Lý thuyết Sinh 9 - Loga.vn: Bài 5:

Lai Hai Cặp Tính Trạng (Tiếp Theo)

III. MenĐen Giải Thích Kết Quả Thí Nghiệm

          - MenĐen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp tính nhân tố di truyền quy định.

          - Quy ước:

           + Gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh.

           + Gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn.

           + Kiểu gen vàng, trơn thuần chủng: AABB.

           + Kiểu gen xanh, nhăn thuần chủng: aabb.

          - MenĐen lập sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm như sau:

Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của MenĐen.

          - Kiểu gen AABB trong quá trình phát sinh giao tử cho một giao tử AB, kiểu gen aabb cho một giao tử ab. Khi hai giao tử này thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử có kiểu gen AaBb.

           F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng tạo ra 4 giao tử với tỉ lệ ngang nhau Ab, AB, aB, ab.

          - Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 giao tử bố và 4 giao tử mẹ sinh ra đời con F2 có 16 tổ hợp.

          - Phân tích kết quả lai:

 

Tỉ lệ kiểu hình ở F2

Hạt vàng, trơn

Hạt vàng, nhăn

Hạt xanh, trơn

Hạt xanh, nhăn

Tỉ lệ mỗi kiểu gen ở F2

1 AABB

2 AaBB

2 AABb

4 AaBb

9 A_B_

1 AAbb

2 Aabb

 

 

3 A_bb

1 aaBB

2 aaBb

 

 

3 aaB_

1 aabb

 

 

 

1 aabb

Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2

9 Hạt vàng, trơn

3 Hạt vàng, nhăn

3 Hạt xanh, trơn

1 Hạt xanh, nhăn

          - Tỉ lệ màu sắc: 3 Vàng : 1 Xanh.

          - Tỉ lệ hình dạng: 3 Trơn : 1 Nhăn.

  Từ đây ta suy ra Quy luật phân li độc lập. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

IV. Ý Nghĩa Của Phân Li Độc Lập

          - Trên thí nghiệm của MenĐen đã xuất hiện các biến dị tổ hợp đó là xanh, trơn và vàng, nhăn. Do sự Phân li và tổ hợp tự do các cặp nhân tố di truyền của P tạ ra các kiểu gen khác với P như AAbb, aaBB, Aabb, aaBb, AaBb.

          - Các loài sinh sản hữu tính trong tự nhiên có thể tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn thế vì: Các loài sinh vật trong tự nhiên có rất nhiều gen và thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử ® Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu.

          - Ý nghĩa quan trọng của quy luật phân li độc lập: Giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.

          - Biến dị tổ hợp có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà Lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là:

A. Hạt vàng, vỏ trơn.

B. Hạt vàng, vỏ nhăn.

C. Hạt xanh, vỏ trơn.

D. Hạt xanh, vỏ nhăn.

 * Hướng dẫn giải:

 - Ta quy ước:

          + A vàng trội so với a xanh.

          + B vỏ trơn trội so với b vỏ nhăn.

 (P): AABB x aabb

 F1: 100% AaBb. Từ đây ta suy ra F1 có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn trội không hoàn toàn.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 2: Phép lai tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai là:

A. DdRr  x Ddrr.

B. DdRr  x DdRr.

C. DDRr  x DdRR.

D. ddRr  x ddrr.

 * Hướng dẫn giải:

 - Ta có một cặp dị hợp cho ra hai giao tử như vậy cứ hai cặp dị hợp sẽ cho ra bốn loại giao tử. Nhìn vào các đáp án ta sẽ nhìn thấy ngay đáp án B có hai cặp dị hợp thì ở đời con sẽ cho ra 16 tổ hợp.

 (P) DdRr x DdRr

 F1: 9 D-R- : 3 D-rr : 3 ddR- : 1 ddrr.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 3: Thực hiện phép lai P: AABB x aabb. Các kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai Flà:

A. AABB và AAbb.

B. AABB và aaBB.

C. AABB, AAbb và aaBB.

D. AABB, AAbb, aaBB và aabb.

 * Hướng dẫn giải:

Câu 4: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a thân lùn, gen B quy định quả đỏ, b quả vàng. Các gen này phân li độc lập với nhau. Lai cây cà chua thân cao quả đỏ lai với cây cà chua thân lùn quả vàng, F1 thu được toàn cây thân cao quả đỏ. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trong các trường hợp sau:

A. (P) AABb x aabb.

B. (P) Aabb x aaBb.

C. (P) AABB x aabb.

D. (P) Aabb x aaBB.

 * Hướng dẫn giải:

 - Nhìn vào ta sẽ thấy: Nếu muốn thu được hoàn toàn là thân cao quả đỏ thì đời (P) phải thuần chủng thế nên:

 (P) AABB x aabb.

 F1: 100% AaBb.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 5: Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai hai tính trạng:

A. (P) AaBb x aabb.

B. (P) AaBb x AABB.

C. (P) AaBb x AAbb.

D. (P) AaBb x aaBB.

 * Hướng dẫn giải:

 - Ở (P) AaBb x aabb. Ta nhìn vào sẽ thấy khi lai với sẽ cho 2 kiểu hình khác nhau.

 Nên ta chọn đáp án A.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Kết quả dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là:

A. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.

B. Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp.

C. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình.

D. Làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình.

Câu 2: Qui luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở:

A. Con lai luôn đồng tính.

B. Con lai luôn phân tính.

C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau.

D. Con lai thu được đều thuần chủng.

Câu 3: Tại sao biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa?

A. Tạo nhiều tính trạng khác nhau cho sinh vật.

B. Sinh vật tăng tính đa dạng và phong phú do đó có rất nhiều khả năng thích nghi và chọn lọc hơn.

C. Tạo giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 4: Vì sao khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 đồng tính:

A. Vì ở F1 tính trội át tính lặn.

B. Vì ở F1 gen trội át gen lặn.

C. Vì ở F1 chỉ có một kiểu gen dị hợp duy nhất.

D. Vì trong kiểu gen F1, gen trội át hoàn toàn gen lặn.

Câu 5: Vận dụng định luật phân li, con người đã:
1. Xác định kiểu gen đổng hợp trội hay dị hợp nhờ phương pháp tự thụ phấn.
2. Dự đoán tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F2.
3. Duy trì được ưu thế lai đời F1 sang F2.
4. Không cho F1 làm giống trừ trường hợp cho F2 sinh sản dinh dưỡng.
5. Góp phần giải thích biểu hiện thoái hóa giống do giao phối gần.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 4 và 5.

B. 2, 3 và 4.

C. 1, 2, 3, 4 và 5.

D. 1 và 2.

Câu 6: Trong phép lai hai cặp tính trạng của MenĐen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là:

A. 9 : 3 : 3 : 1.

B. 3 : 1.

C. 1 : 1.

D. 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 7: Xét hai cá thể đều thuần chủng, mang tính trạng tương phản do một gen điều khiển. Muốn xác định cá thể nào mang tính trạng trội hay lặn người ta tiến hành bằng cách:
A. Cho lai trở lại.
B. Cho tự thụ phấn.
C. Cho chúng giao phối với nhau hay đem lai phân tích.
D. Cho lai thuận nghịch.

Câu 8: Xu hướng tất yếu biểu hiện tính trạng ở đời F2 của định luật phân li là:

A. F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
B. Đời F2 có sự phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
C. F2 xuất hiện cả tính trạng của bố lẫn mẹ theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
D. F2 không có sự phân li kiểu hình.

Câu 9: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục; B hạt trơn, b hạt xanh. Hai cặp gen nay di truyền quy luật phân li độc lập với nhau. Lai phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vàng trơn : 50% xanh trơn. Cây đậu Hà Lan phải có kiểu gen:

A. Aabb.

B. AaBB.

C. AABb.

D. AaBb.

Câu 10: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục; B hạt trơn, b hạt xanh. Hai cặp gen nay di truyền quy luật phân li độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất:

A. AABB x AaBb.

B. AaBb x Aabb.

C. Aabb x aaBb.

D. AABB x AABb.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

D

A

A

C

C

B

D

Bài viết gợi ý: