ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

A. LÝ THUYẾT 

  I.  LỆCH BỘI (dị bội)

1. Khái niệm và phân loại

-        ĐB lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay vài cặp NST.

-        Ở sinh vật lưỡng bội, ĐB lệch bội thường gặp 4 dạng chính:

-        Thể không (2n – 2): tế bào lưỡng bội bị mất 1 cặp NST nào đó.

-        Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó.

-        Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó.

-        Thể bốn (2n + 2): tế bào lưỡng bội thêm 2 NST vào 1 cặp NST nào đó.

-        Dạng đặc biệt: (2n +1 +1) là thể ba kép do có 2 thể 3 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1 tế bào

 Kết quả hình ảnh cho đột biến số lượng nhiễm sắc thể

2.  Nguyên nhân và cơ chế phát sinh

-        Do các tác nhân lí hóa của môi trường trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn sự phân li bình thường của một hoặc 1 số cặp NST.

-        Do thoi vô sắc không hình thành nên 1 hoặc 1 vài cặp NST không thể phân li trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường hoặc không bình thường khác trong thụ tinh tạo thành đột biến dị bội

Cơ chế hình thành các dạng đột biến lệch bội

-        Một cá thể của loài có thể gặp nhiều trường hợp dị bội khác nhau, vì hiện tượng dị bội ở mỗi cặp NST khác nhau sẽ cho kiểu hình hoàn toàn khác nhau. 

       Ví dụ: một loài có bộ NST 2n = 14 tức là có 7 cặp NST khác nhau như vậy cá thể này có thể có 7 trường hợp thể ba hoàn toàn khác nhau


3.  Hậu quả và ý nghĩa

-        Sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST à làm mất cân bằng toàn hệ gen àcơ thể không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.

-        Đối với tiến hóa: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

-        Đối với chọn giống: có thể sử dụng các thể không để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai.

-        Đối với nghiên cứu di truyền học: sử dụng các lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.

Ví dụ một số bệnh do lệch bội ở người:

+ Hội chứng down (thể ba cặp NST 21), (2n+1) = 47NST

 


Nguyên nhân          Đột biến ở NST 21          có 3 NST          Năm 1959, J.          Lejeune phát hiện          nguyên ...


+ Claiphenter (thể ba cặp giới tính XXY), (2n+1) = 47NST

Nguyên nhân          Đột biến ở NST          giới tính XXY

+ Siêu nữ (XXX), (2n+1) = 47NST 

Nguyên nhân          Đột biến ở NST          giới tính XXX

+ Tocnơ (thể một cặp giới tính XO) à  ( 2n-1) = 45NST

Nguyên nhân          Đột biến ở NST 18          có 1 NST X

II. ĐA BỘI

1.Khái niệm và cơ chế phát sinh tự đa bội

-        Đa bội thể là cơ thể mà trong tế bào chứa nhiều hơn 2 lần số NST đơn bội. (3n, 4n, 5n, 6n…)

-        Cơ chế hình thành là do sự không phân li của tất cả các cặp NST trong phân bào. Thường do hóa chất consixin gây cản trở sự hình thành thoi vô sắc

Tự đa bội: là tăng số NST đơn bội của cùng một loài lên số nguyên lần (nhiều hơn 2). Ta có: tự đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n,… và tự đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n,…

+       Cơ chế phát sinh đa bội chẵn: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc à tạo giao tử 2n, khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử 2n tạo thành hợp tử 4n.

+       Thể đa bội chẵn này có số lượng NST tăng gấp nhiều lần nên quá trình sinh tổng hợp các chất diễn ra mạnh mẽ à tế bào to, sinh trưởng tốt. Thể đa bội thường được ứng dụng trong trồng trọt để thu sản phẩm từ cơ quan sinh dưỡng ví dụ: nho tứ bội, dâu, táo...

+       Cơ chế phát sinh đa bội lẻ: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc à tạo giao tử 2n. khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử bình thường n tạo thành hợp tử 3n. Thể đa bội lẻ không có khả năng sinh giao tử bình thường nên các thể đa bội lẻ là bất thụ. Người ta ứng dụng điều này để tạo các giống cây trồng cho quả to và không hạt (dưa hấu, chuối...)

Kết quả hình ảnh cho Co che phat sinh tu da boi



Kết quả hình ảnh cho đột biến số lượng nhiễm sắc thể


2. Khái niệm và cơ chế phát sinh dị đa bội
-        Dị đa bội: là hiện tượng cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào.
-        Song nhị bội thể: là hiện tượng cả 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào.

Kết quả hình ảnh cho Co che phat sinh di da boi
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
-        Đột biến đa bội có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống thực vật vì nó góp phần hình thành loài mới
-        Thể đa bội ở động vật thường ít gặp vì dễ gây chết

* Phân biệt giữa thể lưỡng bội, thể dị bội và thể đa bội

 

Thể lưỡng bội

Thể dị bội

Thể đa bội

- Bộ NST là 2n

- Bộ NST thừa hoặc thiếu 1 hay 1 số chiếc

- Bộ NST tăng lên theo bội số của n, lớn hơn 2n (3n,4n,..)

- Là thể bình thường

- Là thể đột biến

- Là thể đột biến

- Được tạo từ quá trình phân ly bình thường của các NST trong phân bào

- Do trong giảm phân 1 hay 1 số cặp NST không phân ly

- Do trong phân bào NST nhân đôi nhưng không phân ly vì thoi vô sắc không hình thành

- NST luôn có từng cặp đồng dạng

- Có 1 hay 1 số cặp đồng dạng nào đó số NST khác 2

- ở mỗi nhóm NST tương đồng đều có số chiếc lớn hơn 2

- Thể lưỡng bội có hình thái, cấu tạo, sinh trưởng và phát triển bình thường

- Thể dị bội có kiểu hình không bình thường, giảm sức sống..

- Thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng, phát triển mạnh.



B. BÀI TẬP MẪU
Câu 1 Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n=18) tạo ra cây lai khác loài; hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội.

Cho các đặc điểm sau:

(1)  Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu;

(2)  Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sác thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng;

(3)  Có khả năng sinh sản hữu tính;

(4)  Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?

A. 2                     B. 3                                            C. 4                                    D. 1

Lời giải

Các đặc điểm của thể song dị bội này là : (1) (3) (4)

2 sai, mỗi NST tồn tại thành từng cặp tương đồng ( gồm 2 chiếc NST )

Đáp án B

Câu 2 Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.   Những giống cây ăn quả không hạt thường là đa bội lẻ.

B.  Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.

C.  Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt.

D.   Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n + 2.

Lời giải

Phát biểu không đúng là D

Trong thể đa bội bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là xn ( trong đó x có thể là 3 , 4 ,5 ,... )

Đáp án D

Câu 3 Trong 1 lần nguyên phân của một tế bào thể lưỡng bội, một NST của cặp số 3 một NST của cặp số 6 không phân li, các NST khác phân li bình thường. Tính theo thuyết, khả năng xuất hiện tế bào số lượng NST bằng với tế bào bình thường

A. 3/4.                              B. 1/2.                              C. 1/4.                              D. 100%.

Cặp số 3 : Aa

1 NST cặp số 3 không phân li (a), cho đời con : Aaa, A Cặp số 6 : Bb'

1  NST cặp số 6 không phân li (b), cho đời con : Bbb, B

Khả năng xuất hiện tế bào có số lượng NST bình thường (AaaB hoặc ABbb) là ½ x ½ x 2 = ½

Đáp án B

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1 Trong y học, không có bệnh nhân thể 3 nhiễm NST số 1 hoặc NST số 2 vì

A.   NST số 1 và số 2 rất nhỏ nên rất khó quan sát được dưới kính hiển vi quang học.

B.   NST số 1 và số 2 là NST lớn, mang nhiều gen, nên hợp tử mang thể 3 nhiễm loại này thường chết ở giai đoạn sớm của quá trình phát triển cơ thể.

C.   NST số 1 và số 2 có tỉ lệ rối loạn phân li rất thấp, người ta thống kê khoảng 0,001% số tế bào giảm phân nên khả năng tạo ra giao tử và hợp tử thừa NST này gần bằng 0.

D.   nếu thừa NST số 1 hoặc số 2, hợp tử kích hoạt cơ chế làm tiêu biến NST làm cho hợp tử trở về trạng thái NST bình thường.

Câu 2 Có một bệnh nhân bị đột biến số lượng NST. Khi sử dụng phương pháp tế bào học để xác định số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng thì thấy khi tế bào đang ở kỳ giữa, trong mỗi tế bào có 47 NST đang ở dạng kép.

Khả năng bệnh nhân này thuộc loại thể đột biến nào sau đây?

(1) hội chứng Đao.                  (2) hội chứng Claiphento.       (3) bệnh tơc nơ.

(4) hội chứng siêu nữ. (5) bệnh ung thư máu.             (6) hội chứng Patau.


Có bao nhiêu câu trả lời đúng?

A. 5.                             B. 4.                            C. 6.                                        D. 3.

Câu 3 Để phân biệt kiểu gen Aaa của 1 cá thể là thể ba nhiễm hay thể tam bội. Người ta dùng phương pháp nào sau đây là không đúng?

A.   Quan sát tiêu bản tế bào và đếm số lượng NST.

B.   Quan sát hình thái cơ quan sinh dưỡng, cây tam bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn dạng lưỡng bội và tam nhiễm.

C.   Cho cây đó tự thụ phấn và nghiên cứu sự phân li tính trạng ở thế hệ sau.

D.   Quan sát hình thái cơ quan sinh sản, vì ở cây tam bội thường không có hạt.

Câu 4 Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa của nguyên phân trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:

Thể đột biến

I

II

III

IV

V

VI

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

48

84

72

36

60

108

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là

A. II, VI                             B. I, III, IV, V                C. I, II, III, V                 D. I, III

Câu 5 Loại biến dị không được xếp cùng loại với các biến dị còn lại là:

A.  Biến dị tạo ra hội chứng Claiphento ở người.

B.  Biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.

C.  Biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm.

D.  Biến dị tạo thể chứa 9 NST trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.

Câu 6 Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

A.   Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

B.   Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.

C.   Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

D.   Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.


Câu 7 Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n=48. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 46 NST. Đột biến thuộc dạng

A. Thể một nhiễm kép.                      
B. Thể một nhiễm     
C.Thể khuyết nhiễm hoặc thể một nhiễm kép.   
D. Thể khuyết nhiễm. 


Câu 8 Quan sát quá trình nguyên phân của một tế bào lưỡng bội 2n = 24 nhận thấy ở lần nguyên phân thứ 5, có 2 tế bào mà cặp NST số 1 nhân đôi nhưng không phân ly, các NST kép đi cùng nhau về một tế bào con, các cặp NST khác vẫn phân ly bình thường. Các tế bào tiếp tục nguyên phân ở những lần tiếp theo thì môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 6120NST đơn. Số lượng tế bào chứ 22NST được tạo ra sau toàn bộ quá trình là:

A. 8                  B. 16                           C. 32                           D. 64


Câu 9 Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là

A. 2n = 26.                            B. 3n = 36.                             C. 2n = 16.                                D. 3n = 24.

 

Câu 10 Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng

A.    thể một.                               B.  thể không.                    C.  thể một kép.                  D. thể ba.


Câu 11 Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phấn cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể:

A.Tam bội                                 B.Ba nhiễm            C.Tứ bội             D.Lệch bội


Câu 12 Một đứa bé ba tuổi được chẩn đoán các dấu hiệu sớm cùa hội chứng Tơcnơ, gây ra bởi kiểu nhân 44A+X. Các phân tích di truyền cho thấy ở đứa bé có mặt 2 dòng tế bào 44A+XX (bình thường) và 44A+X. Có thể giải thích sự hình thành của thể đột biến này như thế nào?

A.  Đột biến trong quá trình phát sinh tinh trùng ở người bố kết hợp với trứng bình thường ở mẹ.

B.   Đột biến trong giai đoạn phôi sớm tạo ra các dòng tế bào khác nhau

C.  Đột biến trong quá trình phát sinh trứng ở mẹ.

D.  Đột biến ở lần nguyên phân đầu tiên của họp tử bình thường.


Câu 13 Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 400 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa

A. giao tử n với giao tử n.           B. giao tử (n + 1) với giao tử n.

C.  giao tử n với giao tử 2n.           D. giao tử (n - 1) với giao tử n.


Câu 14 Ở một loài, trong quá trình giảm phân bình thường nếu có xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại 1 điểm ở hai cặp NST có thể tạo ra tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Có 4 hợp tử bình thường của loài này thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp với số lần bằng nhau. Khi quan sát các tiêu bản tế bào vào kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được 10240 NST đơn trong 248 tế bào. Biết rằng trong một lần nguyên phân đã xảy ra một lần thoi vô sắc không hình thành ở 1 tế bào. Số lượng tế bào bình thường sau khi kết thúc quá trình nguyên phân và lần nguyên phân bị xảy ra đột biến lần lượt là:

A.  480 và 3

B.  480 và 2

C.  240 và 2

D.  240 và 3


Câu 15 Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x♂AaBb, trong quá trình giảm phân tạo giao tử, biết cơ thể đực có một số tế bào rối loại phân li trong giảm phân II của cặp NST mang cặp gen Aa, các quá trình khác diễn ra bình thường. Cho rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lí thuyết, ở đời con có bao nhiêu kiểu gen lưỡng bội và bao nhiêu kiểu gen lệch bội?

A.  6 kiểu gen lưỡng bội và 12 kiểu gen lệch bội.

B.  6 kiểu gen lưỡng bội và 15 kiểu gen lệch bội.

C.  6 kiểu gen lưỡng bội và 6 kiểu gen lệch bội.

D.  6 kiểu gen lưỡng bội và 9 kiểu gen lệch bội.


LỜI GIẢI

Câu 1 Lời giải

Do chưa nhiều gen nên đột biến sẽ làm cho mất cân bằng các sản phẩm do gen tạo ra , gây ảnh hưởng lớn đến sức sống của cá thể nên cá thể này thường hay chết ở giai đoạn hợp tử

Đáp án B

Câu 2 Tế bào của bệnh nhân ở kì giữa có 47 NST kép

ð Trong 1 tế bào bình thường có 47NST

ð Khả năng bệnh này thuộc thể đột biến : 1 Đao : 3 NST số 21

2 Claiphento : XXY

4 siêu nữ : XXX

6 Patau 3 NST số 13

Đáp án B

Câu 3 Lời giải

Phương pháp không đúng là C

Vì cây tam nhiễm và cây tam bội có thể đều bị bất thụ

Đáp án C

Câu 4 Lời giải

Có 12 nhóm gen liên kết => n = 12

Thể đột biến 1 là 4n

Thể đột biến 2 là 7n

Thể đột biến 3 là 6n

Thể đột biến 4 là 3n

Thể đột biến 5 là 5n

Thể đột biến 6 là 9n

Vậy các thể đột biến đa bội chẵn là 1 và 3

Đáp án D

Câu 5 Lời giải

Các biến dị A,B,D là đột biến số lượng NST C là đột biến cấu trúc NST : đột biến lặp đoạn

Đáp án C

Câu 6 

Hợp tử mắc bệnh Đao sẽ chứa 3 NST số 21, giao tử chưa 2 NST số 23 kết hợp với giao tử bình thường . Đột biến này thuộc thể đột biến số lượng NST, không liên quan đến đột biến cấu trúc NST

Đáp án C

Câu 7 

Số lượng NST giảm đi 2. Hai NST bị mất đi này có thể cùng một cặp( thể khuyết nhiễm) hoặc ở 2 cặp khác nhau( thể một nhiễm kép)

Đáp án C

Câu 8 

Nguyên phân bình thường thì sẽ tạo ra : 6120 : 24 + 1 = 256

 Số lần nguyên phân là log2 256 = 8

Trải qua 4 lần nguyên phân đầu tiên, tế bào ban đầu đã tạo ra 24 = 16 tế bào con

Lần nguyên phân thứ 5, có 2 tê bào con cặp NST số 1 nhân đôi nhưng không phân li các NST kép cùng nhau đi về 1 tế bào.

Các tế bào khác bình thường

Kết thúc lần nguyên phân thứ 5, tạo ra : 

      1  tế bào dư 2 NST (2n+2 = 26) 

      2 tế bào thiếu 2NST (2n – 2 = 22)

      28 tế bào bình thường

Sau đó các tế bào tiếp tục nguyên phân 3 lần

Số tế bào chứa 22 NST là : 2.23 = 16

Đáp án B

Câu 9 

Hợp tử nguyên phân 4 lần liên tiếp tạo ra 24 =16 tế bào

Vậy số lượng NST có trong 1 tế bào con là 384:16 = 24

Giả sử loài có bộ NST là 2n = 2x

Giảm phân ở cây của bố bình thường, không hoán vị gen tạo ra số giao tử là 2x = 256

ð    Vậy x = 8

ð    Vậy 2n = 16 

Hợp tử trên là thể tam bội 3n = 24 

Câu 10 

Giao tử cái thiếu NST số 1

Giao tử đực thiếu NST số 5

ð Hợp tử thiếu NST số và NST số => thể một kép 2n -1 -1

ð Đáp án C

Câu 11 

Loài thực vật mà quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử

ð Loài thực vật  bộ NST lưỡng bội  2n = 16

Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra 24 = 16 tế bào con

Số NST chưa nhân đôi trong hợp tử là 384 : 16 = 24

Vậy đây là hợp tử 3n – tam bội

Đáp án A

 

Câu 12 

Hợp tử bình thường phát triển thành phôi nhưng trong quá trình phát triển ở một số tế bào ở rối loạn phân li cặp NST XX .

Ở kì giữa của nguyên phân chỉ có 1 NST X được gắn vào thoi vô sắc , NST X còn lại không gắn với thoi vô sắc

=> nên bị tiêu biến trong tế bào

=> tạo ra tế bào có bộ NST 44A+X

Đáp án B

Câu 13 

Hợp tử H nguyên phân 4 lần liên tiếp

Kết thúc lần nguyên phân thứ 3 tạo ra 23 = 8 tế bào con

Kì giữa lần nguyên phân thứ tư, đếm được 400 cromatit ó 200 NST kép

ð Số NST có trogn mỗi tế bào là 200 : 8 = 25

ð Vậy hợp tử này là thể ba 2n +1

ð Hợp tử được hình thành do : giao tử (n + 1) với

giao tử n

Đáp án B

Câu 14

Tối đa là 4096 loại giao tử, trao đổi chéo tại 1 điểm ở 2 cặp NST

Các cặp NST không trao đổi chéo tại ra 4096 : 4 :4 = 256 loại giao tử

Vậy số cặp NST không trao đổi chéo là log2 256 = 8

Vậy loài có 10 cặp NST ó 2n = 20

 sau, các NST đã phân li nhưng chưa chia đôi tế bào ó trong 1 tế bào bình thường  40 NST

Ở kì sau lần nguyên phân cuối cùng tạo ra được 10240 NST đơn

Giả sử nguyên phân bình thường thì ở kì sau này sẽ có 10240 : 40 = 256 tế bào nhưng chỉ có 248 tế bào

ð Số tế bào đột biến là 256 – 248 = 8

Vậy số tế bào bình thường ở kì sau là 248 – 8 = 240

Vậy số tế bào bình thường sau khi kết thúc nguyên phân là 480

Giả sử mọi thứ đều bình thường, ở lần nguyên phân này có 256 tế bào đang nguyên phân

Kết thúc nguyên phân sẽ tạo 512 tế bào

Vậy 4 tế bào đã trải qua tổng cộng số lần nguyên phân là log2 (512 : 4) = 7

Vậy chúng ta đang quan sát ở kì sau lần nguyên phân số 7 Trở về với bài toán

Kết thúc lần nguyên phân số 6 tạo ra 248 tế bào, giảm đi 8 tế bào so với bình thường

Vậy tế bào không phân li cách đây : log2 8 = 3 lần nguyên phân

Vậy tế bào không phân li ở lần nguyên phân thứ : 6 – 3 = 3

Vậy có 480 tế bào bình thường và tế bào xảy ra không phân li ở lần nguyên phân số 3

Đáp án A

Câu 15

Số kiểu gen lưỡng bội là 2 x 3 = 6

Cơ thể đực, cặp Aa rối loạn phân li trong giảm phân cho các giao tử Aa, AA, aa, 0

Cơ thể cái cho giao tử A

Vậy đời con cho các kiểu gen : AAA, AAa, Aaa, A

Số kiểu gen đột biến ở đời con là 4 x 3 = 12

Đáp án B

 

Bài viết gợi ý: