[BIEM\] nội tiếp đường tròn đường kính \[IM\].

b) Tứ giác \[BIEM\]nội tiếp suy ra: $\widehat{\text{IME}}=\widehat{\text{IBE}}={{45}^{0}}$(do \[ABCD\] là hình vuông).

c) \[\Delta EBI\text{ }\] và \[\Delta ECM\] có \[BE=CE\], $\widehat{\text{BEI}}=\widehat{\text{CEM}}$( do $\widehat{\text{IEM}}=\widehat{\text{BEC}}={{90}^{0}}$)

$\Rightarrow $ \[\Delta EBI\text{ =}\Delta ECM\] (g-c-g) $\Rightarrow $\[MC=IB\Rightarrow MB=IA\]

Vì \[CN//\text{ }BA\] nên theo định lí Thalet, ta có: $\frac{\text{MA}}{\text{MN}}=\frac{\text{MB}}{\text{MC}}$= $\frac{\text{IA}}{\text{IB}}$. Suy ra \[IM//BN\] (định lí Thalet đảo)

$\Rightarrow \widehat{\text{BKE}}=\widehat{\text{IME}}={{45}^{0}}$(2). Lại có $\widehat{\text{BCE}}={{45}^{0}}$(do \[ABCD\] là hình vuông).

Suy ra \[\widehat{\text{BKE}}=\widehat{\text{BCE}}\Rightarrow \]\[BKCE\] là tứ giác nội tiếp.

Câu 3: 

1) \[\widehat{\text{CDE}}=\frac{1}{2}\overset\frown{\text{DC}}=\frac{1}{2}\overset\frown{\text{BD}}\text{= }\widehat{\text{BCD}}\Rightarrow DE//BC\]

2) $\widehat{\text{APC}}=\frac{1}{2}(\overset{\frown }{\mathop{\text{AC}}}\,\text{ - }\overset{\frown }{\mathop{\text{DC}}}\,\text{) = }\widehat{\text{AQC}}$

$\Rightarrow $ \[PACQ\] nội tiếp đường tròn (vì $\widehat{\text{APC}}\text{ = }\widehat{\text{AQC}}$).

Câu 4:

Ta có: $\widehat{BAH}=\widehat{BCA}$ (cùng phụ với $\widehat{ABC}$)

$\widehat{MCA}=\widehat{MAC}$(Tam giác \[MAC\] cân tại $M$ theo tính chất trung tuyến trong tam giác vuông)

Suy ra $\widehat{BAH}=\widehat{MAC}$

b) Giả sử tam giác \[ABC\] không phải là tam giác vuông.

Kẻ đường cao \[CN\] của tam giác \[ABC\]

Ta có $\widehat{MAC}=\widehat{BAH}$ (giả thiết)

$\widehat{BAH}=\widehat{BCN}$(cùng phụ với $\widehat{ABC}$)

$\widehat{MCN}=\widehat{MNC}$ (Tam giác \[MNC\] cân tại $N$ )

Suy ra $\widehat{MAC}=\widehat{MNC}$. Do đó \[ACMN\] là tứ giác nội tiếp mà $\widehat{ANC}={{90}^{0}}\Rightarrow \widehat{AMC}={{90}^{0}}\Rightarrow H\equiv M$

Suy ra tam giác \[ABC\] cân (mâu thuẫn giả thiết)

Vậy khi $\widehat{BAH}=\widehat{MAC}$ thì tam giác \[ABC\] là tam giác vuông.

Câu 5:

1) Tứ giác \[ABEH\] có: $\widehat{\text{B}}\text{ = 9}{{\text{0}}^{\text{o}}}$ (góc nội tiếp trong nửa đường tròn); $\widehat{\text{H}}\text{ = 9}{{\text{0}}^{\text{o}}}$ (giả thiết) nên tứ giác \[ABEH\]nội tiếp được.

Tương tự, tứ giác \[DCEH\]có $\widehat{\text{C}}\text{ = }\widehat{\text{H}}\text{ = 9}{{\text{0}}^{\text{o}}}$, nên nội tiếp được.

2) Trong tứ giác nội tiếp \[ABEH\], ta có: $\widehat{\text{EBH}}\text{ = }\widehat{\text{EAH}}$ (cùng chắn cung $\overset\frown{\text{EH}}$)

Trong \[\left( O \right)\] ta có: $\widehat{\text{EAH}}\text{ = }\widehat{\text{CAD}}\text{ = }\widehat{\text{CBD}}$ (cùng chắn cung $\overset\frown{\text{CD}}$).

Suy ra: $\widehat{\text{EBH}}\text{ = }\widehat{\text{EBC}}$, nên \[BE\] là tia phân giác của góc $\widehat{\text{HBC}}$.

Tương tự, ta có: $\widehat{\text{ECH}}\text{ = }\widehat{\text{BDA}}\text{ = }\widehat{\text{BCE}}$, nên \[CE\] là tia phân giác của góc $\widehat{\text{BCH}}$.

Vậy $E$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác \[BCH\].

3) Ta có $I$ là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông $ECD$, nên $\widehat{\text{BIC}}\text{ = 2}\widehat{\text{EDC}}$ (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung $\overset\frown{\text{EC}}$). Mà $\widehat{\text{EDC}}\text{ = }\widehat{\text{EHC}}$, suy ra $\widehat{\text{BIC}}\text{ = }\widehat{\text{BHC}}$.

Trong \[\left( O \right)\], $\widehat{\text{BOC}}\text{ = 2}\widehat{\text{BDC}}\text{ = }\widehat{\text{BHC}}$ (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung $\overset\frown{\text{BC}}$).

Hay năm điểm \[B,\text{ }C,\text{ }I,\text{ }O,\text{ }H\] cùng thuộc một đường tròn.

Câu 6:

a) Tứ giác \[BIEM\] có:$\widehat{\text{IBM}}=\widehat{\text{IEM}}={{90}^{0}}$(gt); suy ra tứ giác \[BIEM\] nội tiếp đường tròn đường kính IM.

b) Tứ giác \[BIEM\] nội tiếp suy ra: $\widehat{\text{IME}}=\widehat{\text{IBE}}={{45}^{0}}$(do \[ABCD\] là hình vuông).

c) \[\Delta EBI\] và \[\Delta ECM\] có:$\widehat{\text{IBE}}=\widehat{\text{MCE}}={{45}^{0}}$, \[BE=CE\], $\widehat{\text{BEI}}=\widehat{\text{CEM}}$ (do $\widehat{\text{IEM}}=\widehat{\text{BEC}}={{90}^{0}}$)

$\Rightarrow \Delta EBI=\Delta ECM\left( g.c.g \right)\Rightarrow MC=IB\Rightarrow MB=IA$. Vì \[CN//BA\] nên theo định lí Thalet, ta có: $\frac{\text{MA}}{\text{MN}}=\frac{\text{MB}}{\text{MC}}$= $\frac{\text{IA}}{\text{IB}}$. Suy ra $MI//BN$ (định lí Thalet đảo)

$\Rightarrow \widehat{\text{BKE}}=\widehat{\text{IME}}={{45}^{0}}$(2). Lại có $\widehat{\text{BCE}}={{45}^{0}}$(do \[ABCD\] là hình vuông).

Suy ra \[\widehat{\text{BKE}}=\widehat{\text{BCE}}\Rightarrow \]\[BKCE\] là tứ giác nội tiếp.

Suy ra: $\widehat{\text{BKC}}+\widehat{\text{BEC}}={{180}^{0}}$ mà $\widehat{\text{BEC}}={{90}^{0}}$; suy ra $\widehat{\text{BKC}}={{90}^{0}}$; hay $\text{CK }\bot \text{ BN}$.

Câu 7:

Do $E,D,P$ nhìn $BC$ dưới một góc vuông nên $B,E,D,P,C$ nằm trên một đường tròn đường kính $BC$.

Nên $BECD$, $EDPC$ là tứ giác nội tiếp.

 

 

Bài viết gợi ý: