ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 6

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


Họ, tên thí sinh: .......................................................................

Số báo danh: ............................................................................


I.    ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn, nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark phát biểu như sau:

        Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ cỏ mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một sổ điều chung, bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng... đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc mảy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi... Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến dấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thẳng.

                                              (Theo http://vanhay. edu. vn/de-doc-hieu-ve-tieu-thuyet-suoi-nguon-ayn-rand)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 3: Đoạn văn trên nói lên điều gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn ấy.

Câu 4: Theo anh (chị) vì sao: “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng... đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”.
II.    LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến nêu ở phần Đọc hiếu: “Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới', họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ".

Câu 2 (5,0 điểm)

“Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ẩy đối với các thi sĩ vẫn là điêu bí mật". Hãy giải thích ý kiến trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa và hãy làm rõ quan niệm thơ ca ấy qua việc phân tích đoạn thơ sau của nhà thơ Quang Dũng:

                                                            Doanh trại bừng lên hội đuôc hoa

                                                            Kìa em xiêm áo tự bao giờ

                                                            Khèn lên man điệu nàng e ấp

                                                            Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

                                                            Người đi Châu Mộc chiều sương ẩy

                                                            Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

                                                            Có nhớ dáng người trên độc mộc

                                                            Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
                                       (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam)

Từ đó, anh (chị) hãy liên hệ đến bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam ) và đoạn thơ:

Biết bao bướm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lủ gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình xót xa.

                         (Trích Nỗi thương mình -Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam)

để nhận xét về sự biến chuyển của thời gian.


-------------------- HẾT --------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I.    ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là: Phương thức thuyết minh.

Câu 3: Đoạn văn trên bàn về:

+    Những người đi tiên phong, những người khai sáng. Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như khoa học, nghệ thuật, văn hóa...) ban đầu đều chịu thiệt thòi, đau khổ, thậm chí phải trả giá đắt...vì thường không được mọi người đương thời hiểu, đồng tình và ủng hộ ngay.

+    Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống hiền, đặc biệt ĩà khả năng sáng tạo, những người đó thường đạt được thành công, trở thành người chiến thắng và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng, cho nhân loại.

- Đặt tên cho đoạn văn: Thí sinh căn cứ vào nội dung của đoạn văn bản để đặt nhan đề, dưới đây là một số nhan đề gợi ý:

+    Những người đặt bước chân đầu tiên.

+    Những người đi khai phá.

+    Đi trước bình minh.

Câu 4: Theo anh (chị) vì sao: “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng... đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”.

-    Vì trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những người sáng tạo thường đom độc vì những ý tưởng.

-    Những công trình mà họ đưa ra thường không dễ chấp nhận ngay được, bởi nó vượt qua khỏi suy nghĩ, tầm nhìn của mọi người đương thời.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm)

A.    Về kĩ năng

-    Biết viết một văn bản nghị luận xã hội với độ dài đúng quy định.

-    Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận; giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
B.    Về kiến thức

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1. Giải thích

-    “Những người đặt bước chân đầu tiên” là những con người đi tiên phong, khai mở - đặt bước chân đầu tiên tạo ra sản phẩm vật chất và trí tuệ.

-    “Những con đường mới” lúc đầu không có những con đường bằng phang, chỉ là những khoảng đất trống hoang đầy sỏi đá. Con đường mới được khai phá nhờ những bước chân đầu tiên của những người tiên phong.

-    “Không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn” là tự .tìm tòi theo cách riêng và qua những trải nghiệm thực tế.

=> Hình tượng con đường ở đây cần phải được hiểu theo nghĩa bóng: là cách thức và phương hướng để con người giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội. .Như vậy với câu nói này, nhà văn Ayn Rand đã quan niệm: trên đời không có gì là bất biến. Chỉ cần con người có khát vọng và dám thực hiện khát vọng ấy thì sẽ có khả năng làm thay đổi thế giới.

2.    Phân tích và chứng minh

-    Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, cái đích mà mỗi người hướng đến cũng khác nhau, tưong đồng với đó là những khó khăn thử thách khác nhau và không ai giống ai.
-    Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm...

-    Cần xác định rõ mục tiêu, lí tưởng để phấn đấu. Liên hệ câu nói của Đi-đơ-rô: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.

-    Tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện để chọn con đường riêng cho bản thân phù hợp với khả năng và sở thích chứ không đi theo một con đường mà người khác vạch sẵn.
3. Bàn bạc và mở rộng

-    Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. sống trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh. Tuy nhiên, chẳng mấy ai may mắn được hoàn cảnh trải cho tấm nhung để đi đến thành công. Hoàn cảnh luôn tác động lợn đến mỗi người.

-    Việc tìm con đường riêng rất khó nên đòi hỏi phải có sự tìm tòi sáng tạo và thời gian, cần có ý chí và bản lĩnh để thực hiện. Biết tận dụng cơ hội: thiên thời, địa lợi, nhân hòa để thực hiện con đường riêng của mình.

-    Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

-    Sáng tạo chính là chìa khoá để mở cánh cửa thành công. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó, có những người khi gặp khó khăn thử thách họ chỉ biết chạy trốn thay vì là tìm cách vượt qua, đây là những người không có nghị lực sống, điều này tương đương với việc họ đã tự đánh mất đi chiếc chìa khóa quan trọng có thể mở mọi cánh cửa trong cuộc đời họ - chiếc chìa khóa mà do chính họ nắm giữ.Một xã hội mả có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển.

4. Bài học nhận thức và hành động

-    Cuộc sổng của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thừ thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã.
-    Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công.

-    Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn mầu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mọi người chúng ta trên con đường đời ấy.
Câu 2 (5 điểm)

1. Mở bài

-    Giới thiệu vấn đề nghị luận

+    Thơ là sản phẩm của tâm hồn. Mỗi tâm hồn là một vương quốc riêng, đầy bí ẩn, tụy giữa những tâm hồn có những làn sóng giao thoa nhau. Con người và cuộc sống từ ngàn xưa đã là đối tượng phản ánh của thơ ca. Nhưng cuộc sống và con người trong thơ ca là cuộc sống và con người được phản ánh qua một lăng kính rất cụ thể, rất cá biệt - đấy là tâm hồn, tư tưởng, tình cảm... của người nghệ sĩ.

-  Dẫn ra vấn đề nghị luận

+    Chính vì vậy mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã đưa ra ý kiến: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đổi với các thi sĩ vẫn là điều bỉ mật". Có thể nói, tinh hoa của hồn thơ Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ miêu tả cảnh đêm liên hoan lửa trại và cảnh mộng mơ trên sông nước miền Tây:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo ben bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

2. Thân bài

2.1.Khái quát chung

-    Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông. Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô (xuất bản năm 1986) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này vào một đêm cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh bên dòng sông Đáy hiền hòa khi Quang Dũng đã rời khởi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác.

-    Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Lúc đầu, nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ. Chính vì vậy mà toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết.

2.2.Giải thích

Đâu là vẻ đẹp của thơ? Thế nào là thơ hay? Những câu hỏi đó không phải bao giờ cũng được trả lời một cách đầy đủ và cũng không dễ có sự thống nhất ở tất cả mọi người. Các nhà nghiên cứu, các nhà thơ tùy theo từng góc độ, họ có cách nhìn, cách lí giải riêng. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, người làm thơ từ lúc còn bé, qua nhiều năm sáng tác đã đóng góp một ý kiến về thơ. Thế nào là thơ hay?

a. Thơ hay là thơ giản dị

-    Cái cốt lõi của thơ ca không nằm ở sự chài chuốt ngôn ngữ mà nó đọng lại ở bề sâu cảm xúc.

-    Giản dị không chỉ là một yêu cầu mà còn là một phẩm chất của thơ hay cần có. Cái giản dị của thợ có thể ví như duyên ngầm ở một cô gái đẹp, không cần trang sức quý giá, không cần trang đỉểm mà vẫn có sức thu hút.

-    Giản dị theo quan điểm này là ở ngôn ngữ, hình ảnh, cách viết.

b.    Thơ hay là thơ xúc động

-    Thơ là sự bộc lộ thế giới nội tâm sâu sắc ở người sáng tác và khi thi sĩ đã sống hết mình với những rung động, cảm xúc thì những vui buồn, âu lo, khát vọng... của người làm thơ mới động chạm đến trái tim của nhiều người, tiếng nói trữ tình trong thơ mới có thể trở thành nỗi lòng thầm kín của mọi người.

-    Thơ hay là thơ có sức truyền cảm chân thành và mãnh liệt nhất.

c.    Thơ hay là thơ ảm ảnh
-    Sự ám ành của thơ được tạo bời những ấn tượng mạnh mẽ nhất mà hình thức và nội dung thơ đã để lại trong tâm hồn người đọc.
-    Những ấn tượng, xúc cảm mãnh liệt của thơ hay không phải được tạo bởi cường độ của bão lũ, không phải ở những xúc động nhất thời. Thơ hay, sau khi đọc xong, người đọc vẫn day dứt khôn nguôi về tình đời, tình người mà thi sĩ băn khoăn, trăn trở và kí thác trong thơ mình.

2.3. Phân tích đoạn thơ đế làm sáng tỏ ỷ kiến

a.Khái quát trước khi phân tích

-    Ở đoạn thơ trước, Quang Dũng đã phác họa về miền Tây xa xôi qua những nét vẽ đậm vẻ hoang sơ, bí hiểm thì ở đoạn thơ này, thiên nhiên và con người như mang vẻ đẹp của một thế giới khác. Hình ảnh thiên nhiên con người Tây Bắc được khắc họa trong đoạn thơ bằng những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa tinh tế, thấm đẫm chất thơ, chất nhạc, chất hào hoa, lãng mạn của một thi sĩ đa tài.

-    Trong miền kí ức của Quang Dũng không chỉ cỏ những ngày tháng gian khổ với đèo cao, mưa rừng, thú dữ, sương phủ mà còn có cả ánh sáng hội hè của những đêm liên hoan lửa trại tưng bừng và những buổi chiều êm ả, bản làng khói sương như trong miền cổ tích xưa.

b.Phân tích

b1. Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

-    “Doanh trại” là nơi đóng quân của Tây Tiến cụng là nơi diễn ra lễ hội văn hóa đậm đà tình quân dân. Đồng bào dân tộc đã tụ họp về đây để sinh hoạt và góp vui tinh thần với bộ đội Tây Tiến. Từ “bừng” kết hợp với hình ảnh đẹp “đuốc hoa” miêu tả không khí sôi nổi, cả doanh trại bừng sáng, lung linh ánh lửa đuốc khi đêm văn nghệ bắt đầu. Ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành “đuốc hoa”. Ở đây, “đuốc hoa” có ý nghĩa là gợi không khí ấm cúng, gợi niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ. “Bừng” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiêng khèn, tiếng hát, tiếng cười nói tưng bừng rộn rã. Và sau này cũng trong cảnh thiên nhiên hữu tình ấy Tố Hữu khi nhớ về Việt Bắc cũng từng viết về đêm liên hoan:

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan.

                   (Việt Bắc, Tố Hữu)

-    Tiếng reọ “kìa em” thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê, vui sướng của các anh lính Tây Tiến trước vẻ lộng lẫy vì sự xuất hiện bất ngờ của các cô gái nơi núi rừng. Các cô gái chính là trung tâm, là linh hồn của đêm hội có vẻ đẹp e thẹn, tình tứ, mềm mại, duyên, dáng trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ phương xa - “man điệu” đã thu hút hồn vía của các chàng trai Tây Tiến.

-    Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục. Yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn lên vẻ đẹp của họ. Quang Dũng không khỏi không thán phục đến ngạc nhiên trước vẻ đẹp ấy. Những thiếu nữ Mường, Thái, Nùng... những cô gái Lào xinh đẹp, duyên dáng “e ấp”, xuất hiện trong bộ “xiêm áo” rực rỡ. Qua câu thơ: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ" ta cũng có thể hiểu là người lính đang đóng giả con gái trong những trang phục dân tộc rất độc đáo, tạo tiếng cười vui cho đêm văn nghệ. Và cũng không ai có thể ngờ được chính sự giả trang ấy khiến cho cả doanh trại và đồng bào Tây Bắc ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Sao mà các anh tài đến thế, giả trang đến y hệt, ngay đến chính những người đồng đội của mình còn không nhận ra, nên khi các anh xuất hiện tất cả mọi người trong đêm liên hoan lửa trại đều bất ngờ.

-    Ngỡ ngàng nữa là tiếng khèn “man điệu”. Và hòa vào tiếng khèn ngất ngây ấy là điệu múa Lam Vông quyến rũ của những cô gái Lào đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ. Chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà thành hào hoa. Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thăng hoa, những mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ. Chính vì thế mọi cảm giác mỏi mệt, mọi vất vả đều tan biến. Thay vào đó là niềm lạc quan, yêu đời nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên con đường hướng về “Viên Chăn xây hồn thơ".

-    Không khí của đêm liên hoan còn ngây ngất hơn bởi tiếng khèn rạo rực, réo rắt khiến cho con người và cảnh vật như bốc men say, trở nên phong phú, sinh động như muốn “xây hồn thơ” lãng mạn. Đây cũng chính là tâm hồn hào hoa, tinh tế của Quang Dũng. Cảnh vật, con người như ngả nghiêng, ngất ngây, bốc men say rạo rực vì vui sướng được sống trong những giây phút bình yên.

=> Dư âm của chiến tranh tàn khốc bị đẩy lùi xa chỉ còn những tâm hồn lãng mạn, trong tiếng nhạc, hồn thơ. Đây là một khoảnh khắc hiếm hoi trong thời chiến, là một kỉ niệm đẹp khó phai mờ trong lòng những người lính Tây Tiến nói chung và trong lòng Quang Dũng nói riêng.

b2.Cảnh sông nước miền Tây mênh mang, mờ ảo:

Người đi Châu Mộc chiểu sương ấy

Cỏ thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ họa dong đưa.

-    Một không gian bảng lảng khói sương như trong cối mộng cứ thế hiện ra:

+    Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên theo chiều hướng nhẹ hóa. Cái dữ dội, khốc liệt được đẩy lùi đi và thay vào đó là những hình ảnh nhẹ nhàng và thơ mộng.

+    Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh “chiều sương” cho ta thấy nét đặc trưng vốn có của núi rừng nơi đây. Nhưng sương ở đây không phải là “sương lấp”, “sương che” hay “sương phủ” mà là “sương li biệt” trong tư thế của người ra đi vì nghĩa lớn: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy". Thời gian buổi chiều vừa gợi màu sắc bảng lảng, sương khói vừa có nỗi buồn man mác. Đại từ “ấy” làm rõ nghĩa hơn cho từ chiều sương để nhấn mạnh rằng đây là một buổi chiều sương rất đặc biệt, chiều sương trong nỗi nhớ đã thành kỉ niệm nên tình người cũng man mác, bâng khuâng.

- Sông nước tĩnh lặng và mênh mông như một bờ tiền sử, hai bên bờ những bông hoa lau khẽ lay động trong sương gió chiều thu. Quả đúng là: “Người trong cảnh ẩy, cảnh trong tình này" (Truyện Kiều, Nguyễn Du), cho nên Quang Dũng đã cảm nhận được những cánh hoa lau như có hôn. Không gian nủi rừng chiêu sương gợi cảm giác hoang văng, tĩnh lặng, giàu chât thơ sâu lắng vừa có chút gì đó thiêng liêng phảng phất chút tâm linh rừng núi. Cho nên “nẻo bến bờ” là nhìn đâu cũng thấy mênh mang hồn lau.

Không gian nên thơ ấy làm nền cho người thơ xuất hiện. Giữa hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên đầy sức sổng và lãng mạn thì hình ảnh con người nơi đây hiện lên mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, bất khuất, kiên cường: “Cớ nhớ dáng người trên độc mộc”. Điệp ngữ -‘có thấy - có nhớ” luyến láy như chạm khắc vào lòng người một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng khôn nguôi. “Độc mộc” là một loại thuyền được làm từ thân cây gỗ lớn, dài. “Dáng người trên độc mộc” ở đây có thể hiểu là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái, Mèo, Nùng đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Cũng có thể hiểu là dáng hình kiêu dũng của các chiến sĩ Tây Tiến đang chèo chống con thuyền vượt sông, vượt thác dữ tiên về phía trước. Tật cả những hình ảnh ấy đều đã để lại trong lòng của Quang Dũng một hình ảnh khó phai nhòa,..

- Thiên nhiên Tây Bắc vốn nổi tiếng với con sông Mã, một dòng sông đã chứa trong nó biết bao dữ dội. Nhưng ở đây, dòng sông Mã đã hiện lên với sự nhẹ nhàng đến kì lạ. Những cánh hoa rừng không bị “dồi lên dập xuống” mà là “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Từ láy “đong đưa” được sử dụng rất gợi: cánh hoa rừng như cũng quyến luyến con người. Cánh hoa rừng trên tràng giang Tây Bắc “đong đưa” như bàn tay vẫy chào người lính, tiễn người lính vượt sông

đi đánh giặc. Bóng người bóng hoa như họa thêm vẻ đẹp cho nhau tạo ấn tượng giàu cảm xúc về cảnh và người miền Tây.

=> Đoạn thơ đậm màu sắc hội họa. Chỉ một vài nét chấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con người hiện lên thật sinh động đầy sức cuốn hút. Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình là một bức tranh sơn thủy hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa, vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây - tâm hồn Quang Dũhg.

2.4. Nhận xét

- Chất nhạc trong đoạn thơ ngân nga như tiếng hát cất lên từ tâm hồn ngất ngây, mê say, lãng mạn của cái tôi trữ tình giàu cảm xúc dẫn người đọc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc không chỉ đẹp ở sự hùng vĩ, dữ dội mà nó còn đẹp cả ở những nét mềm mại, mộng mơ khiến lòng người xao xuyến.

- Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nghệ thuật: ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, hồn thơ mang đậm chất lãng mạn, hào hoa. Những từ ngữ như “có nhớ”, “có thấy” luyến láy, khắc họa thêm nỗi nhớ: lưu luyến, bồi hồi. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu giá trị.

-    Chất nhạc, chất họa, chất mơ mộng hòa quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp. Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển. Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài .hoa, lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ.

2.5. Liên hệ

a. Bài thơ Chiều tối

-    Chiều tối là bài thơ thứ 31 tròng tổng số 134 bài thơ in trong tập Nhật kỉ trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ lấy cảm hứng từ đoạn đường chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo.. Thi phẩm là khúc ca về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.

-    Khung cảnh chiều tối nơi núi rừng hoang vu được gợi lên bằng bút pháp ước lệ quen thuộc của thơ cổ phương Đông. Trời tối, cánh chim sau một ngày bay đi kiếm ăn đầy mệt mỏi cuối cùng cũng đã trở về. Hình ảnh “chòm mây trôi nhẹ” giữa bầu trời bao la,.mênh mông gợi lên sự tĩnh lặng, buồn bã nơi núi rừng hoang vu.

-    Hình ảnh con người mang vẻ đẹp khỏe khoăn, năng động, trẻ trung và hăng say lao động. Đây chính là điểm khác biệt so vói thơ cổ, là nét hiện đại được điểm xuyết vào trong nét cổ điển. Hơn nữa trong bài thơ, hình tượng thơ không tĩnh tại như chúng ta thường ngày gặp trong thơ cổ mà có sự vận động hướng về ánh sáng, về tựơng lai. Từ. “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, mang đến ánh sáng, hơi ấm và niềm vua, xua tan đi sự lạnh lẽo, tối tăm của hành trình chuyển lao.

b.Đoạn thơ trong đoạn trích Nỗi thương mình

-    Đọc đoạn trích Nỗi thương mình người đọc thấy được chuỗi ngày nhiều đau đớn và nước mắt của Thúy Kiều mắc lừa Sở Khanh và bị bán vào lầu xanh, dưới bàn tay của mụ Tú Bà ghê tởm. Cuộc đời nhơ nhớp, ô nhục của Thúy Kiều bắt đầu từ đây.

-    Giữa cái không khí ồn ào, náo nhiệt, lả lơi, dập dìu, sớm đưa, tối tìm ấy nổi bật lên một hình ảnh nàng Kiều cô đơn, buồn tủi. Nguyễn Du đã sử dụng tài tình các ẩn dụ: “bướm lả ong lơi”, “cuộc say”, “trận cười”, các thi liệu, điển tích: “lá gió”, “cành chim”, “Tống Ngọc”, “Trường Khanh” để diễn tả cảnh sổng xô bồ, nhơ nhớp và thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ ở chốn lầu xanh.

-    Sống trong cảnh “Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm” thì chỉ “Khi tinh rượu lúc tàn canh” Kiều mới có những khoảnh khắc hiếm hoi để sổng thực với chính lòng mình. Lúc khách làng chơi ra về hết, đêm rất khuya chỉ còn một mình Kiều đối diện với ngọn đèn.

-    Những cảnh nghiêng ngả đã lùi xa, những trận cười lắng lại. Chỉ còn trơ lại ở đây một con người vô cùng cô độc đang tự thương thân. Khi tỉnh rượu thì đêm đã khuya, lúc này nàng mới “giật mình”, “thương mình xót xa”.

2.6.Đánh giá và nhận xét

-    Cảm xúc của chủ thể trữ tình ở đoạn thơ trong bài Tây Tiến, Chiều tối và đoạn trích Nỗi thương mình đều buồn vắng, đìu hiu, cô đơn trước thời khắc của ngày tàn (có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cảnh và tình):

+ Nỗi vấn vương, lưu luyến về cảnh chia tay trong buổi chiều sương mờ (Tây Tiến).

+ Cảnh nhà, tình nước qua những hình ảnh thiên nhiên thật bình dị, gần gũi (Chiều tối).

+ Không gian lầu xanh, thời gian là lúc “tỉnh rượu, tàn canh” - đêm khuya là thời gian của tâm trạng. Bởi vì triền miên trong những “cơn say, trận cười”, những “bướm lả ong lơi”, những khách làng chơi dập dìu tối ngày, chỉ đến khi tàn canh Kiều mới có thời gian để sống với tâm trạng thực của mình (Nỗi thương mình).

-    Cả Quang Dũng, Hồ Chí Minh và nàng Kiều đều có tư chất nghệ sĩ trước những biến cảm của thiên nhiên.

-    Ba đoạn trích cũng như bài thơ đều mang vẻ đẹp cổ điển thể hiện ở đề tài và cấu tứ. Một trong những thi đề phổ biến của thơ xưa là: “Giai thì, mĩ cảnh” (Thời gian đẹp, cảnh đẹp). Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đặng đối.

3. Kết bài

-    Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận
+    Tóm lại, các đoạn thơ đều thể hiện tâm trạng và cảm xúc của các nhà thơ trước sự biến chuyển của thời gian. Qua đoạn thơ, người đọc thấy được tâm hồn nghệ sĩ hòa nhập với cuộc sống. Trong Tây Tiến, Quang Dũng đã đưa người đọc trở về với hoài niệm năm xưa, để được sống lại với những phút giây bình yên, hiếm có của thời chiến tranh. Nhà thơ cùng người đọc bước vào thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại, với thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của âm nhạc du dương; chất thơ, chất họa, chất nhạc thấm đẫm, quyện hòa đến mức khó mà tách biệt. Ở Chiều tối cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong cách thơ Hồ Chí Minh. Còn ở đoạn trích Nỗi thương mình, Nguyễn Du đã cất lên tiếng lòng đau đớn và tủi nhục thay cho tiếng lòng của Thúy Kiều khi lâm vào bi kịch khố đau của người con gái tài sắc bị những thế lực tàn ác trong xã hội phong kiến vùi dập. Sự tự ý thức đã vạch rõ ranh giới giữa nàng với môi trường phàm tục, để nàng vẫn tiếp tục là một con người mang nhiều nét lí tưởng mà Nguyễn Du cũng như những độc giả trung thành với những giá trị đạo đức truyền thống mong muốn.

-    Cảm xúc của bản thân

+    Đoạn thơ trong Tây Tiến, bài thơ Chiều tối và đoạn trích Nỗi thương mình đã đạt được một lúc ba điều: giản dị, xúc động, ám ảnh. Theo Trần Đăng Khoa thơ đạt được ba điều đó một lúc, đối với thi sĩ vẫn là điều bí mật. Qua các đoạn và bài thơ trên, người đọc dường như đã khảm phá được đôi điều trong sự bí mật ấy. Làm thơ cốt là sự giãi bày những buồn vui, khao khát một cách chân thành nhất, vẻ đẹp của thơ không phải ở sự trang điểm lòe loẹt cho ngôn từ; thơ hay, thơ đẹp ở sự xúc động chân thành của tình cảm. Ở nồi day dứt, ám ảnh khuôn nguôi mà thơ ca để lại nơi người đọc khi nói về những vấn đề hàm chứa nhiều ý nghĩa triết lí nhân sinh và đạt đến chiều sâu của giá trị nhân bản.
 



 

Bài viết gợi ý: