Đề 4:

 

Động lực bên trong và bên ngoài

       Các nhà tâm lý học phân biệt động lực bên trong và động lực bên ngoài. Nếu một hoạt động được coi là phần thưởng, nó là động lực từ bên trong. Một ví dụ cho động lực bên trong là khi một người đá bóng bởi vì anh ấy nghĩ thật vui khi đá bóng. Hoạt động đó tự nó là một mục tiêu. Khi phần thưởng nằm ngoài hoạt động, vấn đề lại liên quan đến động lực bên ngoài. Một ví dụ của động lực bên ngoài là một người chơi bóng vì anh ấy muốn khỏe mạnh.

       Sự tò mò có thể là một tác nhân tạo động lực bên trong mạnh mẽ. Tò mò thôi thúc các em bé điều tra mọi ngóc ngách của ngôi nhà, và tò mò thôi thúc các nhà khoa học và các nhà phiêu lưu. Khi George Mallory, người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, được hỏi tại sao ông ấy muốn chinh phục ngọn núi, ông thốt lên "bởi vì nó là ở đây".

      Những người học tập bởi vì họ thích học hoặc nghĩ rằng kiến thức là thú vị đó chính là có động lực từ bên trong. Học sinh được thúc đẩy bởi cảm giác tích cực khi họ làm tốt cũng là có động lực từ bên trong. Tất cả những người còn lại hoặc là có động lực một phần từ bên trong và một phần từ bên ngoài, hoặc chỉ hoàn toàn từ bên ngoài.

     Tin tốt là việc bạn thôi thúc chính mình như thế nào không quan trọng lắm đâu. Điều quan trọng là mức độ động lực bạn tạo ra.

                        (Học khôn ngoan để dẫn đầu , Olaw Schewe , NXB Thế giới )

 

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIẾU

Trước khi đọc văn bản:

Hãy đọc lướt qua nhan đề, nguồn trích dẫn, câu chủ đề, phân chia bố cục các đoạn, sau đó tự trả lời các câu hỏi dưới đây:

Tiêu đề của vận chân cho biết tác giả đang bàn về vấn đề gì?

Thái độ của tác giả đối với vấn đề đó?

Tôi đã biết gì về vấn đề đó?

Tôi có thể dự đoán được những gì?

Trong khi đọc văn bản  

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là gì?

Câu 2: Anh /chị hiểu động lực lên trong và động lực bên ngoài là gì? Sự khác biệt giữa hai động lực này?

Câu 3: Theo tác giả loại động lực nào quan trọng hơn đối với quá trình học tập của bản thân anh/chị?

Câu 4: Từ những ví dụ của tác giả, hãy chỉ ra và phân loại những động lực học tập của bản thân anh chị ?

Sau khi đọc văn bản

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn  (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về cách thức để nâng cao mức độ động lực trong học tập do bạn tạo ra.

 

BÀI LÀM

Trước khi đọc văn bản

          Nhan đề văn bản đề cập đến một khái niệm có thể xa lạ với nhiều người: động lực bên trong và động lực bên ngoài.

         Tôi có thể dự đoán là động lực học tập, vì thế nội dung của văn bản đề cập và khuyến khích người học lựa chọn những phương pháp học hiệu quả giúp phát huy năng lực của bản thân.

         Tôi chưa phân biệt được động lực bên trong và động lực bên ngoài.Vì thế chắc chắn tôi sẽ phải đọc kĩ lại để tìm hiểu điều này.

Trong khi đọc văn bản

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là khoa học.

Câu 2: Động lực bên trong là động lực xuất phát từ sự đam mê công việc vì một nguyên nhân như là cảm giác thích thú khi chúng ta làm công việc đó, hoặc là chúng ta cảm thấy việc làm đó có một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

            Động lực bên ngoài là những phần thưởng dành cho chúng ta khi chúng ta thực hiện việc làm đó.

Câu 3: Theo tác giả cả hai động lực đểu quan trọng đối với quá trình học tập của mỗi chúng ta, quan trọng là mức độ động lực bạn tạo ra.

            Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng phải thuyết phục và xác đáng. Dưới đây là một số gợi ý:

          - Người học phải tự tạo ra những động lực để thúc đẩy việc học, bất kể đó là động lực bên trong hay động lực bên ngoài.

         - Người học có thể chuyện hóa từ những động lực bên ngoài thành những động lực bên trong để tạo nên niềm hứng thú thực sự trong việc học.

Câu 4: Học sinh phải đưa ra và phân loại một số động lực trong học tập của bản thân:

- Động lực bên ngoài: điểm số, học vui vẻ, không nhàm chán đơn điệu, học để tìm kiếm việc làm phù hợp, học theo nhóm bạn , câu nói truyền cảm hứng, tấm gương thành công,...

- Động lực bên trong: hướng thú, đam mê, phù hợp với năng lực.

Sau khi đọc văn bản:

Từ nội dung phần đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn  (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thúc để nâng cao mức độ động lực trong học tập do bạn tạo ra.

 

GỢI Ý

Giải thích

        Rất nhiều người nghĩ rằng những người thành công đa phần do may mắn , thực tế là do luôn biết cách tạo động lực để đưa mình tiến về phía trước. Sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta biết tự truyền cảm hứng, trong học tập và trong cuộc sống.

Phân tích , chứng minh

       Sẽ có rất nhiều những khó khăn trong học tập, đơn giản từ một bài tập khó, đến những khối lượng kiến thức thiếu hụt, mục đích học tập không rõ ràng.... Nhiều bạn nản lòng và trượt dài trên con dốc chinh phục tri thức nhân loại. Việc học sẽ trở nên vô cùng thú vị khi chúng ta biết cách khơi gợi, tìm ra những phương pháp riêng cho mình. Đặc biệt khi bạn yêu qúy việc học, ngoài việc đạt được những kết quả cao trong học tập, nó còn là tiền đề quan trọng giúp ta rộng mở cánh cửa thành công sau này.

Bình luận.

       Thông thường bạn hay đề ra những động lực kiểu như mình học để sau này trở thành một người giàu có, nổi tiếng, học để thoát khỏi cảnh nghèo, học trường đại học, học để đi du học.  Đó đều là những ước mơ tốt. Nhưng, khoảng thời gian để thực hiện những ước mơ này khiến cho nhiều bạn dễ nản chí chỉ sau vài ngày bắt đầu.

Bài học & liên hệ bản thân

      Vậy thì tại sao bạn không đề ra một động lực trong thời gian ngắn thôi, và cứ sau khi hoàn thành được mục tiêu trong thời gian ngắn ấy thì bạn lại tiếp tục đề ra những mục tiêu ngắn hạn khác. Bạn từng bước, từng bước thực hiện hóa ước mơ của mình.

      Đôi khi mang một tâm trạng thù ghét, muốn trả thù cũng là một ý tưởng tốt để bạn thúc đẩy khả năng học tập của mình. Sau khi đạt được mục đích của mình thì bạn nhìn lại bản thân hóa ra không phải là mình không có năng lực mà chẳng qua là chưa có động lực thật sự để cố gắng. Khi biết bản thân có thể làm được những việc trước đây không thể ngờ tới thì bạn nên tiếp tục tìm cho mình những mục tiêu to lớn hơn để phấn đấu.

Bài viết gợi ý: