Lý thuyết Sinh 9 - Loga.vn: Bài 8:

Chương II. Nhiễm Sắc Thể

Nhiễm Sắc Thể

I. Tính Đặc Trưng Của Nhiễm Sắc Thể

          - Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ là một phân tử axit nuclêic trần dạng vòng nằm trong vùng nhân không có màng bao quanh.

          - Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào soma), nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng.

          - Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là: Cặp NST giống nhau về hình thái và kích thước. Một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ → Các cặp gen trên cặp NST cũng tồn tại thành từng cặp.

Hình 1. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

          - Do đó, các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là nhiễm sắc thể lưỡng bội, được kí hiệu 2n. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ nhiễm sắc thể đơn bôi, kí hiệu là n NST.

          - Ngoài ra, ở những loài đồng tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở một cặp NST giới tính được kí hiệu tương đồng là XX và XY.

Hình 2. Bộ cặp NST XY ở người và bộ NST XX, XY ở ruồi giấm.

          - Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.

          - Tùy theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của NST khác nhau ở các kì của quá trình phân chia tế bào. Tại kì giữa, nhiễm sắc thể co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 – 50 µm, đường kính 0,2 – 2 µm (1 µm = 10-3 mm), đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que, hình chữ V.

 

Hình 3. Hình dạng NST ở kì giữa.

II. Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể

 1. Cấu trúc hiển vi của một NST

Hình 4. Cấu trúc hiển vi của một NST.

          Mỗi nhiễm sắc thể điển hình gồm 3 trình tự nuclêôtit đặc biệt:

          - Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

          - Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp cho các NST không dính vào nhau.

          - Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu nhân đôi.

 2. Cấu trúc siêu hiển vi

Hình 5. Cấu trúc siêu hiển vi của NST.

          - Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nuclêôxôm.

          - Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử prôtêin histon được quấn quanh bởi 1 $\frac{3}{4}$ vòng ADN tương ứng với 146 cặp nuclêôtit.

          - Các nuclêôxôm canh nhau được nối với nhau bởi một đoạn ADN tạo thành chuỗi nuclêôxôm (sợi cơ bản).

          - Sợi cơ bản (11nm)  Sợi nhiễm sắc (30nm) Cromatit (700nm) NST (1400nm).

Hình 6. Hình dạng cấu trúc của NST.

          - Ở tế bào nhân sơ, NST thường chỉ chứa 1 phân tử ADN mạch kép, dạng vòng.

III. Chức Năng Của Nhiễm Sắc Thể

          - Nhiễm sắc thể có chức năng khác nhau như: Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền thông qua các cơ chế tự nhân đôi, phân li, tổ hợp diễn ra qua các quá trình phân bào và thụ tinh…. Do vậy nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất có tính di truyền cấp độ tế bào.

          - Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó các nhân tố di truyền qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: NST là cấu trúc có ở:

A. Bên ngoài tế bào.

B. Trong các bào quan.

C. Trong nhân tế bào.

D. Trên màng tế bào.

 * Hướng dẫn giải:

 - NST là cấu trúc có ở trong nhân tế bào.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:

A. Hình que.

B. Hình hạt.

C. Hình chữ V.

D. Nhiều hình dạng.

 * Hướng dẫn giải:

 - Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có nhiều hình dạng.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

A. Vào kì trung gian.

B. Kì đầu.

C. Kì giữa.

D. Kì sau.

 * Hướng dẫn giải:

 - Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì giữa.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 4: Ở trạng thái co ngắn, chiều dài của NST là:

A. Từ 0,5 đến 50 micrômet.

B. Từ 10 đến 20 micrômet.

C. Từ 5 đến 30 micrômet.

D. 50 micrômet.

 * Hướng dẫn giải:

 - Ở trạng thái co ngắn, chiều dài của NST từ 0,5 đến 50 micrômet.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 5: Một khả năng của NST đống vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:

A. Biến đổi hình dạng.

B. Tự nhân đôi.

C. Trao đổi chất.

D. Co, duỗi trong phân bào.

 * Hướng dẫn giải:

 - Một khả năng của NST đống vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là tự nhân đôi.

 Nên ta chọn đáp án B.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Bộ NST 2n = 48 là của loài:

A. Tinh tinh.

B. Đậu Hà Lan.

C. Ruồi giấm.

D. Người.

Câu 2: Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là:

A. 0,2 đến 2 micrômet.

B. 2 đến 20 micrômet.

C. 0,5 đến 20 micrômet.

D. 0,5 đến 50 micrômet.

Câu 3: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:

A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ.

B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

C. Luôn co ngắn lại.

D. Luôn luôn duỗi ra.

Câu 4: Cặp NST tương đồng là:

A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.

B. Hai NST có cùng một nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.

C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.

D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.

Câu 5: Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là:

A. Có hai cặp NST đều có hình que.

B. Có bốn cặp NST đều hình que.

C. Có ba cặp NST hình chữ V.

D. Có hai cặp NST hình chữ V.

Câu 6: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.

3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.

4. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Số phương án đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7: Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?

A. Tế nào sinh dưỡng của ong đực.

B. Hợp tử.

C. Tế bào sinh dục chín.

D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?

A. Crômatit chính là NST đơn.

B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.

C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit đính nhau tại tâm động.

 D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.

Câu 9: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh:

A. Mức độ tiến hoá của loài.

B. Mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

C. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

D. Số lượng gen của mỗi loài.

Câu 10: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi:

A. Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.

B. Số lượng, hình thái NST.

C. Số lượng, cấu trúc NST.

D. Số lượng không đổi.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

A

D

B

A

A

C

A

Bài viết gợi ý: