Câu 1. (8 điểm)

“…Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta đều biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới.. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…”

          (Vũ Khoan - “Một góc nhìn của trí thức”, tập 1. Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002)

Anh/chị có thể chia sẻ những điều tâm đắc của mình về ý kiến trên của tác giả Vũ Khoan.

Câu 2. (12 điểm)

Bàn về “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, có người cho rằng: đó là một kiệt tác của thiên tài văn chương Việt Nam thế kỷ XX.

Ý kiến của anh/chị về nhận định trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: (8 điểm)

Yêu cầu bài viết tập trung thể hiện được các ý cơ bản sau:

1.Giải thích và khẳng định điểm mạnh của người Việt Nam là: sự thông minh và nhạy cảm với cái mới. Thông minh trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị,… từng được chứng minh trong lịch sử dựng nước và giữ nước; đặc biệt là thế kỷ XX: giành độc lập 1945; chiến thắng giặc ngoại xâm (1945 - 1975), và tiến hành công cuộc đổi mới vào cuối thế kỷ XX…; khả năng thích ứng với cái mới..

2.Những cái yếu và căn nguyên cần chú ý bàn luận là:

a. Kiến thức cơ bản có nhiều lỗ hổng: chưa toàn diện, nhất là đạo đức, hiểu biết pháp luật, văn chương, nghệ thuật…cũng như kiến thức tổng hợp về đời sống.

Nguyên do chính là theo mốt, theo phong trào, thực dụng quá mức,…quá coi trọng các ngành kinh tế dù thiếu kiến thức căn bản…

b. Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Nguyên do chính: điều kiện thực hành thấp; những yếu tố ủng hộ sáng tạo chưa được coi trọng,…

3. (Người viết có thể có những ý kiến khác biệt, nhưng hợp lí, cần được thưởng điểm)

Câu 2 (12 điểm)

Bài viết cần đạt các ý căn bản sau:

1.Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm “vô tiền khoáng hậu”…

2. Đặc trưng nổi bật của một tiểu thuyết hiện thực - trào phúng chi phối cách xây dựng nhân vật, tạo tình huống… mang lại giá trị hiện thực sâu sắc và sức hấp dẫn của TP

3. Thành công trong việc xây dựng nhân vật “siêu điển hình” Xuân Tóc đỏ và hàng loạt các nhân vật khác trong “Số đỏ”: vừa rất hiện thực (tính cách bị chi phối bởi hoàn cảnh), vừa trào phúng: hàng loạt các sự kiện, tình tiết may mắn, ngẫu nhiên, phóng đại, “đồ vật hóa” khiến nhân vật như những con rối trong cơn lốc của ‘tấn trò đời”… diễn ra một cách chóng vánh không ngờ.

4. Thành công trong việc sáng tạo những tình huống vừa “phi lí”, vừa “hợp lí’: đẩy nhanh tốc độ cốt truyện, rất hiện đại, rất đô thị…

5. Đánh giá chung: tầm vóc “siêu điển hình” của nhân vật, sức khái quát của các hình tượng nghệ thuật  nhằm phản ánh đời sống xã hội đương thời: tràn ngập lũ lĩ bọn đạo đức giả, kệch cỡm, lố lăng, vô văn hóa, … tồn tại một cách phi lí, vô nghĩa lí

 (Học sinh có thể chọn toàn bộ tác phẩm hoặc chương XV trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11; nhưng phân tích, chứng minh một cách thuyết phục, sáng tạo)

Bài viết gợi ý: