1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Tác giả - Ai-ma-tốp (1928 – 2008)

  • Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, xuất thân trong một gia đình viên chức.

  • Được giải thưởng Lê-nin ( 1961).

  • Viết văn bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga.

b. Tác phẩm

  • Tác phẩm rút từ tập “Núi đồi và thảo nguyên”. 

  • Văn bản là phần đầu củatruyện “Người thầy đầu tiên"

2. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1: Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện. Hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn?

Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên "tôi" có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" trong văn bản là quan trọng hơn.

Câu 2: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?

rong mạch kể chuyện của người kể xưng “tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất là:

  • Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, chân đất, bám vào các mắt mấu,… làm chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ… lắng nghe tiếng gió.

  • Hai cây phong khổng lồ, đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

Có thể nói, người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa vì:

  • Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

  • Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thắm biếc, sông bạc lấp lánh.

=> Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động thông qua ngòi bút quan sát tài tình và khả năng miêu tả có hồn của tác giả.

Câu 3: Trong mạch kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của hai người họa sĩ?

Trong mạch kể chuyện xưng "tôi"nguyên nhân hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện:
+ Hai cây phong xuất hiện từ khi “tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình”, hai cây phong như ngọn hải đăng của làng, có “tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng”.
+ Hình ảnh hai cây phong gắn với những “ấn tượng tuổi thơ”, kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
+ Hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.
- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng, được miêu tả sống động như hai con người, qua sự quan sát của một họa sĩ và cũng là một người con xa quê:
+ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.
→ Hai cây phong vì thế không chỉ là biểu tượng của quê hương “tôi” mà còn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật “tôi”.

 

Bài viết gợi ý: