MỘT SỐ MỞ BÀI HAY (P1)
1.Liên hệ “ Ai đã đặt tên cho dòng song” với “ Đậy thôn Vĩ Dạ
Nhà văn Nga Pautôpki từng viết: “Nhà văn chân chính là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Xứ sở của cái đẹp trong các tác phẩm văn học có thể là những bức tranh thiên nhiên trên khắp các miền quê của đất nước. Là sông Đà hùng vĩ mà dữ dội, thơ mộng mà trữ tình trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Là những cánh rừng xà nu với sức sống đẹp như một huyền thoại trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Là bức tranh thiên nhiên bốn mùa với những nét đẹp riêng trong Việt Bắc của Tố Hữu… Cả một đời “trầm cả khuôn mặt tâm hồn trong đất trời sông nước xứ Huế” đã giúp Hoàng Phủ Ngọc Tường có những trang kí thật hay, thật xúc động về dòng sông Hương-linh hồn của xứ Huế thơ mộng. Bút kí Ai…là một trong những tác phẩm hay nhất của đời văn HPNT, cũng là một trong những tác phẩm tuyệt bút về dòng Hương Giang…Trong tác phẩm, đoạn văn miêu tả thủy trình sông Hương tìm đường về Huế là một trong những đoạn văn hay nhất tác phẩm, bộc lộ rất rõ vẻ đẹp của dòng sông: “Phải nhiều…tiếng gà”. Mỗi lần đọc những trang kí này, tôi đều liên tưởng đến khổ thơ đầu tiên của ĐTVD và nghĩ về những bức tranh thiên nhiên được các tác giả phản ánh.
Sông Hương vốn được coi là linh hồn của mảnh đất cố đô, là dòng sông nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Hương giang là dòng sông nhận được sự ưu ái của các văn nghệ sĩ, trở thành một thi ảnh thật đẹp trong sáng tác của các đấng tài hoa như Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu, Hàn Mặc Tử…
2 :Liên hệ giữ Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ
Nhà thơ Jorge Luis Borges đã từng khẳng định "Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vần thơ". Quả vậy, thời gian đã không thể làm nhạt phai vẻ đẹp toát ra từ vần thơ TT/VB của nhà thơ QD/TH, ngược lại, "mùi tháng năm" còn khiến vẻ đẹp thuần túy của những kỉ niệm thời kháng chiến ấy ngày một đậm nét hơn.//Trong khổ đầu của bài thơ TT, QD đã khắc họa thành công vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi miền núi cao Tây Bắc. Mỗi lần đọc lên những câu thơ ấy, tôi lại liên hệ đến khổ đầu của bài thơ "ĐTVD", từ đó thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua cảm nhận của các tác giả.
2.1Tây Tiến – Quang Dũng
1 . “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire) Và chính bài thơ Tây Tiến là 1 bài thơ thời kì cách mạng dã để lại cho ta những cảm nhân về vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ dũng cảm và kiên cường . Bài thơ đã giúp tác giả đánh dấu sự thành công vượt bậc của văn học Việt Nam với sự đóng góp bởi các tên tuổi nổi tiếng với phong cách thơ lãng mạn, hào sảng nổi trội trong làng thơ như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Hoàng Cầm,... Và hẳn nhiên, đó là Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, bởi riêng mình Quang Dũng dường như đã tự tách biệt mình ra với hướng đi của các nhà thơ lãng mạn khác.
2 . Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
3 . “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương”(Pauxtopxki) Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ. Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và “Tây Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian
3 .Việt Bắc – Tố Hữu
“Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng) . Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Tố Hữu là 1 trong những nhà thơ , con chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, các chặng đường thơ của ông đều gắn bó với các chặng đường cách mạng dân tộc. Các tác phẩm của Tố Hữu luôn in đậm khuynh hướng trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc. Và “Việt Bắc” là một trong những bài thơ hay nhất của đời thơ Tố Hữu, đồng thời cũng là đỉnh cao của thơ kháng chiến chống Pháp. Nó được xem như một bản tổng kết bằng thơ cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, anh hùng của dân tộc và lời tri ân sâu nặng về nghĩa tình cách mạng. Đoạn trích “...” làlời của cán bộ kháng chiến về xuôi với người dân Việt Bắc, như sự đáp lời cho câu hỏi đau đáu “Mình về mình có nhớ ta?”. Nếu như đồng bào Việt Bắc nhớ cán bộ kháng chiến thì cán bộ kháng chiến cũng dành trọn tình cảm yêu thương cho những con người nghĩa tình ấy. Một tình cảm tri ân đồng vọng.
4.Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu song gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm.Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của cảm xúc chính tác giả.
5. Sóng – Xuân Quỳnh
“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.
Sẽ thật là thãi thừa khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm sung sướng và cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Thế gian đã tốt bao nhiêu giấy, mực, thậm chí cả ..máu để nói, viết, ca tụng cho Tình Yêu. Trong cuộc đời trần tục đầy biến ảo này, mọi thứ đều thay đổi, nhưng có một thứ là bất biến, vĩnh hằng...Đó chính là sự thuần khiết, lung linh của Tình yêu. Có lẽ tự thủa hồng hoang, tình yêu của loài người cũng đã vậy và cho đến nay nó vẫn vậy về bản chất, tình yêu đó chỉ thay đổi về hình thức thể hiện nhưng bảo tồn nguyên vẹn chất liệu nội dung.Thật là đẹp và lãng mạng biết bao khi tác giả Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng để nói lên những trăn trở, khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
6.Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
Nhà văn Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông là người có vốn hiểu biết phong phú vê phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, trong đó Tây Bắc là một điển hình sâu sắc nhất. Trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài đã làm nên bức tranh hai màu sáng tối, mà đứng đầu hai thái cực ấy chính là cha con thống lý Pá Tra và vợ chồng A Phủ.