LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU

 

ĐỀ 1 . Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới :

 

Em ơi! Buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đướng

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao trót xa như rụng bàn tay …”

Câu 1.A/C hãy nêu khái quát nội dung của bài thơ trên

Câu 2. Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trên . Em hiểu như thế nào về câu thơ :” Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” ?

Câu 3. Đoạn thơ cho thấy được tâm trạng gì của nhà thơ Hoàng Cầm?

 

TRẢ LỜI :

 

Câu 1 Khái quát nội dung bài thơ

Hình ảnh quê hương Kinh Bắc qua hồi ức cua rnhaf thơ và sự xót xa trước cảnh quê hương đnag bị giặc Pháp giày xéo.

 

Câu 2. Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ : sử dụng những hình ảnh giàu tính biểu cảm kết hợp với từ láy tượng hình và nghệ thuật nhân hóa , liệt kê( cát trăng phẳng lì, 1 dòng lấp lánh , nằm nghiêng nghiêng , xanh xanh bãi mía , bờ dâu , ngô khoai biêng biếc ,… ) đen đến cho chúng ta 1 hình dung về vùng quê trù phú , tôt tưới với vẻ đẹp lấp lánh của dòng soog Đuống , điệp vần ( chi-li-đi-kỳ: biếc-tiếc ) tăng tính nhạc cho câu thơ

Nghệ thuật so sánh ở cuối đoạn thơ ( Sao xót xa như rụng bàn tay ) làm giọng điệu thơ trở nên trầm lắng , sâu sắc hơn .

-Câu thơ : Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ : Là 1 cảm nhận mới mẻ , độc đáo và tinh tế của Hoàng Cầm vê fhinfh ảnh dòng sông Đuống . Trải qua bao thăng trầm của thời gian , sông Đuống vẫn nằm đó như 1 chứng nhân lịch sử . Từ láy tượng hình ( nghiêng nghiêng) qua phép so sánh đã làm cho dòng sông như mang tư thế và tâm thế của con người . Đó là sự hiên ngang , bất khuất . Viết về sông Đuống  phải chăng cũng chính là viết về miền quê Kinh Bắc yêu dấu của nhà thơ ?

 

Câu 3. Tâm trạng của nhà thơ : thể hiện trong 2 câu thơ cuối :

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

Để trả lời câu hỏi này , các em cần sử dụng đến thông tin để cho đó là chú thishc dưới đoạn thơ : bài thơ sáng tác năm 1948 tại Việt Bắc

Thời điểm này , nhà thơ ở xa quê hương và khi nghe được tin quê hương bị giặc chiếm đóng , càn quét ông đã “lòng buồn nôn nao nỗi nhớ tiếc quê hương” à chỉ trong 1 đêm , nhà thơ đã viết xong bài thơ này

Như vậy , với hoàn cảnh sáng tác thơ kết hợp với đoạn thơ cuối có thể thây stama trạng chủ đạo trong đoạn thơ trên là nỗi buồn thương , nuối tiếc về que ehuowng , về miền quê Kinh Bắc , tươi tốt trù phú nay đã không còn , đó là miền qyuee bị giặc giày xéo , chiếm đóng

Hình ảnh “ xót xa như rụng bàn tay” là 1 cách nói cụ thể . Nhà thơ đã cụ thể nỗi đau xót của mình từ nỗi đau tinh thần bằng nỗi đau thể xác “ rụng bàn tay” . Cách cảm nhận mới mẻ , nỗi đau được cụ thể , được khắc sâu gây ấn tượng cho người đọc .

Đề 2:.Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi dưới :

                                  Chạy giặc  

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút xa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bày chim dảo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước ,

Đồng Nai tranh ngòi nhuốm màu mây

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nữ để dân đen mắc nạn này?

Câu 1.    Khám phá nội dung của bài thơ ?. (0,5 điểm)

Câu 2.    Phân tích giá trị của biện pháp đảo ngữ trong bài thơ trên.(1,0 điểm)

Câu 3.    Bài thơ cho thấy nỗi lòng gì của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ? (0,5 điểm )

TRẢ LỜI

Câu 1 :Nội dung chính của bài thơ :bài thơ thể hiện tình cảm chạy giặc loạn lạc , đau thương của người đân và thái độ tình cảm của nhà thơ đối với nhân đân , đất nước.

 

Câu 2 : Trước khi đi phân tích giá trị của biện pháp đảo ngữ trọng bài thơ ,HS cần chỉ ra được biện pháp đảo ngữ xuất hiện trong bài thơ .

+ Biện pháp đảo ngữ:

                                  Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy.

                                  Mất ổ bầy chim dảo dác bay.

                                  Bến Nghé của tiền tan bọt nước ,

                                  Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

( Trật tự thông thường : Lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ; Bầy chim mất ổ bay dảo dác ; Của tiền Bến Nghé tan bọt nước ; Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây)

+Biện pháp đảo ngữ ở đây sử dụng với 2 tác dụng:

Một là : tăng nhịp điệu , tính biểu cảm cho câu thơ

Hai là : đặc tả và nhấn mạnh đối tượng được nhắc đến.

Trong hai câu : Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy . Mất ổ đàn chim dảo dác bay: dùng biện pháp đảo ngữ đẻ nhấn mạnh tình cảm : << bỏ nhà , mất ổ >> và trạng thái hoạt động :<< lơ xơ chạy ,dảo dác bay>> tô đậm thêm tình.

Hai là : đặc tả và nhấn mạnh đối tượng được nhắc đến .

 

Trong hai câu: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy .Mất  ổ đàn chim dáo dác bay: dùng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh tình cảm :<< bỏ nhà, mất ổ>> và trạng thái hoạt động :<< lơ xơ chạy ,dảo dác bay>> tô đậm thêm tình cảm đau thương, loạn lạc mà nhân dân phải trả qua . Hai  đối tượng << lũ trẻ >>, << bầy chim>> là những sinh linh nhỏ bé , tội nghiệp , vậy mà vì bọn giặc đến cướp bóc , đàn áp khiến trẻ em phải bỏ chạy , đàn chim tan tác . Một nỗi hoảng sợ đến kinh khủng !

 

Bến Nghé và Đồng Nai là hai địa danh trù phú và giàu có . Vậy mà trong phút chốc mọi thứ trở nên tan hoang. Sự đảo vị trí hai địa danh này lên đần câu thơ là để nhấn mạnh sự mất mát ,đau thương , chứa đựng cả sự  tiếc nuối , xót xa của nhà thơ. Tiền của , tài sản của nhân dân bị bọn giặc cướp bóc , phút chốc tan thành bọt nước , những mái nhà tranh , những xóm làng bị đốt , khói nghi  ngút như nhuốm màu mây .

Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuât so sánh dã làm cho bức tranh quê hương trở lên hoang tàn , xơ xác.

 

Câu 3 :

     Qua việc đọc bài thơ và tìm hiểu kỹ ở câu 4 câu thơ giữa bài , người đọc có thể tháy được tầm chân tình của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu . Bìa thơ thể hiện sự xót xa, đồng cảm trước cảnh nhân dân loạt lạc, làng xóm ,quê hương tiêu điều , xơ xác khi bọn giặc đến cướp bóc , tàn phá.

Đặc biệt hai câu thơ cuối bài :

                        Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng .

                           Nỡ để dân  đen mắc nạn này ?

là tiếng lòng nhức nhối của nhà thơ . Nhà thơ có ý trách móc quan triều đình , yếu hèn thất trận để giặc chiếm đóng  quê hương và dường như trong câu fhỏi ấy , ta thấy được cả sự tự trách móc chính bản thân mình của nhà thơ , lực bất tòng tâm . Câu hỏi cuối bài thơ còn là sự mong ngóng , chờ đợi có những anh hùng ra tay cứu nước , giúp dân thoát khỏi cảnh lầm than.

Chạy giặc là bài thơ tiêu biểu cho bài ca yêu nước đầu thế kỉ 19.

Bài viết gợi ý: