SOẠN BÀI CHÍ PHÈO (NAM CAO)
1.Tác giả:
-Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, tỉnh Hà Nam.
- Năm 1943, Nam Cao tham gia Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội, bị khủng bố ông phải tránh về quê và tham gia Tổng khởi nghĩa (tháng 8/1945).
-Tháng 11/1951 trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu III,
-Con người Nam Cao có những nét tính cách chi phối đến các sáng tác của ông đó là: ông là người ít nói nhưng nội tâm thì luôn sôi sục, rất giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức và luôn suy tư về bản thân, cuộc sống và động loại với những quan niệm triết lí sâu sắc.
-Quan điểm về nghệ thuật của Nam Cao: là một nhà văn đại tài của chủ nghĩa hiện thực, Nam Cao phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối , bất công và nhà văn phải có lương tâm, nhân cách xứng đáng với nghiệp cầm bút, phải nói và viết đúng sự thật.
-Tác phẩm tiêu biểu : Chí Phèo (1941), tiểu thuyết Sống mòn ( 1944), truyện ngắn Trăng sáng, Đời thừa (1943).
-Với những cống hiến hết mình cho nền văn học Việt Nam, Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996.
2.Tác phẩm:
a) Hoàn cảnh sáng tác:
-“ Chí Phèo” viết năm 1941 trên cơ sở những người thật việc thật ở chính làng quê của tác giả.
- Bối cảnh xã hội: Nhật đã vào Đông Dương, dân tộc ta phải chịu thêm một ách thống trị là phát xít Nhật "một cổ hai tròng" → đời sống nhân dân vô cùng ngột ngạt, điêu đứng.
→Trong xã hội nảy sinh các mâu thuẫn: dân tộc- thực dân và nhân dân- giai cấp thống trị.
b) Bố cục:
– Bố cục gồm hai phần gắn với hai chặng đời của Chí Phèo:
+ Chặng 1: Cuộc đời Chí Phèo từ lúc sinh ra đến khi trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Chặng 2: Qúa trình thức tỉnh hoàn lương rồi lại rơi vào bi kịch cự tuyệt của mọi người.
II.Tìm hiểu chi tiết :
1. Hình tượng Chí Phèo :
a) Qúa trình tha hóa của Chí Phèo từ lúc sinh ra đến khi thành con quỷ làng Vũ Đại:
-Chí Phèo sinh ra là một đứa trẻ vô thừa nhận, một người đi nhặt ống lươn nhặt được Chí Phèo"trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp bên cái lò gạch bỏ không".
-Chí Phèo đã phải trải qua một tuổi thơ không gia đình, không tổ ấm, sống vất vưởng.
-Năm 20 tuổi, Chí Phèo đi làm canh điền cho nhà lí Kiến, sống kiếp đời của một kẻ làm thuê, bóc lột sức lao động, Chí Phèo bị lí Kiến ghen và bị đẩy vào tù bảy năm mới được ra tù.
→Cuộc đời của Chí Phèo khi sinh ra đến lúc trưởng thành mang nhiều nỗi khốn khổ của người nông dân, tứ cố vô thân, không biết mình là ai giữa cuộc đời.
-Qúa trình tha hóa của Chí bắt đầu từ việc bà ba nhà lí Kiến bắt Chí Phèo bóp chân→lí Kiến ghen và Chí Phèo phải vào tù.
-Trước khi vào tù Chí Phèo là một người lương thiện nhưng sau 7 năm tù Chí Phèo trở thành một kẻ côn đồ lưu manh.
-Cái côn đồ lưu manh của Chí Phèo thể hiện ở :
+ Bộ dạng côn đồ, lưu manh, dân anh chị "cái đầu thì trọc lốc, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng…".
+ Cử chỉ, hành vi:
Việc trả thù Bá Kiến: về làng hôm trước, hôm say ngồi ở chợ uống rượu say khướt và tìm đến nhà Bá Kiến trả thù.
→Kết quả là gặp phải một tên cường hào gian ngoan, từ chỗ coi hắn là kẻ thù, chỉ sau vài lời ngon ngọt, một bữa cơm và 1 đồng bạc , Chí Phèo đã trở thành tay sai của Bá Kiến.
Việc đốt quán của mụ hàng rượu: tìm đến hàng rượu mua chịu nhưng bà hàng rượu không đồng ý, Chí Phèo xòe diêm châm lửa đốt quán.
→ Sau một thời gian đâm thuê chém mướn, Chí Phèo thành con quỷ làng Vũ Đại
→ Một người dân lương thiện lại bị đẩy vào con đường tha hóa biến chất, Nam Cao đã cất lên tiếng nói tố cáo đanh thép tố cáo xã hội thực dân phong kiến đương thời đầy đọa, bóp nghẹt người nông dân.
b) Qúa trình thức tỉnh hoàn lương và bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:
Nguyên nhân thức tỉnh của Chí Phèo: do cuộc gặp gỡ với Thị Nở vào một đêm trăng.
→ Sự đánh thức của Thị Nở với Chí Phèo bắt đầu từ việc đánh thức bản năng đàn ông của Chí tiếp đến là ý thức làm người của Chí Phèo.
– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
* Khi Chí Phèo thức dậy :
+Cảm giác miệng đắng lưỡi khô, lòng mơ hồ buồn →cảm giác của người ốm, dấu hiệu cho thấy sức khỏe của ChíPhèo đã giảm sút.
+Hắn nghe được những thanh âm của cuộc sống thường nhật: tiếng chim hót,tiếng nói cười của người đi chợ → gợi lên hồi ức về một thời xa xưa với những ước mơ chân chính của Chí Phèo" một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải".
+Chí Phèo ý thức được thực tại tuổi già,ốm đau, cô độc…
* Khi ăn cháo hành:
Hắn ngạc nhiên xúc động, mắt ươn ướt, cảm nhận được hương vị thơm ngon của bát cháo hành.
Bát cháo hành không chỉ là bài thuốc giải cảm hiệu quả mà còn là bát cháo tình thương của người đàn bà khốn khổ, đánh thức khát vọng làm người lương thiện trong con người của Chí Phèo.
→Tình người của Thị Nở đã đánh thức tính người của Chí Phèo.
*Khi bị Thị Nở từ chối:
+Thị Nở từ chối vì nghe lời bà cô – hiện thân của định kiến xã hội không cho Chí Phèo quay lại cuộc đời lương thiện.
+Khị bị Thị Nở chối từ hắn tuyệt vọng, ôm mặt khóc rưng rức, vác dao đi đòi lương thiện.
+Bước chân vô thức của Chí Phèo dẫn đường đến nhà Bá Kiến, hắn đi với sự thôi thúc của lòng căm thù bởi Bá Kiến là nguyên nhân đầu tiêu và sâu xa nhất gây ra bi kịch cuộc đời của Chí Phèo.
+Hắn ý thức được rằng muốn làm người lương thiện nhưng vừa không thể làm được người lương thiện- những câu hỏi không lời đáp đầy ám ảnh.
+Bá Kiến phải chết vì đã xử cách cũ cho một khát vọng mới: khát vọng lương thiện nằm ngoài tầm kiểm soát của Bá Kiến.
+Chí Phèo phải chết vì rơi vào cảnh cùng quẫn không lối thoát.
2.Hình tượng Bá Kiến- điền hình sắc xảo về cường hào ác bá ở nông thôn:
– Bá Kiến là kẻ mưu lược cơ trí, quyền uy trong làng với nhiều phe cánh.Tính cách hắn xảo quyệt, lọc lõi, Bá Kiến là tên cáo già khôn ngoan róc đời, tiếng quát sang sảng như nắn gân cốt người khác, tiếng cười Tào Tháo, nhất là ở bề dày kinh nghiệm trị dân.
– Hắn là nguyên nhân trực tiếp đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi, và kết cục cuối cùng là nhận lấy cái chết thảm dưới nhát dao của chính kẻ là nạn nhân của những mưu hèn độc đoán và biến những người dân lương thiện thành tội đồ của của cuộc đời.
III. Tổng kết:
1.Nội dung:
-Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
-“Chí Phèo” là tiếng nói tố cáo xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt, đầy đọa cuộc sống của những người dân lương thiện, đẩy họ vào con đường tha hóa biến chất, đồng thời bộc lộ sự thương cảm xót xa của nhà văn trước những kiếp nông dân nghèo bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát.
2.Nghệ thuật:
-Kết cấu đầu cuối tương ứng.
-Xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
-Nghệ thuật phân tích nội tâm nhân vật.