TẢN ĐÀ
Tản Đà (1889 – 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng trước thuộc huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, bên bờ sông Đà và cách núi Tản Viên chừng 10km đường chim bay. Từ đó mà có bút danh Tản Đà và hai câu thơ hay của ông về quê hương.
Nước gợn sông Đà con cá nhảy,
Mây trùm non Tản cái diều bay.
  Tản Đà thuộc loại nhà nho trong buổi giao thời “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ” (Ngô Đức Kế). Ông có diệu sống từng được nhà thơ Lưu Trọng Lư mệnh danh là “một bài thơ tuyệt hảo”. Trên văn đàn Việt Nam (công khai) thuộc nửa đầu thế kỉ này, Tản Đà có mặt như một vài ba ngôi sao thuộc loại sáng chói nhất, đặc biệt là trong những năm hai mươi thì không ai địch nổi thơ ông. Các tác phẩm chính của Tản Đà là: Giấc mộng con (tập I, II)… nhưng được nhiều người biết đến là bài thơ Thề non nước. Bài thơ Thề non nước có nội dung vịnh cảnh trong tranh, có nội dung phong tình cố hữu của Tản Đà, và có tấm lòng thiết tha gắn bó của nhà thơ với Tổ quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền.
   Trong văn thơ, Tản Đà là người bộc lộ cái Tôi lãng mạn, phong phú, bay bổng và buồn nhiều mà vẫn gắn bó với đất nước, quê hương thắm thiết. Tản Đà được xem là “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh) và văn thơ của ông chính là gạch nối giữa hai nền văn học của dân tộc: cổ điển và hiện đại.

Bài viết gợi ý: