BÀI LÀM
1- Hai cách mở bài đã cho, khác nhau ở chỗ:
a) Đoạn 1: giới thiệu trực tiếp cây hoa muốn tả (gọi là cách mở bài trực tiếp).
b) Đoạn 2: giới thiệu chung về thời điểm các loài hoa trổ bông (vào mùa xuân) rồi mới đề cập đến cây hoa mình muốn tả (gọi là cách mở bài gián tiếp).
2- Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho các bài văn tả cây phượng, cây hoa mai, cây dừa:
a) Cây phượng:
Sân trường em trồng rất nhiều các loại cây bóng mát. Chúng đứng thành từng hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng em nhất vẫn là cây phượng già.
Hoặc:
“Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hai đưa cho. Lật qua, lật lại, bỗng em reo lên:
- A! Em biết rồi! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không?
- Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng ở đâu không? Ngay sân trường em hôm đi đón em đấy. Thấy cánh phượng rơi, sực nhớ đến cách đây mấy năm, trước lúc từ biệt mái trường lớp chị trồng cây phượng này để kỉ niệm một thời đã học ở đây. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi xao xuyến... Mới đó mà đã tảm năm rồi. Cây phượng ở sân trường em có lại lịch vậy đó”.
b) Cây hoa mai:
“Vườn kiểng nhà em có nhiều loài cây quý lắm: nào là thiên tuế, chiếu thủy, cây si, bồ đề, nguyệt quế... Loài nào cũng có. Nhưng mọi người đều khen cây mai có giá trị nhất. Thú thật nhìn cây mai, em cũng chẳng biết nó có giá trị đến cỡ nào. Hôm trước Tết, độ vài tháng, ba thuê người đào lên đặt một cái chậu kiểng để ngay trước sân nhà. Đó là cây mai nội em trồng đã hơn năm mươi năm nay”.
c) Tả cây dừa:
“Chiều chiều, em thường cùng bố mẹ đi dạo mát ở bờ biển. Ở đây có nhiều cảnh đẹp mà em yếu; và thích nhất là được ngồi dưới gốc những cây dừa nhìn ra biển cả, tận hưởng những ngọn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa trở thành người bạn thân thiết của em từ lúc nào không biết nữa”.