Guy Kawasaki là một cựu kĩ sư công nghệ của Apple . Ông đã chia sẻ trên Quora một câu chuyện thú vị của mình khi làm việc cùng Steve Jobs:

       “Một ngày nọ, Steve Jobs đột nhiên xuất hiện tại nơi làm việc của tôi cùng với một người đàn ông mà tôi chưa từng gặp bao giờ. Ông ấy không giới thiệu người đàn ông kia mà ngay lập tức hỏi tôi rằng: “Anh nghĩ gì về một công ty có tên Knoware?”.

       Tôi đã trả lời Steve rằng sản phẩm của công ty đó rất tầm thường, nhàm chán và đơn điệu không có gì để so sánh với sản phẩm chiến lược như Macintosh. Công ty này không phải là mối bận tâm đối với Apple.

      Sau khi nghe một loạt lời phê phán của tôi, lúc bấy giờ Steve mới giới thiệu người đứng bên cạnh: "Tôi xin giới thiệu với anh đây là Archie McGill, Giám đốc điều hành của Knoware”.

     Tôi đã vượt qua được bài kiểm tra IQ của Steve Jobs như thế. Nếu như hôm đó tôi chỉ nói những lời tốt đẹp về một phần mềm không có gì nổi bật, Steve chắc hẳn sẽ cho rằng tôi là người không có chính kiến và có thể sự nghiệp của tôi cũng kết thúc tại đó.

     Sau nhiều năm làm việc tại Apple, tôi nhận ra làm việc cho Steve Jobs không dễ dàng gì. Ông ấy luôn đòi hỏi ở bạn sự xuất sắc và vượt trội dẫn đầu trong lĩnh vực của mình, hoặc là bạn sẽ bị sa thải. Tôi chưa từng được trải nghiệm điều này ở bất cứ công việc nào trước đây. Đó là một kinh nghiệm thú vị. Tôi thật sự phải cảm ơn Steve.

     Kinh nghiệm này đã dạy tôi rằng, bạn nên luôn luôn nói sự thật mà không cần lo ngại hậu quả.

 (Bài test kì lạ của Steve Jobs, theo Khánh Hằng, báo Cafef )

 

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIẾU

 Trước khi đọc văn bản

 Hãy đọc lướt qua nhan đề, nguồn trích dẫn, câu chủ đề, phân chia bố cục các đoạn, sau đó tự trả lời các câu hỏi dưới đây:

 Tiêu đề của văn bản cho biết tác giả đang bàn về vấn đề gì?

 Thái độ của tác giả đối với vấn đề đó?

 Tôi đã biết gì về vấn đề đó?

 Tôi có thể dự đoán được những gì?

 Trong khi đọc văn bản

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?

Câu 2: Làm thế nào nhân vật tôi vượt qua được bài kiểm tra IQ của Steve Jobs? Câu 3: Vì sao bạn nên luôn luôn nói sự thật mà không cần lo ngại hậu quả? Câu Câu 4: Suy nghĩ của anh /chị về đòi hỏi của Steve Jobs rằng bạn phải xuất sắc và vượt trội dẫn đầu trong lĩnh vực của mình, hoặc là bạn sẽ bị sa thải.

 Sau khi đọc văn bản

        Từ nội dung phần Đọc hiểu , anh /chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về lòng trung thực trong cuộc sống.

 

BÀI LÀM

 Trước khi đọc văn bản:

Nhan đề văn bản giúp tôi biết được đây là một câu chuyện có thật do chính tác giả trải nghiệm ở công ty của Steve Jobs. Đó là một bài kiểm tra đặc biệt về lòng trung thực.

Tôi đoán được nhân vật tác giả đã vượt qua được bài kiểm tra đó nhờ sự trung thực của mình. Và đó là một bài học kinh nghiệm nhiều ý nghĩa mà tác giả muốn chia sẻ cho tất cả chúng ta.

 Trong khi đọc văn bản:

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự.

Câu 2: Nhân vật tôi vượt qua được bài kiểm tra IQ của Steve Jobs vì:

- Không nói những lời tốt đẹp về một phần mềm không có gì nổi bật.

- Nói ra sự tầm thường, nhàm chán, đơn điệu của công ty Knoware mà không lo sợ hậu quả.

Câu 3: Các là do mà chúng ta nên trung thực mà không cần lo hậu qủa

- Thứ nhất: nói ra sự thật là một bài test kiểm tra tính cách và trí thông minh của bạn. Bạn cần có sức mạnh để nói là sự thật và trí thông minh để biết sự thật đó là gì

- Thứ hai: tất cả mọi người đều mong muốn được nghe sự thật. Nếu bạn hỏi là phim này tốt theo hướng tích cực chỉ để an ủi họ, thì họ sẽ không biết phải cải thiện điều gì.

-Thứ ba: chỉ có một sự thật duy nhất. Vì vậy lựa chọn trung thực sẽ dễ dàng hơn là dối trá. Nếu bạn không trung thực, bạn sẽ luôn phải kiểm soát và lo sợ với những gì mình nói.

Câu 4: Học sinh phải đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng phải thuyết phục xác đáng:

- Mỗi người cần phải đi đến tận cùng đam mê của mình, không bao giờ được thoái lui hay chấp nhận sự thấp kém của hiện tại.

- Xã hội luôn cạnh tranh, bạn không nỗ lực vươn lên bạn sẽ bị đối thủ bỏ lại phía sau.

- Tuy nhiên đó là quan điểm của con người công việc, cuộc sống cũng cần những mối bận tâm khác như gia đình, chuyện cá nhân,....cũng cần phải dừng lại đúng lúc để tận hưởng cuộc sống.

Sau khi đọc văn bản:

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về lòng trung thực trong cuộc sống.

 

GỢI Ý

Giải thích

             Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Abraham Lincoln đã gửi bức thư sau cho thầy giáo của con mình: "Kính thưa thầy! Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, cũng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật".

Phân tích, chứng minh

            Người trung thực là người đáng tin cậy. Suy nghĩ trung thực, lời nói và hành động trung thực tạo nên sự hài hòa. Lòng tham có khi là nguồn gốc của sự thiếu trung thực . Luôn luôn có đủ cho nhu cầu của con người nhưng không bao giờ có đủ cho lòng tham của con người. Có những em nhỏ trả lại tiền nhặt được dù cuộc sống rất khó khăn. Có những người sẵn sàng nhận lỗi chấp nhận sửa lỗi thay vì giấu diếm, khi đó trong lòng sẽ thanh thản và hạnh phúc hơn. Khi ý thức được rằng chúng ta đều có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của trung thực và chữ tín trong công việc.

Bình luận

          Trong cuộc sống chúng ta không chỉ đánh giá con người thông qua suy nghĩ lời nói mà còn đánh giá thông qua hành động. Bạn có thể dùng lời nói, hành động để lừa dối người khác nhưng nếu sự lừa dối đó xuất phát từ suy nghĩ đó là cách bạn tự lừa dối chính mình. Đôi khi, trung thực có thể khiến bạn bị thiệt thòi, bất lợi nhưng nếu đó là một việc làm có ích cho người khác thì đừng đắn đo, hãy hành động.

Bài học & liên hệ bản thân

         Trung thực với chính bản thân mình, sẵn sàng nhận lỗi sửa sai, đừng bất chấp mọi giá trị sống lừa dối để đạt được mục đích. Đồng thời, cần trải nghiệm thực tế, để việc đánh giá, nhận xét sự trung thực một cách khách quan nhất. Luôn luôn nhìn nhận con người thông qua hành động, xem xét mối quan hệ giữa vị tha và ích kỉ để thấy họ đã thực sự trung thực từ trong suy nghĩ và hành động hay chưa ?

 

Bài viết gợi ý: