I.HÀM SỐ BẬC NHẤT:
1. Định nghĩa: Hàm số bậc nhất là hàm số có công thức: y = ax + b trong đó a và b là các số đã cho với a ≠ 0, x là biến số.
2. Sự biến thiên:
Hàm số bậc nhất y = ax + b (a≠0) có tập xác định D=R, đồng biến trên R nếu a>0 và nghịch biến trên R nếu a<0.
Bảng biến thiên của hàm số bậc nhất tùy theo a như sau:
3. Đồ thị
Đồ thị hàm số y=ax+b(a≠0) là một đường thẳng không song song cũng không trùng với các trục tọa độ, cắt trục tung tại điểm P(0;b) và cắt trục hoành tại điểm Q=(;0)
4. Hàm số hằng y=b
Khi a=0 hàm số y=ax+b trở thành hàm hằng y=b là đường thẳng song song với trục hoành cắt trục tung tại điểm P(0;b). Ta gọi đường thẳng này là đường thẳng y=b.
5. Ví dụ:
VD1: Vẽ đồ thị hàm số y = -3x + 3
Giải:
Cho x=0 thì y=3, ta được điểm P(0; 3) thuộc trục tung Oy
Cho y=0 thì x=1, ta được điểm Q(1; 0) thuộc trục hoành Ox
VD2: a. Cho đồ thị hàm số y=ax+7 đi qua M(2; 11). Tìm a.
b. Biết rằng khi x=3 thì hàm số y=2x+b có giá trị bằng 8, tìm b.
c. Cho hàm số y=(m+1)x. Xác định m để đồ thị hàm số đi qua A(1; 2).
Giải:
a, Vì đồ thị hàm số y=ax+7 (1) đi qua M(2; 11) nên thay x=2; y=11 vào (1) ta được:11=2a+7. Từ đó suy ra a=2.
Vậy a=2.
b, Thay y=8; x=3 vào hàm số y=2x+b ta được: 8=6+b. Suy ra b=2
Vậy b=2.
c, Vì đồ thị hàm số y=(m+1)x (2) đi qua A(1; 2) nên thay x=1; y=2 vào (2) ta được: 2=(m+1).1. Từ đó suy ra m=1
Vậy m=1.
II.HÀM SỐ BẬC HAI:
1.Định nghĩa: Hàm số bậc hai là hàm số có công thức: y=+bx+c(a≠0) có miền xác định D=R.
2. Bảng biến thiên:
Để vẽ đường parabol ta có thể thực hiện các bước như sau:
– Xác định toạ độ đỉnh $I\left( -\frac{b}{2a};-\frac{\Delta }{4a} \right)$.
– Xác định trục đối xứng $x=-\frac{b}{2a}$ và hướng bề lõm của parabol.
– Xác định một số điểm cụ thể của parabol (chẳng hạn, giao điểm của parabol với các trục toạ độ và các điểm đối xứng với chúng qua trục trục đối xứng).
– Căn cứ vào tính đối xứng, bề lõm và hình dáng parabol để vẽ parabol.
3. Ví dụ:
a) Xác định tọa độ của đỉnh và các giao điểm với trục tung, trục hoành (nếu có) của mỗi parabol.
y=−3x+2
Hệ số: a=1,b=−3,c=2.
Hoành độ đỉnh =
Tung độ đỉnh =
Vậy đỉnh parabol là I()
- Giao điểm của parabol với trục tung là A(0;2).
- Hoành độ giao điểm của parabol với trục hoành là nghiệm của phương trình:
−3x+2=0
⇔x=1; x=2
b) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số.
a) y=3−4x+1
Đồ thị:
- Đỉnh: I(;)
- Trục đối xứng: x=
- Giao điểm với trục tung A(0;1)
- Giao điểm với trục hoành B(;0)
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
1. Vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) $y=2x-7$ b) $y=-3x+5$ c) $y=\frac{x-3}{2}$ d) $y=\frac{5-x}{3}$
2. Tìm toạ độ giao điểm của các cặp đường thẳng sau:
a) $y=3x-2;y=2x+3$ b) $y=-3x+2;y=4(x-3)$
c) $y=2x;y=-x-3$ d) $y=\frac{x-3}{2};y=\frac{5-x}{3}$
3. Xác định a và b để đồ thị của hàm số $y=ax+b$:
a) Đi qua hai điểm A(–1; –20), B(3; 8).
b) Đi qua điểm M(4; –3) và song song với đường thẳng d: $y=-\frac{2}{3}x+1$.
c) Cắt đường thẳng d1: \[~y=2x+5\] tại điểm có hoành độ bằng –2 và cắt đường thẳng d2: \[y=3x+4\] tại điểm có tung độ bằng –2.
d) Song song với đường thẳng $y=\frac{1}{2}x$ và đi qua giao điểm của hai đường thẳng $y=-\frac{1}{2}x+1$ và \[y=3x+5\].
4. Xét sự biến thiên của các hàm số sau:
a) $y=-{{x}^{2}}+4x-1$ trên (-¥; 2) b) \[y=\frac{x+1}{x-1}\] trên (1; +¥) c) \[y=\frac{1}{\sqrt{x-1}}\]
d) \[y=\sqrt{3-2x}\] e) \[y=\frac{1}{\sqrt{x}-2}\] f) $y=\frac{x+3}{x-2}$ trên (2; +∞)
5. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:
a) \[y=\frac{{{x}^{4}}+{{x}^{2}}-2}{{{x}^{2}}-1}\] b) \[y=\sqrt{3+x}+\sqrt{3-x}\] c) \[y=x({{x}^{2}}\text{+ }2\left| x \right|)\]
d) \[y=\frac{\left| x+1 \right|+\left| x-1 \right|}{\left| x+1 \right|-\left| x-1 \right|}\] e) \[y=\frac{{{\left| x \right|}^{3}}x}{{{x}^{2}}+1}\] f) \[y=\sqrt{x-2}\]
Chúc các bạn học tốt.