Phần I: Đọc hiểu: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có một người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang Hungary du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng. Như một huyền thoại. Mấy năm liền đi đâu cũng nghe nhắc, nghe kể.
Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng sự về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán.
Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức thửa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt. Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…
Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi.
Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vô cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một người chơi …thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ lễ hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê, và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh.
Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và người nhà hộ tống. Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhảy lầu, nhảy cầu thương tâm. Cuộc sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
(Đủ chỗ cho đam mê khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, tr.188)
Câu 1: (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò”?
Câu 3: (1.0 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?
Câu 4:(1.0 điểm) Theo anh (chị), tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội?
Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về thông điệp trong văn bản: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
Câu 2 (5,0 (điểm): Trong đoạn trích “Đất nước” (trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm ở đoạn mở đầu có viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
Ở phần cuối đoạn trích nhà thơ cũng viết:
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
(Trích Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm - dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 188)
Anh/chị hãy phân tích 2 đoạn thơ trên để làm sáng tỏ nhận định “Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ”
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Đáp án |
Điểm |
|
Phần I. Đọc hiểu
Phần II – Làm văn (7 điểm) |
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
+ “trường thi chỉ là nơi ganh đua trong chốc lát”: các cuộc thi chỉ mang giá trị nhất thời, gắn với một thời điểm, một nội dung học tập nào đó trong cả quãng đời rất dài của con người.
|
0,5 đ
0,5đ
1,0đ
1,0đ |
Câu 1: (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về thông điệp trong văn bản: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”. * Về hình thức: Học sinh viết thành một đoạn văn khoảng 200 chữ , diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,… * Về nội dung:Học sinh có thể tham khảo một số ý sau đây: - Giải thích: “đam mê khác biệt” là niềm đam mê riêng, độc đáo, không trùng lặp với người khác. Câu nói khuyên những người trẻ tuổi cần phải tìm kiếm niềm đam mê riêng của bản thân mình. - Phân tích, bình luận: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt” vì: |
0,25
0,25
0,75
0,5
0,25 |
|
Câu 2 (5 điểm) a. Yêu cầu về hình thức: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học . Kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung - Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng |
0,25 |
|
b. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau: |
|
|
A.. Mở bài - Giới thiệu về: nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm “Mặt đường khát vọng” và đoạn thơ Đất Nước: + Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu trong nền thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. + Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. + Đoạn thơ trên thuộc chương V - chương "Đất nước" của bàn trường ca; thể hiện những nhận thức sâu sắc về đất nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên trong quan hệ gắn bó với mỗi con người. - Dẫn dắt nhận định: Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ. |
0,5 đ |
|
B. Thân bài: * Giải thích nhận định: Nhà thơ đã vận dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian. Những chất liệu ấy vừa quen thuộc (gần gũi với cuộc sống của mỗi con người Việt Nam) vừa mới lạ (với những sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn) |
0,25 đ |
|
* Phân tích đoạn thơ đầu: - Chất liệu văn học dân gian được sử dụng một cách đậm đặc + khi lí giải đất nước có từ đâu, tác giả đã lí giải bằng những gì thân thuộc gần gũi với mỗi gia đình chúng ta (với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” với miếng trầu mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền thuyết sâu thẳm trong tâm hồn người Việt “Thánh Gióng”) + Đất nước gắn với nền văn minh lúa nước lâu đời “hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, dần, sang” + Đất nước còn được cảm nhận bởi những phong tục dân dã, gần gũi bằng những cái tên nôm na, giản dị “cái kèo, cái cột thành tên”… + Chất liệu văn học dân gian được sử dụng một cách đa dạng: truyện cổ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, có phong tục tập quán, có lối sống quen thuộc, vật dụng sinh hoạt… - Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo: + Vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ chịu thương, chịu khó; là tấm lòng thủy chung son sắt trong tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng lời ăn tiếng nói.. |
2,0 đ |
|
* Phân tích đoạn thứ 2: “Để Đất nước này…dài lâu” - Từ nền văn học dân gian, nhà thơ đã khám phá ra biết bao vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người Việt ta từ xa xưa. Đó là những con người yêu say đắm, thủy chung: Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi Ý thơ được lấy từ câu ca dao quen thuộc: Yêu em từ thuở trong nôi Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Ca dao xưa cũng nói về những con người như thế: Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Bền bỉ, kiên cường , quyết liệt là những phẩm chất cần có của con người trong mọi thời kì, nhất là trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Câu thơ của thi nhân được lấy ý từ câu ca dao: Thù này ắt hẳn còn lâu Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què
|
1,0 đ |
|
- Nhận xét, đánh giá chung: + Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này. + Bằng việc sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian, bên cạnh việc lí giải, định nghĩa Đất Nước ở nhiều bình diện [không gian, thời gian lịch sử, truyền thống văn hóa] nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn làm nổi bật một tư tưởng mới mẻ: "Đất Nước của nhân dân/ Đất Nước của ca dao thần thoại" + Nhận định được nêu ra trong bài là một cơ sở quan trọng để khám phá, tìm hiểu tác phẩm nói chung và đoạn thơ nói riêng. Qua đoan trích, ta thấy được tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ kết tinh tư tưởng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ, cũng là đóng góp lớn của ông đối với thơ ca dân tộc. Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận về văn hóa dân gian của tác giả. + Thành công đòi hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm một vốn sống, vốn văn hóa phong phú. Một sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về Đất nước, về Nhân Dân. Đồng thời đời hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có một tài năng, một bản lĩnh của người cầm bút. |
0,75đ |
|
C. Kết bài : - Qua đoạn thơ, để lại bài học sâu sắc về cuộc sống: biết trân trọng những giá trị văn hóa dân gian; bài học về sáng tạo nghệ thuật: đem đến những sáng tạo, mới mẻ từ những giá trị gần gũi, quen thuộc |
0,25 đ |
|
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về hình thức và kiến nội dung. |
|