BỘ ĐỀ THI THPTQG CHUẨN CẤU TRÚC- ĐỀ SỐ 11
Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút. 

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
                                                                Niềm vui là lương thực chúng ta sống dựa vào

       Ngay từ thời Trung Cổ, nhà y học nổi tiếng người Iran là Ibn Sina, người được mệnh danh là “cha đẻ của y học” đã từng làm một thí nghiệm.
      Ông tìm hai con dê đực to khỏe như nhau, lần lượt thả chúng vào hai chỗ khác nhau. Một con được thả trên bãi cỏ yên tĩnh, an toàn, không có bất kỳ nguy hiểm nào; con còn lại được thả trong vườn bách thú bên cạnh chuồng sói.
      Hai con dê này đều được ăn ngon ngủ kỹ, sống trong môi trường thoải mái. Con dê đầu tiên sống tự do tự tại, còn con thứ hai do thường xuyên cảm thấy bầy sói bên cạnh đang nhìn mình, đang có ý đồ xấu với mình, suốt ngày lo lắng sợ hãi, tinh thần luôn ở trong trạng thái căng thẳng cao độ, nên không lâu sau thì chết.
      Qua thí nghiệm này chúng ta phát hiện, dê muốn sinh tồn, không những cần có đồ ăn thức uống, mà còn cần sự bình yên về tinh thần. Khi con dê ở vào trạng thái sợ hãi, lo lắng trong thời gian dài, cho dù bày bao nhiêu đồ ăn ngon trước mặt nó, cũng khó có thể duy trì sự sống của nó.
      Đối với con người chúng ta mà nói, nếu không thể duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, e rằng chúng ta cũng sẽ có kết cục giống với con dê thứ hai kia. Sự suy sụp trong tinh thần và sự rệu rã của hệ thống sinh lý đều có tính tàn phá như nhau. Tác dụng của cán cân vui vẻ chính là giúp chúng ta không ngừng hâp thu “chất dinh dưỡng” từ niềm vui trong cuộc sống hiện thực, bảo vệ chúng ta trong trạng thái sinh tồn trong vui vẻ.
      Hãy quay về hiện thực cuộc sống, thử xem cán cân vui vẻ không ngừng giành lấy niềm vui trong hiện thực để duy trì sinh mệnh của chúng ta như thế nào.
                                                                                    (Tìm lại cái tôi đã mất - Trình Chí Lương)

Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1.
Tác giả sử dụng thao tác lập luận chính nào trong văn bản trên?
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của con dê thứ hai trong thí nghiệm trên là gì?
Câu 3. Để cân bằng cán cân vui vẻ, con người cần những “chất dinh dưỡng” nào?
Câu 4. Theo anh/ chị, có giải pháp gì hiệu quả cho những người đang mất thăng bằng "cán cân vui vẻ”?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)

Quan niệm của anh/ chị về một cuộc sống đầy đủ?
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ dưới đây: 

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm hôm bếp lửa người thương đi về”. 

 



 HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI 

I. ĐỌC-HIỂU

Câu 1: Văn bản sử dụng thao tác lập luận chính là thao tác quy nạp. Từ dẫn chứng cụ thể để rút ra kết luận về sự cân bằng trong cuộc sống.
Câu 2: Nguyên nhân cái chết của con dê thứ hai kia là: do thường xuyên cảm thấy bầy sói bên cạnh đang nhìn mình, đang có ý đồ xấu với mình, suốt ngày lo lắng sợ hãi, tinh thần luôn ở trong trạng thái căng thẳng cao độ.
Câu 3: Để duy trì cán cân vui vẻ, những “chất dinh dưỡng” con người cần chính là:
+ Môi trường sống thoải mái, đảm bảo các nhu cầu của hệ thống sinh học
+ Cảm giác về sự an toàn
+ Niềm vui trong cuộc sống hiện thực.
Câu 4:   

+ Trình bày ngắn gọn trong 5 - 7 câu.
+ Nêu giải pháp: bù đắp những dưỡng chất bị thiếu hụt: chăm lo sức khỏe, trau dồi tri
thức, gia tăng quan hệ cộng đồng, tìm kiếm niềm vui tinh thần,...
+ Thuyết phục bằng lí lẽ, dẫn chứng.

II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)

Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
•Xác định đúng vấn đề nghị luận.
•Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
•Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.
•Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đàm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý:

Câu

              Nội dung

                                                                         Đoạn văn

 

Nêu vấn đề

+ Vấn đề

+ Những điều kiện cho một cuộc sống đầy đủ.

+ Cuộc sống đầy đủ là khi người ta được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, để tự cảm nhận được một cuộc sống hạnh phúc và thoải mái.

 

+ Giải thích

 

Luận bàn

Những yếu tố tạo nên một cuộc sống đầy đủ

+ Mỗi con người có những nhu cầu khác nhau.

+ Nhưng có những nhu cầu là chung cho cả nhân loại:

•Nhu cầu sinh học: ăn, uống, ngủ, nghỉ,...

•Nhu cầu cảm giác an toàn

•Nhu cầu giao lưu tình cảm xã hội

•Nhu cầu nhận thức: trí tuệ, thẩm mĩ,...

•Nhu cầu được tôn trọng.

•Nhu cầu thể hiện bản thân

→ Tất cả các yếu tố trên sẽ đảm bảo cho một cảm giác đầy đủ trong cuộc sống.

→ Tùy từng hoàn cảnh, các nhu cầu sẽ tự cân bằng cho nhau, nên nhiều  khi, sự thiếu hụt một hoặc một  vài yếu tố vẫn khiến cho người ta có được cảm giác đủ đầy.
Ví dụ: một  sinh viên nghèo vẫn cảm thấy hạnh  phúc khi được học tập và nghiên cứu đúng lĩnh vực đam mê.
 - Giải pháp: 

+ Tôn trọng các nhu cầu cá nhân, và đảm bảo sự công bằng nhu cầu xã hội. Như vậy là tiến tới một xã hội nhân văn.
+ Mỗi con người cần biết đủ. Hạnh phúc là khi biết đủ.
+ Cá nhân    
- Liện hệ bài học cho bản thân: Biết cân bằng và lựa chọn những nhu cầu thiết yếu cho mình
cảm nhận một cuộc sống hạnh phúc.

 

 

 
 
 

 

Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung:
0,5 điểm
     Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích,cảm thụ.
     Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm

1. Khái quát vài ý về tác giả- tác phẩm

-   Là nhà thơ trữ tình chính trị, nhà thơ của lí tưởng Cộng sản, hồn thơ Tố Hữu thường rất nhạy cảm trước những vấn đề thời sự của đất
nước, của  dân tộc. Việt  Bắc  được  Tố  Hữu   sáng  tác  vào  tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng,  Chính phủ,  Bác Hồ rời chiến  khu Việt Bắc, từ biệt nhân dân Việt Bắc sau gần 15 năm gắn bó, về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo đất nước. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện có ý nghĩa thời sự, chính trị, cho thấy với Tố Hữu, mọi sự kiện thời sự chính trị đều có thể trở thành nguồn cảm hứng thực sự. Ý nghĩa thời sự của  bài thơ  có thể sẽ  qua mau nhưng  tình cảm thủy  chung với cách mạng, gắn bó với nhân dân và chiến khu Việt Bắc, tình cảm ân tình ân nghĩa với quá khứ thì sẽ còn mãi muôn đời.

2. Giải thích tính dân tộc

     Tính dân tộc của tác phẩm vàn học bao giờ cũng được bộc lộ trước hết ở việc tác phẩm ấy đề cập tới và thể hiện rõ tính cách của dàn tộc, đặc điểm linh hồn, cốt cách của dân tộc. Thứ hai là qua ngôn ngữ, giọng điệu thể hiện được tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc.

→ Tính dân tộc thể hiện qua nội dung:

                                                                       "Nhớ gì như nhớ người yêu
                                                                        Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
                                                                        Nhớ từng bản khói cùng sương
                                                                        Sớm hôm bếp lửa người thương đi về”
.
+ Phép so sánh độc đáo: “Nhớ  gì như nhớ người  yêu”. Nỗi nhớ người yêu luôn là nỗi nhớ mãnh liệt, da diết, trong ca dao: "Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than". Nghĩa là bao thổn thức, bao bâng khuâng, bồn chồn khi phải xa cách, đã khiến kẻ yêu ngày đêm không ngủ được, trào dâng trong dạ bao nỗi niềm. Chỉ mong “trời sáng ra đường gặp anh”. Ví nỗi nhớ Việt Bắc với nỗi nhớ người  yêu, người chiến sĩ đồng thời khẳng định  tình cảm thuỷ  chung,  con người   tình nghĩa,  truyền  thống  uống  nước  nhớ nguồn, không bao giờ quên đi Việt Bắc ân tình.
+ Nỗi nhớ đã lan toả theo không gian: Trước hết là nhớ những không gian của thiên nhiên cao rộng, hùng vĩ: Núi, nương đến không gian sinh hoạt gần gũi: bản, bếp lửa. Nhắc đến những  không gian này, trong lòng người đọc trỗi dậy hình ảnh thân thuộc của dân tộc, những không gian của đất nước, với bao yêu dấu. Và dù ở không gian nào, chiến sĩ và Việt Bắc luôn bên nhau, từ lao động cho đến sinh hoạt, chiến đấu.
+ Nỗi nhớ  lan toả  theo thời  gian: Những từ gợi  lên thời  gian như nắng chiều, trăng lên, sớm hôm, đã gợi lên chu kì của thời gian, thời gian trong ngày, nhưng gợi ra bao năm tháng chiến sĩ Việt Bắc đã cùng trải qua. Như vậy, tình cảm đã xây đắp vững bền qua một thời gian dài, trở thành thói quen, trở thành một phần cuộc sống. Nay chia xa, hẳn phải thấy hụt hẫng, nhớ nhung vô cùng.
+ Nỗi nhớ về những hình ảnh quen thuộc mà đầy thi vị: Đó là trăng, bản khói cùng sương, hình ảnh người thương gợi lên bao vẻ đẹp của cảnh và người nơi Việt Bắc. Cảnh nên thơ, người nghĩa tình. Nên, người chiến sĩ sao không yêu, không nhớ cho được.
→ Tính dân tộc thể hiện qua hình thức:
+ Kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ ca cổ điển khi sử dụng đặc biệt nhuần nhuyễn thể thơ lục bát thuần túy dân tộc. Thể thơ này vốn có truyền thống trong ca dao, dân ca của người Việt.
+ Tố Hữu sử dụng phổ biến  và thành công những lối  so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt.
3. Bàn luận đánh giá

- Qua những dòng thơ tinh tế, hồn thơ Tố Hữu đã tập trung thể hiện nhiều vẻ đẹp đặc trưng cho tâm hồn, cốt cách của dân tộc, của người Việt.
- Được sáng tác nhân một sự kiện có ý nghĩa thời sự chính trị, nhưng Việt Bắc vẫn là một bài thơ đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức, đồng thời là một đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp.


 

Bài viết gợi ý: