SỞ GD&ĐT ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
THPT CHUYÊN HƯNG YÊN Môn thi: NGỮ VĂN
Họ, tên thí sinh:.......................................................................
Số báo danh:............................................................................
I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng chính là những người biết chấp nhận cuộc sống của bản thân. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, bởi vậy khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người.
Tự bản thân nghĩ như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi một người đánh giá thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu của bản thân, sau đó tự giam mình trong cảm giác tự ti, mặc cảm.
Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó vẫn tiếp tục hi vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong đó.
Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học đại học Tokyo. Thời đại học, anh đi làm người mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức mọi người phải ghen tị, nhưng thực ra anh ấy lại tự đánh giá thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố mẹ so sánh với người khác: “Con vẫn đang thua bạn đấy, cố gắng lên”. Anh ấy luôn nghĩ, dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là kẻ nửa vời mà thôi: “Dù vào được đại học Tokyo thì vẫn có nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có rất nhiều người hơn mình”. […]
Trong khi đó, anh Hirotada Ototake, tác giả của cuốn sách Không ai hoàn hảo, dù sinh ra với cơ thể không lành lặn, khuyết thiếu cả hai chân hai tay, nhưng anh vẫn hoạt động rất tích cực với vai trò nhà báo thể thao. Anh đã kết hôn và sống rất hạnh phúc. […]
Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”.
(Trích “Mình là cá, việc của mình là bơi”, Takeshi, Purukawa, NXB Thế giới)
Câu 1: Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ gây ra hậu quả gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về câu nói “khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người”? (1,0 điểm)
Câu 3: Theo anh/chị thế nào là “biết đánh giá bản thân phù hợp”? (0,5 điểm)
Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng cho con người mình sẽ khiến chúng trở nên tự mãn hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã 2 lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.” và trong đêm đông: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ… Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”.
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu |
Nội dung |
Đọc hiểu |
1: Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản được trích Cách giải: Hậu quả việc tự đánh giá thấp bản thân: bị giày vò bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. 2. Phương pháp: Phân tích, lí giải Cách giải: Có thể hiểu: - Khi so sánh bản thân với người khác chúng ta thấy “khoảng cách” giữa mình và mọi người, có thể cao hơn, hoặc thấp hơn, khoảng cách nghiêng về việc ám chỉ thành tựu đạt được trong cuộc sống. - Không chỉ vậy, ta còn thấy sự khác biệt giữa mình với mọi người về những ưu thế, nhược điểm của riêng mỗi người, sự khác biệt nghiêng về việc ám chỉ tài năng của từng cá nhân. Về kĩ năng: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau: Đoạn trích nằm ở phần giữa của câu chuyện, được bắt đầu từ khung cảnh ngày xuân với những màu sắc rực rỡ và âm thanh rộn rã náo nhiệt, từ tiếng sáo gọi bạn tình réo rắt, từ hũ rượu mà Mị cứ uống ực từng bát trong bữa cơm ngày Tết cúng ma. Những tác nhân đó đã dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại những đêm Tết ngày trước. Mị quên đi thực tại, sống về quá khứ tươi đẹp rồi lại trở lại thực tại bi kịch. Khát khao được sống một cuộc đời tự do trỗi dậy trong Mị. |