DI TRUYỀN Y HỌC
A.LÝ THUYẾT
Khái
niệm: Di truyền y học là một bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh di
truyền và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở
người.
I. Bệnh di truyền phân tử
- Là những bệnh di truyền mà cơ chế gây
bệnh là những biến đổi ở gen gây nên.
- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: do đột biến
gen mã hoá chuỗi Hb gây nên. Đây là đột biến điểm thay thế T thành A, dẫn
đến thay đổi codon mã hoá axit amin glutamic thành codon mã hoá valin, làm biến
đổi HbA thành HbS làm hồng cầu có dạng lưỡi liềm và gây thiếu máu
- Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen
- Bệnh Pheninketo niệu:
+ Người bình thường : gen tổng hợp enzim chuyển hoá phêninalanin→
tirôzin
+ Người bị bệnh : gen bị đột biến
không tổng hợp được enzim này nên phêninalanin tích tụ trong máu đi lên não đầu
độc tế bào
+ Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ → cho ăn kiêng
II. Bệnh
do các đột biến NST
- Là những bệnh do đột biến
cấu trúc và số lượng NST gây nên
- Đặc điểm chung: bệnh có tác động lớn trong
thời kì thai nghén có thể gây sảy thai sớm; những trường hợp còn sống chỉ là
các lệch bội ở các cặp NST nhỏ.
- Bệnh do đột biến số lượng NST:
VD: Hội chứng Đao
+ Cơ chế: NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ ) cho
giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử có 1 NST 21 → cơ thể
mang 3 NST 21 gây nên hội chứng đao
+ Cách phòng bệnh : không
nên sinh con trên tuổi 35
- Bệnh do đột biến cấu trúc NST: bệnh “Mèo kêu”
nguyên nhân do mất 1 phần NST số 5; bệnh ung thư máu do mất 1 đoạn nhỏ ở NST số
21.
III. Bệnh ung thư
– Khái niệm: Ung thư là
loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không
kiểm soát được của 1 số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan
trong cơ thể. khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách
khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác (di căn)
– Nguyên
nhân, cơ chế : hiện nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ
+ Một số nguyên nhân: đột biến gen, đột biến NST.
+ 1 tế bào bị đột biến có thể phân chia liên tục do mất kiểm soát phân bào tạo
thành khối u. Tế bào khối u có thể là lành
tính nếu nó không có khả năng
di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác nhau trong cơ thể; nhưng
cũng có thể trở thành ác tính nếu nó tách
khỏi mô ban đầu và di chuyển vào máu, tạo thành các khối u ở nhiều
nơi khác nhau trong cơ thể gây nên cái chết cho bệnh nhân.
– 2 nhóm gen kiểm soát chu kỳ tế
bào mà sự biến đổi của nó sẽ dẫn đến ung thư:
+ Gen quy định yếu tố sinh trưởng (gen tiền ung thư): đột biến
ở loại gen này thường là đột biến trội, không di truyền được vì chúng ở trong
tế bào sinh dưỡng. Gen đột biến hoạt động mạnh hơn và tạo nhiều sản phẩm làm tăng
tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà không thể kiểm soát được.
+ Gen ức chế các khối u: đột biến ở loại gen này thường là đột
biến lặn. Gen đột biến mất khả năng kiểm soát khối u làm tế bào ung thư phân
chia tạo nên các khối u. vd: Ung thư vú
– Cách điều trị :
+ Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh ung thư.
+ Dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư
– Phòng ngừa các bệnh ung thư: sử
dụng thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành.
B. BÀI TẬP MẪU
Câu 1 Ở người, tính trạng máu khó đông do gen lặn a nằm trên NST giới
tính X quy định (không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y). Trong một gia
đình bố mẹ đều bình thường, sinh được một người con trai bị bệnh máu khó đông.
Kiểu gen của bố mẹ là:
A. XAXA x XaY B. XAXA x XAY C. XAXa x XaY D. XAXa x XAY
Lời giải:
Bố mẹ bình thường : XAY x XAX
Sinh được con trai bị bệnh : XaY
ð Người con trai này đã nhận alen Xa của mẹ
ð Mẹ có kiểu gen là XAXa , bố bình thường XAY
ð Kiểu gen của bố mẹ là XAXa x XAY
ð Đáp án D
Câu 2 Ở người, hình dạng mũi do một gen có 2 alen quy định. Một cặp vợ
chồng đều mũi cong sinh ra người con đầu lòng mũi cong, biết rằng em gái của
người chồng và em trai của người vợ đều có mũi thẳng, những người khác trong 2
gia đình đều có mũi cong. Kết luận nào dưới đây đúng?
A. Xác suất sinh ra
người con thứ 2 có kiểu gen dị hợp là 3/4.
B. Xác suất để người con
đầu lòng nói trên không mang alen lặn là 1/2.
C. Tất cả các con của
cặp vợ chồng này đều có mũi cong.
D. Cả 2 vợ chồng trên
đều có kiểu gen dị hợp.
Lời giải:
Ta có : Mũi cong >> mũi thẳng
Chồng và vợ cùng có tỉ lệ kiểu gen là : 1/3 AA : 2/3 Aa
ð (1/3 AA :
2/3 Aa) (1/3 AA : 2/3 Aa)
ð 4/9 AA :
4/9 Aa : 1/9 aa
Đứa con trai có mũi cong có tỉ lệ kiểu gen là ½ AA : ½ Aa
ð Đáp án B
Câu 3 Cho sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền
của một bệnh ở người do gen lặn s quy định, alen tương ứng S không quy định
bệnh. Cho biết bố mẹ của những người II5, II7, II10 và
III13 đều không có ai mang alen gây bệnh. Theo lí thuyết, những
kết luận nào sau đây đúng?
1. Xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con bị bệnh là 1/96.
2. Xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con trai không bị bệnh là 39/80.
3. Xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con bị bệnh, một đứa con bình thường là 3/80.
4. Xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con gái đầu lòng bình thường, con trai sau bị bệnh là 95/36864.
5. Người IV16 có thể có kiểu gen dị hợp với xác suất 2/3.
A. 1,2,5 B. 1,4,5 C. 1,3,4,5 D. 2,3
Lời giải
Xác định KG bên gia đình người số (17) :
(6) Aa x (5) AA => (11) có KG ½ AA : ½ Aa => ( 3/4 A : 1/4 a)
Tương tự người (12 ) có KG ½ AA : ½ Aa => ( 3/4 A : 1/4 a)
Tỉ lệ KG của (17) là : 9/15 AA : 6 /15 Aa => 12/15 A : 3/15 a
Xét kiểu gen bên gia đình người chồng số (18)
(9) Aa x (10) AA => (14) có kiểu gen ½ AA : ½ Aa => ( 3/4 A : 1/4 a)
(14) x (13) = ( 3/4 A : 1/4 a) x A
=> (18) có kiểu gen 3/4 AA : 1/4 Aa => ( 7/8 A : 1/8 a)
XS để vợ chồng đó sinh 1 con bị bệnh là : 1/8 x 3/15 = 1/40
XS sinh con không bị bệnh là : 1 - 1/40 = 39/40
XS sinh con trai không bị bệnh là : 39/40 x 1/2 = 39/80
Sinh 1 đứa bị bệnh 1 đứa bình thường
=> bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa Aa x Aa => 3A- : 1 aa
XS sinh 1 đứa bị bệnh 1 đứa bình thường: 6/15 x 1/4 x3/4 x1/4 x 2 = 3/80
XS sinh con gái đầu lòng bình thường con trai bị bệnh là :
6/15 x 1/4 x3/4 x1/2 x 1/4 x1/2 = 3/640
Người 16 có tỉ lệ kiểu gen là 9/15 AA : 6 /15 Aa =>3/5AA : 2/5 Aa
Đáp án D
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
I. TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT
Câu 1: Cho các bệnh, tật, hội chứng di truyền ở người:
1. Bạch tạng 2. Máu khó đông 3. Mù màu
4. Hồng cầu lưỡi liềm 5. Pheninketo niệu 6. Hội chứng Toc nơ
7. Hội chứng 3X 8. Hội chứng Đao 9. Tật có túm lông ở vành tai
Có bao nhiêu bệnh, tật, hội chứng di truyền ở người do đột biến gen?
A. 7 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 2: Quan sát tế bào sinh dưỡng của một người bị bệnh thấy có NST thứ 21 ngắn hơn NST 21 của người bình thường, người đó có thể bị:
A. Hội chứng Patau. B. Bệnh bạch tạng
C. Hội chứng Đao D. Ung thư máu
Câu 3: Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định. Chồng bị mù màu kết hôn với vợ bình thường sinh được một đứa con trai vừa bị mù màu vừa bị claiphento. Có bao nhiêu nguyên nhân có thể dẫn đến kết quả này?
1. Chồng bị rối loạn trong giảm phân 1, vợ giảm phân bình thường.
2. Chồng giảm phân bình thường, vợ bị rối loạn trong giảm phân 2.
3. Chồng bị rối loạn trong giảm phân 1, vợ bị rối loạn trong giảm phân 1.
4. Chồng giảm phân bình thường, vợ bị rối loạn trong giảm phân 1.
5. Chồng bị rối loạn trong giảm phân 2, vợ giảm phân bình thường.
6. Chồng bị rối loạn trong giảm phân 2, vợ bị rối loạn trong giảm phân 2.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 4 Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
1. Bệnh pheniketo niệu. 2. Bệnh ung thư máu 3. Tật có túm lông ở vành tai.
4. Hội chứng Đao. 5. Hội chứng Tocno. 6. Bệnh máu khó đông.
Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ?
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 5: Phương pháp có thể phát hiện bệnh di truyền người do đột biến gen gây ra là:
A. Nghiên cứu phả hệ B. Nghiên cứu tế bào
C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh D. Phân tích bộ NST ở tế bào người
Câu 6 : Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?
A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.
B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
Câu 7 Người ta đã biết được một số gen gây bệnh ung thư vú thuộc dạng
A. đột biến trội gen quy định các yếu tố sinh trưởng.
B. đột biến lặn gen ức chế khối u.
C. đột biến trội gen ức chế khối u.
D. đột biến lặn gen quy định các yếu tố sinh trưởng.
Câu 8 Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
B. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn đến hình thành các khối u ác tính.
C. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
D. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
Câu 9: Cho một số bệnh, tật di truyền ở người
1: Bạch tạng. 2: Ung thư máu. 3: Mù màu. 4: Dính ngón tay 2-3. 5: Máu khó đông.
6: Túm lông trên tai. 7. Bệnh Đao. 8: phênilkêtôniệu 9. Bệnh Claiphentơ
Số bệnh, tật di truyền liên kết với giới tính là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6.
Câu 10 Khi nói về bệnh phêninkêto niệu có các phát biểu sau đây:
(1) Bệnh phêninkêto niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra do đột biến gen.
(2) Bệnh phêninkêto niệu do enzim không chuyển hóa được pheninalanin thành tirôzin.
(3) Người bệnh phải ăn kiêng hoàn toàn pheninalanin.
(4) Pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 11 Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu. (4) Claiphentơ. | (2) Hồng cầu hình liềm. (5) Dính ngón tay 2 và 3. | (3) Bạch tạng. (6) Máu khó đông. |
(7) Tơcnơ. | (8) Đao. | (9) Mù màu. |
Những thể đột biến lệch bội là
A. (4), (7), (8). B. (4), (5), (6). C. (1), (4), (8). D. (2), (3), (9).
Câu 12: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
A. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
LỜI GIẢI LÝ THUYẾT
Câu 1:Lời giải
Các bệnh do đột biến gen là : 1,2,3,4,5,9
Đáp án C
Câu 2:Lời giải
Ngắn hơn => đột biến mất đoạn số 21 =>Ung thư máu
Đáp án D
Câu 3 :Lời giải
Chồng XaY
Vợ bình thường có kiểu gen XA XA ; XA Xa
Con Xa XaY = Xa × XaY = Xa Xa ×Y
TH1 :Chồng bị rối loạn giảm phân 1 vợ giảm phân bình thường
TH2 : Vợ rối loạn giảm phân 2 , chồng giảm phân bình thường
Đáp án C
Câu 4: Bệnh và hội chứng có thể gặp ở cả 2 giới: 1,2,4,6
3: Bệnh do gen trên Y quy định chỉ gặp ở nam
5: Bệnh nhân XO nên chỉ có ở nữ
Đáp án D
Câu 5:Lời giải
Nghiên cứ tế bào và phân tích bộ NST ở người đều để phát hiện bệnh di truyền do đột biến NST
Nghiên cứu trẻ đồng sinh để nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường khác nhau lên cùng kiểu gen
Đáp án A
Câu 6:Lời giải
Bệnh Đao là hội chứng tế bào có 3 NST số 21 trong tế bào => bệnh có hiện thông qua phương pháp phân tích bộ NST của tế bào phôi .
Không phân tích protein hay ADN hay NST giới tính X
Đáp án C
Câu 7: Gen gây ra bệnh ung thư vú là do gen gen ức chế khối u bị đột biến , dạng đột biến lặn
Đáp án B
Câu 8:Lời giải
Phát biểu đúng là C
A sai, các gen tiền ung thư là các gen qui định các yếu tố sinh trưởng ở người, gen tiền ung thư không gây hại
B sai, sự phát triển cơ thể bao gồm trong đó sự tăng sinh của tế bào sinh dưỡng
D sai, gen ung thư trong tế bào sinh dưỡng không di truyền qua sinh sản hữu tính được
Câu 9:Lời giải
Các bệnh, tật di truyền liên kết với giới tính tính 3, 4, 5, 6
- Mù màu , máu khó đông là bện nằm trên NST X
- Túm lông trên tay và dính ngón tay số 2 -3 là gen nằm trên NST Y
Đáp án B
Câu 10 : Các phát biểu đúng là 1, 2, 4
1 đúng vì bệnh gây ra do đột biến gen lặn gây ra
2 đúng, enzym đó là phenylalanine hydroxylase => 4 đúng
Đáp án A
3 sai vì phenylalanin là một axit amin cần thiết cho cơ thể nên không thể ăn kiêng hoàn toàn đối với các loại thức ăn chứa axit amin này mà nên duy trì ở một mức độ hợp lý
Câu 11 : Các thể đột biến lệch bội là (4) (7) (8)
- Claiphento có bộ NST XXY
- Tớc nơ có bộ NST XO
- Đao có 3 NST số 21
1 là do đột biến cấu trúc NST gây ra
2, 3,5,6,9 là do đột biến gen gây ra
Đáp án A
Câu 12:Lời giải
Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được
ð Gen đột biến là gen trội
ð Đáp án A
II. BÀI TẬP
Câu 1 Ở một người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn (a và b) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, khoảng cách di truyền giữa 2 locus là 12cM. Một cặp vợ chồng có vợ bình thường, chồng bị bệnh máu khó đông, bố vợ bị cả 2 bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được một con trai bình thường, một con trai bị cả 2 bệnh, một con trai bị bệnh máu khó đông. Cho các nhận định dưới đây:
(1) Cặp vợ chồng này nếu sinh con tiếp theo, xác suất sinh con gái bình thường ở cả 2 tính trạng là 22%.
(2) Đứa con trai bị mắc cả 2 bệnh là kết quả của sự tổ hợp giao tử hoán vị ở mẹ và giao tử không hoán vị ở bố.
(3) Trong số những đứa con trai sinh ra, có ít nhất một đứa con được tạo thành do sự tổ hợp các giao tử liên kết với nhau.
(4) Đứa con trai lành cả 2 bệnh được sinh ra của cặp vợ chồng này nằm trong xác suất 22%.
Số kết luận không phù hợp với lý thuyết là:
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Lời giải
Cặp vợ chồng :
Chồng bị máu khó đông, có kiểu gen là
Bố vợ bị cả 2 bệnh
ð Người vợ bình thường sẽ có kiểu gen là
Tần số hoán vị gen f = 12%
Người vợ cho giao tử : và
(1) Xác suất sinh con gái bình thường cả 2 tính trạng là
0,5 x ( 0,44 + 0,06 ) = 0.25
(2) Đứa con trai mắc cả 2 bệnh là tổ hợp giao tử liên kết của mẹ và giao tử (Y) của bố
(3) Đúng, đó là đứa con trai mắc cả 2 bệnh và đứa con trai bình thường cả 2 bệnh
(4) Đứa con trai bình thường cả 2 bệnh nằm trong xác suất : 0,5 x 0,44 = 0,22 = 22%
Các kết luận không đúng là (1) và (2)
Đáp án D
Câu 2 Xét sự di truyền của 2 bệnh trong 1 dòng họ. Bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen trội A qui định người bình thường. Bệnh mù màu do gen m nằm trên vùng không tương đồng của X quy định, gen trội M quy định người bình thường. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này. Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là
A. 55,34% B. 48,11% C. 59,12% D. 53,16%
Lời giải
Xét bệnh bạch tạng :
A bình thường >> a bị bệnh
Vợ : bố mẹ bình thường, anh trai bị bệnh
ð Vợ có dạng ( 1/3AA : 2/3Aa)
Chồng : bố bị bạch tạng, mọi người bình thường
ð Chồng có KG Aa
TH1 : vợ chồng là AA x Aa
Xác suất sinh 2 đứa con bình thường là 100%
TH2 : vợ chồng là Aa x Aa
Xác suất sinh được 2 đứa con bình thường là 3/4 x 3/4 = 9/1
Vậy xác suất để cặp vợ chồng trên sinh được 2 đứa con bình thường
là : 1/3 x 1 + 2/3 x 9/16 = 17/24
Xét bệnh mù màu
M bình thường >> m bị bệnh
Vợ : ông ngoại vợ bị mù màu, mẹ người vợ bình thường
ð Mẹ người vợ có KG : XMXm
Vậy bố mẹ của người vợ có KG : XMY x XMXm
Vậy người vợ bình thường nên có dạng : (1/2 XMXM : 1/2 XMXm)
Người chồng bình thường : XMY
TH1 : vợ chồng có dạng : XMXM x XMY
Xác suất sinh được 2 đứa con bình thường là 100%
TH2 : vợ chồng có dạng : XMXm x
XMY
Xác suất sinh được 2 đứa con bình
thường là (3/4)2 = 9/16
Vậy xác suất để cặp vợ chồng trên
sinh được 2 đứa con không bị mù màu trên là
1/2 x 1 +1/2 x 9/16 = 25/32
Vậy xác suất để cặp vợ chồng sinh
được 2 đứa con bình thường không bị 2 bệnh trên là 17/24 x 25/32 = 425/768 =
55,34%
Đáp án A
Câu 3 Ở người nếu
có hai gen trội AA thì khả năng chuyển hóa rượu (C2H5OH) thành andehit rồi sau
đó andehit chuyển hóa thành muối axetat một cách triệt để. Người có KG Aa thì
khả năng chuyển hóa andehit thành muối axetat kém hơn một chút. Cả hai KG AA và
Aa đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hóa
cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có KG aa thì khả năng chuyển hóa
andehit thành muối axetat hầu như không có mà andehit là một chất độc nhất
trong 3 chất trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói
mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một
cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh được 2 con trai. Theo
lý thuyết xác suất đẻ cả hai đứa uống rượu mặt không đỏ?
A. 0,1406
B. 0,7385
C. 0,75
D. 0,8593
Lời giải
36% uống rượu đỏ mặt có KG aa =>
a = 0,6 => A = 0,4
Cấu trúc di truyền quần thể: 0,16AA
: 0,48Aa : 0,36aa
Bố mẹ uống rượu không đỏ có KG là : 1/4 AA: 3/4 Aa
Xét các trường hợp bố mẹ mặt không bị đỏ :
TH1 : Bố mẹ KG Aa x Aa =>
3/4 con không bị mặt đỏ
: 1/4 con bị mặt đỏ
TH2 : Bố mẹ có KG AA x Aa =>
100% con không bị mặt đỏ
TH3 : Bố mẹ có KG AA x AA =>
100% con không bị mặt đỏ
Xác suất sinh ra hai con không bị
đỏ mặt là : 3/4 x 3/4 x (3/4)2 + 3/4 x 1/4
+1/4 x 1/4 = 193/256
Đáp
án C
Câu 4
Lời giải
Bố bị bệnh sinh con trai bình
thường => gen bị bệnh là gen lặn nằm trên NST thường
A- Bình thường > a bị bệnh
KG của II4 là Aa
Biết rằng không xảy
ra đột biến . Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị
bệnh là
A. 7.6%
B. 5.6%
C. 9.4%
D. 3.125%
Lời giải
Cặp vợ chồng 7 x 8 bình thường,
sinh con bị bệnh
ð Alen
gây bệnh là alen lặn
Mà đứa con bị bệnh là con gái, bố
bình thường
ð Gen gây bệnh nằm trên NST thường A bình thường >> a bị bệnh
ð Cặp vợ chồng 7 x 8 có KG Aa
ð Người số 11 có dạng ( 1/3AA : 2/3Aa )
Cặp vợ chồng 1 x
2 sinh con bị bệnh ( người 3 )
ð Người 5 có dạng là ( 1/3AA : 2/3Aa )
Người số 6 bình thường, chưa biết KG
nên có dạng là ( 1/2AA : 1/2Aa )
Theo lý thuyết, đời con người số 5
và số 6 có dạng là : 1/2AA : 5/12Aa : 1/12aa
Vậy người con số 10 bình thường, sẽ
có dạng là (6/11AA : 5/11Aa)
ð Cặp vợ chồng 10 x 11 : (6/11AA : 5/11Aa) x ( 1/3AA : 2/3Aa )
Xác suất
cặp vợ chồng trên sinh con bị bệnh là 5/22 x 1/3 = 5/66 = 7,6%
Đáp án A
Câu 6 Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Cho các phát biểu sau:
(1) Có 3 người trong phả hệ này không xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
(5) Gen gây bệnh là gen lặn.
Trong các phát biểu trên, những
phát biểu nào đúng?
A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 2, 4. D. 3, 4, 5.
Lời giải
Cặp vợ chồng 11 x 12 bị bệnh.
Sinh ra đứa con bình thường. tính trạng do 1 gen qui định
ð A bị bệnh >> a bình thường
Mà người con bình thường
là nữ
ð Alen gây bệnh nằm trên NST
thường
(1) Những người không bị bệnh có KG là aa
Người 1, 3, 11, 12, 22 sinh được con không bị bệnh, có KG là Aa
Người 7,8 bị bệnh, có bố
bình thường nên có KG là Aa
Người 19, 20, 21 không biết rõ
ð1 đúng
(2) Những người chắc chắn có KG đồng hợp tử là những người bình
thường aa. Có 16 người
ð Có ít nhất 16 người có KG đồng hợp tử
ð2 đúng
(3) Sai
(4) Đúng
(5) Sai
Các phát biểu đúng là 1, 2, 4
Đáp án C