Phân tích bài thơ Đàn ghita của Lor-ca
A. Mởi bài:
Từ sau năm 1975, Thanh Thảo , một nhà thơ trẻ có nhiều lỗ lực trong việc cách tân thơ một cách đầy tâm huyết và táo bạo; với một trái tim thiết tha với những tâm hồn phóng khoáng , yêu tự do, bất khuất, thanh cao, lại thích đối với nghệ thuật . Thanh thảo đã rất thành công với bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, một khúc ca về người nghệ sĩ thiên tài Tây BAN Nha , một chiến sĩ chiến đấu kiên cường không mệt mỏi cho nền dân chủ và sự cách tân nghệ thuật.
B. Thân bài:
1.giới thiệu vài nét về tác giả
Thanh thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công sinh năm 1946, tại huyện Mộ Đức , tỉnh Quảng Ngãi . Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn , trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam. Thanh Thảo đã được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thờ hậu chiến với các tập: Những người đi tới biển(1977), Dậm chân qua trảng cỏ(1978), Khối vuông ru-bích(1885)...
Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức ngiều suy tư , trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại . Tuy nhiên, ông muốn một cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.Ông được coi là một trong số không nhiều cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm , tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do , giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng , xóa những khuôn sáo bằng nhipj điêuh bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại bằng hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.Năm 2001, ông được tặng Gỉai thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru-bich là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo : giàu suy tư , mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm..
II. vì sao nguồn cảm hứng của tác giả lại là cây đàn ghi ta?
Nói đến đất nước và con người Tây Ban Nha là nói đến cây đàn ghi ta . Người Tây Ban Nha hầu như được sinh ra cùng cây đàn ghi ta .Nó là bản sắc , là tâm hồn dân tộc Tây Ban Nha . Vì thế , người ta thường gọi là ghi ta Tây Ban Nha hay Tây Ban Nha cầm. Còn Lor-ca là nhà thơ nổi tiếng của Tây Ban Nha , là người con anh hùng của đất nước Tây Ban Nha , gắn liền với quê hương cây đàn ghi ta . Vì thế , những giai điệu thanh thót của ghi ta (trong đêm thanh vắng) vọng lên trong không gian bao la đã khơi nguồn cảm hứng mãnh liệt cho Thanh Thảo sáng tạo nên một thi phẩm với ngững câu thơ tự do rất giàu tính nhạc .Ngay câu đề từ của bài thơ- câu đề từ thường có ý nghĩa đặc biệt đối với một tác phẩm văn học ,nó nêu rõ ý đồ nghệ thuật và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho tác giả : “Khi tôi đến hãy chôn tôi với cây đàn”. Câu đề từ đã thể hiện rõ tâm hồn và khát vọng của Lor-ca nếu có phải chết cũng được chết trong tiếng đàn dân tộc , trong nỗi niềm dân tộc và trong niềm vui được là người Tây Ban Nha , được người đời tiếp tục cách tân nền nghệ thuật đất nước. Những nghệ sĩ có nhân cách lớn , giàu sáng tạo đã cạn, anh phải biết lui vào dĩ vãng để thế hệ mới tự do sáng tạo cái mới, đừng để cái bóng của anh đè mãi xuống tương lai , làm cản trở bước tiến của thế hệ trẻ . Chế Lan Viên, một thi sĩ lừng danh của thơ ca Việt Nam hiện đại đã viết :
“Khi anh gần chạng vạng
Thì có người bình minh
Đừng lấy hoàng hôn ngăn cản
Ban mai của họ sinh thành”
Một nhà thơ Ban Lan, khi chia tay các nhà văn trẻ Acs-hen-ti-na để đi Châu Âu đã đứng trên bom tàu và hét lớn: “Hỡi tổi trẻ hãy giết chết Booc-ghết”(Booc-ghết được xem là biểu tượng văn học dân tộc . Câu nói ấy dường như ẩn chứa một thông điệp :bạn hãy dũng cảm vượt qua những thần tượng cũ để sáng tạo nên cái mới. Còn Trần Dân- nhà thơ cách tân của Việt Nam cũng đã từng nói : “Hãy chôn thơ mới”.
III. Đoạn một :hình ảnh Lor-ca , con người tự do , nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật của Tây Ban Nha.
Nhà thơ Thanh Thảo đã từng viết: “Lor-ca là nhà thơ của những giấc mơ , của những linh cảm nhoi nhói; một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu , có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lor-ca siêu thực một cách tự nhiên và hiện thực một cách tự nhiên”(Lor-ca trong tôi). Vì thế, mở đầu bài thơ , Thanh Thảo đã viết ;
“Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Li –la li-la li-la
Đi lang thang về miền đơn độc
Với vầng trăng chếnh choáng
Trên yên ngựa mỏi mòn”
Nói đến đất nước Tây Ban Nha , ngoài hình ảnh cây đàn ghi ta , còn có một hình ảnh nữa cũng rất đặc trưng trong dân tộc . Đó là hình ảnh những dũng sĩ đấu bò tót với chiếc áo choàng đỏ rực rỡ, chói chang đến mức đỏ “gắt”. Vì vậy, chỉ bằng mấy nét chấm phá , phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái tượng trưng siêu thực : một chiếc đàn ghi ta “li-la li-la li-la”, một chiếc áp choàng đỏ , trên yên ngựa ..,Thanh Thảo đã làm sống dậy , hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh tràng thi sĩ Lor-ca , người chiến sĩ dũng cảm kiên cường chiến đấu cho tự do , cho khát vọng cách tân nghệ thuật được đặt trên một nền khung cảnh mang đậm bản sắc văn hóa Tây Ban Nha . Những hình ảnh tương phản vừa giúp cho ta hình dung về Lor-ca , vừa gợi ta liên tưởng đến khung cảnh của đấu trường . Nhưng đây không phải là một đấu trường về cuộc đấu giữa một đấu sĩ tài hoa , tài ba , kiêu dũng với con bò tót hung dữ mà là một đấu trường đặc biệt với cuộc đấu giwuax khát vọng đân chủ của người nghệ sĩ – công dân yêu tự do Lor-ca với nền nghệ thuật bảo thủ , già nua . Ỏư đó , con người yêu tự do và nhà cách tân nghệ thuật Lor-ca sao mà mong manh đơn độc đến thế! “Li-la li-la li-la”, một câu thơ toàn âm thanh của tiếng đàn ngân vang gợi cho ta hình ảnh một dũng sĩ , mộ nghệ sĩ với tâm hồn và phong thái thật vô tư , phóng khoáng đang hát ca đất trời Tây Ban Nha tươi đẹp , bao la , nhưng sao lại “những tiếng đàn bọt nước”?Phải chăng , nó nói lên tiếng đàn hiện thân của tâm hồn , thân phận của nhà thơ, vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca và nghệ thuật nói chung bé nhỏ , giản dị , mát lành mà cũng dễ vỡ tan như bọt nước tròn , phập phồng lúc hiện lúc tan rồi lại tan đi? Hình ảnh ấy đối lập với hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” ,tượng trưng cho cái mạnh mẽ , nhưng cũng rất hung dữ như tai họa chết chóc . Trong tương quan đối lập ấy , số phận người nghệ sĩ thật mong manh hư ảo . Chàng đi lang thang như một người lãng du giữa không gian đơn độc với “vầng trăng chénh choáng ,trên yên ngựa mỏi mòn”.Phải chăng con đường về miền đơn độc phải chăng chàng đang đi là miền lý tưởng của cuộc đời , của nghệ thuật , của cái đẹp?Con đường ấy là con đường thăm thẳm đầy chông gai và gian khổ , nhiều người dũng cảm , táo bạo dấn thân mà dễ mấy ai tìm được những tâm hồn đồng điệu?
IV. Đoạn hai:lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân .
Cái chết đã đến bất ngờ với Lor-ca . Con người thanh cao , trong sáng rât yêu tự do và cái đẹp mà vô tội ấy “đã luôn luôn bị ám ảnh về cái chết của mình , vẫn không thể nghĩ nó lại đến một cách đột ngột , bất ngờ đến thế”.Giây phút bi thương và thảm khốc nhất trong cuộc đời Lor-ca được điễn tả một cách thật ngắn gọn và đầy ấn tượng. Chàng đang “hát nghêu ngao” một cách hồn nhiên và vô tư lự ,ấy thế mà bỗng nhiên tai họa ập đến một cách thật bi thảm “áo choàng bê bết đỏ”. Bắt đầu từ đây, bài thơ đi sâu vào nói đến chết bi thảm đầy oan khuất và tiếc thương ấy . Cảnh Lor-ca bị hành hình được diễn ra bằng hình ảnh thực “áo choàng bê bết đỏ”; “lor-ca bị điệu về bãi bắn; chàng đi như người bị mộng du”. “Cái dáng đi như người bị mộng du”phải chăng đã nói lên tâm trạng bị bàng hoàng , ngỡ ngàng ,ngơ ngác của thi sĩ về cái chết bất ngờ, oan khuất , vô lí của mình hay của là thể hiện thái độ coi thường chẳng thèm để tâm tới cái thứ cường quyền , bạo lực , dã man nhưng vô nghĩa của bọn phát sít tàn ác?Những bậc vĩ nhân thường có thái độ như thế . Lỗ Tấn , một văn hào vĩ đại của Trung Quốc chẳng từng đã có hai câu nổi tiếng:
“Quốc mắt xem khinh nghìn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa cho nhi đồng”
(Nhi đồng ở đây muốn chi nhân dân lao động)đó sao?
Sau đó , sự kiện đau lòng ấy tạo thành cú “sốc” dây chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng , liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ òa thành màu sắc, hình khối , dòng máu chảy. “Tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi ta ròng ròng –máu chảy”, “Tiếng ghi ta nâu” phải chăng gợi màu của chiếc đàn vẫn vang âm thanh ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và lòng thủy chung ? Đó còn là màu của suy nghĩ , của nỗi buồn day dứt , của đất đai sứ sở quê hương hay là sự tiếc thương của người tình chung thủy . “Bầu trời cô gái ấy”, nó làm ta liên tưởng đến những câu thơ viết về bầu trời tự do của Nguễn Đình Thi :
“Trời xanh đây là của chúng ta”
Và câu thơ bầu trời yêu thương của Thúy Bắc :
“Rợp trời thương màu xanh suốt
Em nghiêng hết về phương anh”
“Tiếng ghi ta lá xanh” của sự sống , thanh bình của ước mơ của tình yêu bất diệt. “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” là tiếng ghi ta đẹp , nhưng yếu ớt , mong manh vỡ tan trong cái đẹp “tiếng ghi ta ròng ròng/máu chảy” như những dòng máu “ròng ròng” tuôn chảy từ trái tim tử thương vì những viênđạn tàn bạo, bất nhân làm ta gợi nhớ tới tiếng đàn vô cùng ai oán đau thương của nàng Kiều: “Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay”. Câu thơ của Thanh Thảo bẻ ra làm hai như tiếng đàn vỡ đôi, như cuộc sống bị lưỡi gươm đứt ngang lưng(thân mình)vậy.
V. Đoạn ba: niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót xa tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không ai tiếp tục.
“Không ai chôn cất tiếng đàn
Long lanh trong đáy giếng”
Di chúc của Lor-ca thể hiện một tình yêu đất nước , đân tộc và một khát vọng cách tân(đổi mới)nềnthơ ca Tây Ban Nha đến cháy bỏng. Nhưng vì quá ngưỡng mộ Lor-ca , người ta không biết vượt qua Lor-ca , không dám chôn cất tiếng đàn của ông. Tiếng đàn nghệ thuật của Lor-ca vẫn sinh sôi và bất diệt như “cỏ dại”.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ lấy nguồn cảm hứng từ tiếng đàn. Tác giả đã rất khéo léo dùng những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng độc đáo gây ấn tượng mạnh đối với bạn đọc. Thể thơ tự do, khá thoải mái để bộc lộ cảm xúc. Hơn thế nữa điểm đặc biệt của bài thơ chính là không hề có dấu chấm câu khi kết thúc câu, hay đoạn. Đó cũng chính là dụng ý của tác giả, làm cho mạch thơ không dứt, làm cho tình cảm được trải dài trong cả bài thơ. Thực sự phong cách thơ Thanh Thảo rất độc đáo, không trộn lẫn, đặc trưng cho người tri thức luôn mê mải đi tìm vẻ đẹp hoàn hảo, thanh cao.
C. Kết bài
Qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” Cho ta thấy Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về Lor-ca bằng rung động mãnh liệt của cảm xúc, bằng tấm lòng “liên tài” rất đáng trân trọng. Những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ chứng tỏ tâm huyết và khát vọng đổi mới thơ ca của tác giả, góp phần làm cho khả năng thể hiện của ngôn ngữ tiếng Việt thêm tinh tế, phong phú và đa dạng. Bài thơ đã để lại những ấn tượng khó phải đối với những ai đã từng đọc, có thể thấy rằng nghệ thuật sẽ mãi mãi sống cùng nhân loại.