Đề 3:

 

Nếu bạn không phải là một cái cây, lí gì bạn phải ở yên một chỗ?

    Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lí do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn thể thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi:  hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc  hàng ngày... Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.

( Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu, Phi Tuyết)

 

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU

 Trước khi đọc văn bản

 Hãy đọc lướt qua nhan đề, nguồn trích dẫn, câu chủ đề, phân chia bố cục các đoạn, sau đó tự trả lời các câu hỏi dưới đây:

Tiêu đề của văn bản cho biết tác giả đang bàn về vấn đề gì?

Thái độ của tác giả đối với vấn đề đó?

Tôi đã biết gì về vấn đề đó?

Tôi có thể dự đoán được những gì?

Trong khi đọc văn bản

 Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?

 Câu 2: Tại sao tác giả lại cho rằng: Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt.

 Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn trích: Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn thể thì tại sao lại không?

 Câu 4: Hãy chia sẻ ba trải nghiệm mới mẻ mà anh/chị từng trải qua trong thời kì tuổi trẻ tươi đẹp của mình.

 Sau khi đọc văn bản:

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

 

BÀI LÀM

  Trước khi đọc văn bản:

Nhan đề văn bản như một khẩu hiệu giục giã tuổi trẻ hãy lên đường, hãy khám phá, hãy trải nghiệm. Biện pháp so sánh tuổi chỉ ra sự khác biệt giữa tuổi trẻ và cái cây. Tôi vẫn chưa hiểu mối liên hệ giữa hai đối tượng này.

 Trải nghiệm của tuổi trẻ là một vấn đề rất hứng thú với tôi, tôi đã đọc và tìm hiểu nhiều tấm  gương người trẻ trải nghiệm. Tôi hi vọng văn bản sẽ củng cố cho tôi niềm tin hành động để tuổi trẻ của tôi không sống hoài, sống phí. 

 Trong khi đọc văn bản

 Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là nghị luận.

 Câu 2: Chúng ta phải thoát ra khỏi vùng an toàn càng sớm càng tốt vì:

 - Vùng an toàn ấy hạn chế tầm hiểu biết, vốn văn hóa.

 - Thoát ra khỏi vùng an toàn: đồng nghĩa với nguy hiểm, khó khăn, có thể vấp ngã nhưng sẽ trao cho bạn kinh nghiệm, vốn sống, sự hiểu biết, cơ hội trưởng thành và tự lập với tuổi trẻ.

Câu 3: Biện pháp so sánh không ngang bằng: Cái cây đứng yên một chỗ nhưng vẫn vuơn minh ra xa và lên cao. Từ đó tác giả muốn đưa ra lời khuyên tuổi trẻ phải tìm đến với những mảnh đất mới, trải nghiệm những công việc mới để tích lũy thêm vốn sống của mình.

Câu 4: Học sinh có thể chia sẻ một cách chân thành những trải nghiệm quý giá của tuổi trẻ. Những chia sẻ đó phải khác biệt với chia sẻ của tác giả đã được nhắc đến trong văn bản. Trải nghiệm phải thật sự cụ thể, trải nghiệm đó không chỉ có ý nghĩa với bản thân mà còn có ý nghĩa với xã hội . .

Ví dụ : Tham gia một hoạt động tình nguyện tại địa điểm văn hóa.

            Tự mình khám phá một địa danh du lịch và ghi lại những điều mới mẻ.

            Làm một món đồ handmade và tự bán hàng trong cộng đồng học sinh...

Sau khi đọc xong văn bản

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

 

GỢI Ý

Giải thích

      Phá vỡ các nguyên tắc, mong muốn bứt phá, quyết tâm khẳng định bản thân, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng đối diện thử thách.... là những chân ngôn sống được các bạn trẻ đề cao.Tuổi trẻ trải nghiệm không chỉ để học tập mà còn để trưởng thành, thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn giống như một con thuyền căng buồm ra biển lớn. Trải nghiệm không chỉ là khám phá mảnh đất mới, thưởng ngoạn một danh thắng mà còn là khám phá tiềm năng của chính con người bạn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

 Phân tích, chứng minh

     Nhắc đến tuổi trẻ là nhắc đến tinh thần dẫn đường, bởi vì chỉ tuổi trẻ mới dám đủ sức đương đầu với thử thách. Nhà thơ Robert Frost từng viết: “ Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người". Trải nghiệm cùng với việc tiên phong trên con đường mới chưa chắc đã cho bạn thành công nhưng chắc chắn sẽ cho bạn những cảm xúc thật, những bài học từ thực tiễn, sự kiểm nghiệm đúng sai những lý thuyết đã học. Đó là một thái độ sống tích cực, chủ động để tạo nên những giá trị mới, ghi lại dấu ấn cá nhân. Chúng ta biết đến thành trình phiêu lưu ký của chú dế mèn ngỗ ngược để rồi trưởng thành sau những vấp ngã. Chẳng phải ai đã nói: “Hòn đá lăn thì không mọc rêu”.

 Bình luận

     Tuổi trẻ đừng sống hoài sống phí như chú ếch nhỏ trong đáy giếng chỉ thấy bầu trời nhỏ bé như miệng giếng. Cũng đừng sống bằng những trải nghiệm của người khác mà hãy sẵn sàng sách ba lô lên và đi.

 Bài học & liên hệ bản thân

    Trải nghiệm phải gắn liền với sự sáng tạo, khi gặp những tình huống thực tiễn sẵn sàng đưa ra nhưng giải pháp, cải tiến khoa học kỷ thuật để giúp ích đời sống con người. Trải nghiệm còn giúp chúng ta có thêm vốn sống hình thành nhân cách tốt.

 

Bài viết gợi ý: