I. PHẢN ỨNG CỘNG HIĐRO (PHẢN ỨNG KHỬ)

PTTQ: ${{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}CHO+{{H}_{2}}\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}C{{H}_{2}}OH$

Ví dụ: $C{{H}_{3}}CHO+{{H}_{2}}\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}OH$

$C{{H}_{2}}=C{{H}_{2}}CHO+2{{H}_{2}}\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}C{{H}_{2}}OH$

Phương pháp giải

CnH2n+2-2a-m(CHO)m +  (a + m) H2$\xrightarrow{Ni,{{t}^{0}}}$ CnH2n+2-m(CH2OH)m

Dựa vào tỉ lệ ${{n}_{{{H}_{2}}}}:\text{ }{{n}_{anehit}}$ có thể xác định được loại anđehit.

Thường gặp nhất là các trường hợp:

+ ${{n}_{{{H}_{2}}}}~:\text{ }{{n}_{anehit}}=1~$ → anđehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO

+ ${{n}_{{{H}_{2}}}}~:\text{ }{{n}_{anehit}}=2~$ → anđehit thuộc loại đơn chức, mạch hở, có 1 liên kết đôi C=C (CnH2n-2O) hoặc anđehit no, mạch hở, 2 chức (CnH2n-2O2)

* Bài tập về phản ứng cộng H2 của anđehit, xeton thường gắn liền với bài tập ancol tác dụng với Na.

II. PHẢN ỨNG CỘNG NƯỚC, CỘNG HCN (HIĐROXIANUA)

Liên kết đôi C=O ở gốc –CHO có phản ứng cộng nước nhưng tạo ra sản phẩm có 2 nhóm OH cùng đính vào 1C nên không bền, không tách ra khỏi dung dịch được.

Ví dụ:

- HCN cộng vào nhóm –CHO tạo thành sản phẩm bền gọi là xianohiđrin

Phương ứng tổng quát: ${{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}CHO+HCN\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}CH(CN)OH$

Bài viết gợi ý: