ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM
A: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Độ
cao
-
Độ cao
của âm là 1 đặc trưng sinh lí của âm, phụ thuộc vào tần số của âm.
-
Âm có tần
số càng lớn thì nghe càng cao, âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm.
2. Độ
to
-
Độ to của
âm là 1 đặc trưng sinh lí của âm, phụ thuộc vào cường độ âm và tần số âm
-
Ở cùng
1 tần số, âm có cường độ âm càng lớn thì nghe càng to. Vì độ o của âm còn phụ
thuộc vào tần số âm nên hai âm có cùng cường dộ âm, nhưng tần số khác nhau sẽ
gây ra những cảm giác âm to nhỏ khác nhau.
3. Âm
sắc
-
Âm sắc
là 1 đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát
ra. Âm sắc có liên quan mật thiết đến đồ thị dao động âm.
-
Sóng âm
do 1 nhạc cụ phát ra là sóng tổng hợp của nhiều sóng âm được phát ra cùng 1
lúc. Các sóng này có tần số là f, 2f, 3f,…và có các biên độ A1 , A2,
A3,…rất khác nhau.
-
Âm có tần
số f gọi lầ âm cơ bản hay họa âm thứ nhất; các âm có tần số 2f, 3f,…gọi là họa
âm thứ hai, họa âm thứ ba,…Họa âm nào có biên độ mạnh nhất sẽ quyết định độ cao
của âm mà nhạc cụ phát ra.
-
Dao động
âm tổng hợp vẫn là 1 dao động tuần hoàn nhưng không điều hòa. Đường biểu diễn của
dao động âm tổng hợp không phải là 1 đường hình sin mà là 1 đường có phức tạp.
-
Những
âm mà dao động của chúng có tính chất tuần hoàn như trên gọi là các nhạc âm vì
chúng do các nhạc cụ phát ra. Ngoài nhạc âm còn có tạp âm hay tiếng động là những
âm mà dao động của chúng không có tính chất tuần hoàn như: tiếng đập, gõ, tiếng
sấm nổ,…
Ngoài ra :
-
Tác dụng của hộp cộng hưởng: Tăng cường độ âm và tạo ra âm sắc riêng của
nhạc cụ.
-
Ngưỡng nghe: là cường độ âm nhỏ nhất của 1 âm để có
thể gây ra cảm giác âm đó.
-
Ngưỡng đau: là cường độ âm của 1 âm lớn nhất
mà còn gây ra cảm giác âm. Lúc đó có cảm giác đau đớn trong tai.
-
Miền nghe được: Là miền nằm trong phạm vi từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau.
B: BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng:
A: Biên độ C: Mức cường độ âm |
B: Cường độ âm D: Tần
số |
Đáp án D
Bài 2: Âm của 1 cái đàn ghi ta và của 1 cái kèn phát ra mà tai
người phân biệt được khác nhau thì không
thể có cùng:
A:Đồ
thị dao động âm C:Mức cường độ âm |
B: Cường độ âm D: Tần số âm |
Đáp án A
Bài 3: Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào sau đây ?
A: Nguồn âm và môi
trường truyền âm
B: Nguồn âm và tai người nghe
C: Môi trường truyền
âm và tai người nghe
D: Tai người nghe
và thần kinh thính giác
Đáp án B
Bài 4: Âm sắc là:
A: Màu sắc của âm
B: Một tính chất vật
lí của âm
C: Một đặc tính của
âm giúp ta nhận biết được các nguồn âm
D: Đặc tính sinh lí của âm giúp ta có thể
phân biệt các âm do các nguồn khác nhau phát ra
Đáp án D
Bài 5: Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 do cùng 1 dây đàn phát
ra thì:
A: Họa âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản
B: Tần số âm cơ bản
lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2
C: Tần số họa âm bậc 2 gấp đôi tần số âm
cơ bản
D: Tốc độ âm cơ bản
gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2
Đáp án C
Bài 6: Hộp cộng hưởng có tác dụng
A:
Làm tăng cường độ của âm C: Làm tăng tần số của âm |
B: Làm giảm bớt cường độ âm D: Làm giảm độ cao của âm |
Đáp án A
Bài 7: Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng:
A: Làm tăng độ to
và đọ cao của âm
B: Giữ cho âm phát
ra có tần số ổn định
C: Vừa khuếch đại âm vừa tạo ra âm sắc
riêng của âm do đàn phát ra
D: Tránh được tạp
âm và tiếng ồn lớn, làm cho tiếng đàn tỏng trẻo
Đáp án C
Bài 8: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A: Âm có cường độ lớn
thì tai có cảm giác âm đó luôn to
B: Âm có tần số lớn
thì tai có cảm giác âm đó luôn to
C: Âm có cường độ
nhỏ thì tai có cảm giác âm đó luôn bé
D: Âm to hay nhỏ phụ thuộc vào mức cường độ
âm và tần số âm
Đáp án D
Bài 9: Chọn câu SAI trong các câu sau:
A: Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn
thì am càng to\
B: Cảm giác nghe âm to hay nhỏ chỉ phụ thuộc
vào cường độ âm
C: Cùng 1 cường độ
âm tai con người nghe âm cao to hơn âm trầm
D: Ngưỡng đau hầu
như không phụ thuộc vào tần số của âm
Đáp án B
Bài 10: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do:
A: Tốc độ truyền âm
khác nhau
B: Có số lượng và cường độ các họa âm khác
nhau
C: Độ cao và độ to
khác nhau
D: Có tần số khác
nhau
Đáp án B