1- Đọc bài thơ Em bé lạc mẹ

Em run run gương mặt trẻ thơ nhìn tôi:

 Cháu lạy ông, ông đừng ăn gan cháu.

Em mếu máo làm cả tôi mếu máo:

 Chủ đầy mà, chú là giải phóng quân.

Rồi bế em đi tìm khắp xa gần tôi đưa em về với mẹ.

2- Tìm hiểu câu chuyện trong bài thơ trên:

2-1: Câu chuyện có những nhân vật nào? 
2-2: Các nhân vật gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Hãy hình dung lại hoàn cảnh đó. 
2-3: Vì sao em bé sợ chú giải phóng quân? Lúc ấy trông em bé như thế nào?

2-4: Vì sao chú giải phóng quân khóc khi nghe em bé nói? Lúc ấy, trông chú như thế nào? 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI. 

1- Em đọc kĩ bài thơ, nắm chắc nội dung bài làm cơ sở cho việc trả lời các câu hỏi ở câu 2. 
2- Tìm hiểu câu chuyện:

2-1: Câu chuyện có hai nhân vật:

+ Em bé.

+ Chú giải phóng quân. 

2-2: Em bé và chú giải phóng quân gặp nhau trong hoàn cảnh: Em bé lạc mẹ trong một trận chiến khi quân ta vào giải phóng một đô thị ở miền Nam trong thời kì của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chú giải phóng quân với vẻ mặt hiền từ, nụ cười rạng rỡ đang bế cậu bé đi tìm mẹ. Không chỉ cậu bé khiếp sợ chú giải phóng quân mà ngay cả người dân nhìn chú giải phóng quân cũng lộ vẻ lo lắng sợ hãi. 

2-3: Em bé sợ chú giải phóng quân là vì: ở những vùng do Mĩ - Ngụy chiếm đóng, chúng tuyên truyền xuyên tạc những người cách mạng là cộng sản thường ăn gan uống máu người và rất dã man, giết người không gớm tay làm cho người dân sợ hãi xa lánh những người cách mạng và coi những người cộng sản là kẻ thù, là man rợ. Cho nên khi chú giải phóng quân bế em đi tìm mẹ, tìm người thân cho em thì em hoảng sợ tưởng chú giải phóng quân đưa em đi giết để ăn gan. Lúc ấy trông em run rẩy, mếu máo hoảng sợ đến vô cùng. 

2-4. Chủ giải phóng quân khóc vì thương cháu bé ngây thơ bị lạc mẹ, hiểu nhầm, hiểu sai về các chú giải phóng quân. Lúc ấy, trông chú giải phóng quân rất đau khổ. Chú đau khổ vì chú nghĩ rằng: kẻ thù quá tàn ác. Nó không chỉ giết hại chúng ta bằng bom đạn mà còn giết hại chúng ta bằng những luận điệu xuyên tạc về tình cảm nhận thức, ngay cả thế hệ trẻ cũng bị đầu độc bởi những luận điệu xảo trá ấy. 

 

Kể lại câu chuyện bằng lời của chú giải phóng quân. 
 

BÀI LÀM

        Mùa xuân năm ấy, đơn vị của tôi được lệnh tiến quân vào giải phóng một thị trấn nhỏ ven đường quốc lộ thuộc tỉnh Bình Dương. Đơn vị chia làm ba mũi tiến công. Đúng 9 giờ 30 phút, cả ba mũi đồng loạt nổ sủng. Bị tấn công bất ngờ, bọn địch tháo chạy tán loạn, súng ống, quân trang, quân dụng vứt ngổn ngang bừa bãi. Chỉ ba mươi phút sau, đơn vị chúng tôi giải phóng toàn bộ thị trấn. Trong lúc thu dọn chiến trường, bất chợt tôi gặp một cháu bé độ năm, sáu tuổi đang ngồi thu lu sau một góc tường đổ nát, mặt tái nhợt. Tôi bế cậu bé lên, cậu run run nhìn tôi hốt hoảng nói. 
- Cháu lạy ông, ông đừng ăn gan cháu! 
Cậu vừa nói vừa mếu máo làm cho tôi cũng mếu máo theo. Tôi vội vỗ về, an ủi chảu: 
- Đừng sợ, chú đây mà! Chú là giải phóng quân đây. Chú bế cháu đi tìm mẹ nhé!  

Thế rồi, tôi bế cháu lách qua những mảng tường đổ nát, vượt qua một con hẻm nữa. Từ xa tôi phát hiện một người phụ nữ đang hốt hoang vừa chạy vừa kêu: 
- Con ơi! Minh ơi! Con ở đâu? Tôi đoán chắc người ấy chính là mẹ của cậu bé, liền kêu to:

- Cháu Minh ở đây nè! 
Không còn sợ sệt, e ngại gì nữa, người phụ nữ ấy chạy ào đến bên tôi, quỳ xuống, nói trong tiếng nấc: 
- Lạy ông, cám ơn ông! Tôi đỡ chị dậy, rồi trao đứa bé cho chị và nói: 
- Chúng tôi là quân giải phóng, là bộ đội Cụ Hồ, là con em của nhân dân. Chúng tôi về đây để đánh đuổi Mĩ - Ngụy. Chị hãy bế cháu về nhà đi, đừng lo sợ gì nữa. 
Tôi tạm biệt hai mẹ con chị rồi tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. 

 

Kể lại câu chuyện trên bằng lời của em bé lạc mẹ. 

 BÀI LÀM

Mới đó mà đã ba mươi năm trôi qua. Giờ đây tôi đã trở thành một luật sư và là cựu sinh viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Hồi đó, tôi là một cậu bé chừng năm, sáu tuổi. Buổi sáng hôm ấy, tôi cùng với mấy đứa bạn chơi trò bắn bị trong một con hẻm cách nhà tôi chừng mười lăm hay hai mươi mét gì đó. Bỗng nhiên, tiếng súng rộ lên dữ dội, đạn bay chéo chéo găm vào bờ tường gốc cây nhiều vô kể. Chúng tối tán loạn, mỗi đứa một đường. Hoảng quá, tôi men theo một bờ tường đã bị đổ rồi ngồi thụp xuống nép mặt vào trong. Hé mắt nhìn, tôi thấy những người lính quốc gia vứt súng, cởi quần áo chạy bạt mạng ra hướng quốc lộ. Tiếng la hét, gào khóc của cả trẻ em và người lớn chìm trong tiếng súng khi tiếng súng im hẳn. Bất chợt tôi ngước mắt lên bắt gặp một đôi mắt hiền từ của một người lính đầu đội mũ tai bèo, quân phục màu xanh cỏ úa đang tiến về phía tôi. Người ấy bế tôi lên. Tôi hoảng hốt lo sợ. Một ý nghĩ thoáng hiện trong tôi về người lính ấy: “Ông ta là cộng sản, những người mổ bụng ăn gan không gớm tay mà lính quốc gia đã từng nói”. Tôi nhìn ông rồi mếu máo nói không ra lời: 
- Cháu lạy ông, ông đừng ăn gan cháu! 
Nghe tôi nói vậy, ông ấy càng ôm chặt tội hơn. Ông nhìn tôi và dường như miệng ông cũng mếu xệch như một đứa trẻ. Ông vuốt tóc tối, vỗ vỗ vào người tôi như mẹ tôi thường âu yếm tối và nói: 
- Chú đây mà, chú là giải phóng quân đây! Thoảng trong gió, tôi nghe hình như tiếng mẹ tôi gọi:

- Minh ơi! Con ở đâ...u? 
Thế rồi, ông ấy bế tối đến với mẹ tôi. Chuyện xảy ra đã ba mươi năm rồi. Một kỉ niệm của tuổi ấu thơ mãi mãi không phai mờ về hình ảnh người lính giải phóng quân trong kí ức của cuộc đời tôi. 

Bài viết gợi ý: