1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Lê Minh Khuê
-
Lê Minh Khuê sinh 1949 quê ở Thanh Hoá.
-
Từng là thanh niên xung phong tuyến đường Trường Sơn đánh Mĩ
-
Nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn, vois ngòi bít miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế..
-
Viết văn vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
-
Đề tài chủ yếu
-
Trước 1975: Cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường trường Sơn
-
Sau 1975: Bám sát vào những biến chuyển trong đời sống con người.
-
b. Tác phẩm
-
Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.
-
Xuất xứ: Trích trong tập truyện ngắn có cùng nhan đề "Những ngôi sao xa xôi" (NXB Kim Đồng)
-
Mạch truyện: phát triển theo dòng ý nghĩ, cảm xúc nhân vật đan xen hiện tại và quá khứ.
-
Chủ đề: Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc mà đặc biệt là những tấm gương nữ anh hùng.
-
Thể loại: truyện ngắn
-
Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
-
Ngôi kể và người kể
-
Ngôi kể 1: "tôi", Nhân vật chính của truyện.
-
Người kể: Phương Định
-
→ Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả nội tâm, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
-
Tóm tắt văn bản
-
Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định làm thành một tổ trinh sát mặt được tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng họ đều có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thanh thản và mơ mộng. Họ yêu thích công việc, yêu thích những người đồng đội của mình.
-
Trong một lần phá bom, Nho bị thương; Thao và Phương Định hết lòng chăm sóc.
-
Một cơn mưa đá bất chợt rơi trên cao điểm khiến ba cô hết sức vui thích. Phương Định ngồi nhớ về thành phố quê nhà.
-
-
Bố cục: 3 phần
-
Phần 1 (Từ đầu...."ngôi sao trên mũ"): Hoàn cảnh sống, làm việc của tổ trinh sát
-
Phần 2 (Tiếp...."chị Thao bảo"): Một trận phá bom, Nho bị thương
-
Phần 3 (Còn lại): Mưa đá trên cao điểm.
-
-
Tên tác phẩm mang ý nghĩa ẩn dụ: "Ngôi sao xa xôi" chính là những nữ thanh niên hồn nhiên, quả cảm.
2. Đọc - hiểu văn bản
Câu 1. Kể tóm tắt nội dung truyện. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê kể về Phương Định và cô gái thanh niên xung phong làm việc trên trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn, công việc của những cô gái này chính là phá bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổ, kích hoạt nổ những quả bom bị chôn vùi dưới mặt đất. Đây là công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm nhưng Phương Định cùng với hai người bạn của mình là Nho và Thao vẫn hồn nhiên, lạc quan yêu đời. Họ luôn quan tâm đến nhau không chỉ với tư cách của những người đồng đội mà thân thiết như những người chị em ruột thịt.
Truyện được trần thuật theo ngôi kể thứ nhất, người kể là Phương Định, Phương Định là nhân vật trong câu chuyện nên lấy điểm trần thuật của cô gái này là hoàn toàn phù hợp, thể hiện được chân thật cuộc sống, công việc cũng như tình cảm của những cô gái thanh niên xung phong.
Câu 2. Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm, ở họ có những nét gì chung đã gấn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?
- Điểm chung của ba cô gái:
+ Cùng chung một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy những khó khăn, hiểm nghèo.
+ Họ đã trở thành những con người dũng cảm, can trường, coi những việc đếm bom, phá bom... chỉ là những công việc bình thường hàng ngày.
+ Những người có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc nhưng đồng thời cũng dễ xúc cảm, giàu ước mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm tư.
+ Họ lạc quan, yêu đời, không bao giờ tỏ ra chán nản, thất vọng.
- Nét tính cách riêng giữa ba cô gái:
+ Phương Định nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, ưa sống với những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư.
+ Chị Thao từng trải hơn nhưng cũng không thiếu những rung động, khát khao của tuổi trẻ
+ Nho trông có vẻ yếu đuối nhưng cũng rất tinh nghịch.
Câu 3. Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ. Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:
a. Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu truyện.
b. Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.
c. Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.
Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất. Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người "cương quyết, táo bạo".
Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào.
Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?
Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn. Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 4. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?
Tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Tâm lí nhân vật này được diễn tả tự nhiên, sinh động qua chính lời bộc lộ của nhân vật, mà tập trung là ở các đoạn tự nói về mình, hồi tưởng về thời thiếu nữ ở thành phố quê hương, đoạn kể về tâm trạng và cảm giác khi phá bom. Dưới đây là sự phân tích tâm lí nhân vật trong cảnh ấy : tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Từ sự cảm nhận về khung cảnh vả không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng : “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn. “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.
Qua đoạn trên có thể thấy Lê Minh Khuê đã miêu tả cụ thể, chân thực tâm lí nhân vật, làm hiện lên một thê giới nội tâm phong phú và trong sáng.
Câu 5. Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao (Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm.
Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.
Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.
Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập.
Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.