I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa

Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –COOH liên kết với gốc hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.

- Công thức tổng quát của axit:

+ CxHyOz (x, y, z là các số nguyên dương; y chẵn; z chẵn; 2 ≤ y ≤ 2x + 2 – 2z) : thường dùng khi viết phản ứng cháy.

+ CxHy(COOH)z hay R(COOH)z: thường dùng khi viết phản ứng xảy ra ở nhóm COOH.

+ CnH2n+2-2k-z(COOH)z (k = số liên kết pi + số vòng): thường dùng khi viết phản ứng cộng H2, cộng Br2,…

2. Phân loại

- Dựa vào cấu tạo gốc hiđrocacbon: axit no, không no, thơm.

- Dựa vào số nhóm –COOH: axit đơn chức, đa chức.   

a. Axit no, đơn chức, mạch hở : CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hoặc CmH2mO2 (m ≥ 1).

b. Axit không no chứa 1 liên kết đôi C=C, đơn chức, mạch hở: CnH2n-1COOH (n ≥ 2) hoặc CmH2m-2O2(m ≥ 3).

c. Axit no, 2 chức, mạch hở: CnH2n(COOH)2 (n ≥ 0) hoặc CmH2m-2O4 (m ≥ 1).

II. DANH PHÁP

1. Tên thay thế

Tên thay thế = Axit + Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính (mạch chính bắt đầu từ nguyên tử C của nhóm –COOH) + oic

2. Tên thường của một số axit thường gặp

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Nhiệt độ sôi

- Ở điều kiện thường, các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- Axit có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có khối lượng phân tử tương đương vì phân tử axit tạo được 2 liên kết hiđro và liên kết hiđro giữa các phân tử axit bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.

2. Tính tan

- Từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước do có khả năng tạo liên kết H liên phân tử với nước.

- C4 đến C5 ít tan trong nước; từ C6 trở lên không tan do gốc R cồng kềnh và có tính kị nước.

Bài viết gợi ý: