Câu 1. ( 4 điểm )
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh – Mẹ)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :
- Xin ông dừng giận cháu !Cháu không có gì cho ông cả .
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :
- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
Câu 3.( 10 điểm )
Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bẩy, phá hỏng.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
Câu 1. (4 điểm )
*Yêu cầu:
a/ Kĩ năng (1điểm )
- Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
- Câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc
- Không sai lỗi chính tả
b/ Kiến thức ( 2 điểm )
Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn:
- Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh (1 điểm )
+ Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. (1đ)
+ Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. (1đ)
Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. (1.0đ)
Câu 2.
* Yêu cầu về kĩ năng : (Mỗi ý được 0,25 điểm)
- Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Có dẫn chứng minh.
- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung. (5 điểm)
Chỉ ra được ý nghĩa của câu chuyện :
- Truyện nói về thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người. (1điểm)
- Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá tặng cho người khác. (1điểm)
- Và khi trao món quà tinh thần ấy thì ta cũng nhận được món quà như vậy. (1điểm)
- Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống hiện tại …….. (1,5 điểm)
- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. (0,5 điểm)
Câu 3. ( 10 điểm)
- Yêu cầu chung:
- Yêu cầu về hình thức:
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần nhân vật mà đề đã nêu thể hiện được suy nghĩ,tâm sự của mình (tức là đã được nhân hoá).
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự kể chuyện .
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại lời tâm sự của một bức tường trong sân trường bị một số bạn học sinh vẽ bậy, cố tình phá . Qua lời tâm sự này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
- Yêu cầu cụ thể:
Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
Mở bài:
Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình.
Thân bài:
- Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường.
- Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở dãy nhà trong trường.
- Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với các bạn học sinh.
- Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thu quái di. Lấy gạch đá ném lên tường với những tiếng cười khoái trí ….
Kết bài:
Ước nguyện của bức tường
Lời nhắc nhở các bạn học sinh.
* Cách cho điểm:
- Điểm 9-10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo.
- Điểm 7-8: Bài có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức.
- Điểm 5-6 : Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài,còn một số lỗi hình thức diễn đạt...
- Điểm 3-4: Bài đạt khoảng một nửa nội dung, còn lỗi hình thức.
- Điểm 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức.