NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM TRONG TÁC PHẨM “TÂY TIẾN”

Quang Dũng

I. VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM VỀ NỘI DUNG

1. Vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng thiên nhiên

a) Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội

- Thể hiện tập trung ở đoạn 1 với những hình ảnh thiên nhiên: đèo cao sương lấp, “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “heo hút cồn mây”, “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”…; với cảnh núi rừng huyền bí, hung dữ “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

b) Vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo

- Thể hiện tập trung ở đoạn 2 với cảnh sông nước Tây Bắc: không gian mờ ảo trong màn sương giăng, thời gian buổi chiều tĩnh lặng, đôi bờ phơ phất ngàn lau, những bông hoa “đong đưa” trên mặt nước…

c) Vị trí, ý nghĩa của hình tượng thiên nhiên

- Thiên nhiên với vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng là bối cảnh làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của hình tượng người linh Tây Tiến

2. Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của hình tượng người linh Tây Tiến

a) Lãng mạn và bi tráng qua dáng vẻ oai phong, lẫm liệt khác thường

- Cuộc sống đầy giang khổ hi sinh, nhất là bệnh sôts rét quai ác hành hạ người linh nhưng qua cái nhìn lãng mạn, những chiến binh Tây Tiến vẫn hiện lên với dáng vẻ oai phong lẫm liệt khác thường (Được thể hiện qua hai câu thơ: “Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm”).

b) Lãng mạn qua đời sống tinh thần

- Cuộc sống của người lĩnh với nhu cầu văn hoá tinh thần, tổ chức những đêm liên hoan văn nghệ (Được thể hiện qua các câu thơ: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa… Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”).

- Tâm hồn lãng mạn của người linh với nhiều “mộng” và “mơ” (Được thể hiện qua hai câu thơ: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”)

c) Lãng mạn và bi tráng qua tư thế lên đường vì lí tưởng

- Hết sức thanh thản trong gian khổ, hi sinh (Phân tích những câu thơ: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”).

- Vì lí tưởng, coi cái chết nhẹ như lông hồng (Phân tích những câu thơ: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”)

d) Lãng mạn và bi tráng qua cái chết cao đẹp

- Cái chết của người linh “bi” mà “tráng” (Phân tích những câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”).

II. VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM VỀ NGHỆ THUẬT

1. Kết cấu bài thơ

- Bài thơ kết cấu bốn đoạn như những đợt sóng tình cảm trào dâng, khi sâu lắng

    + Đoạn 1 (từ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!” đến “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”): Qua nỗi nhớ da diết của tác giả, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên với những cuộc hành quân gian khổ nhưng thắm thiết tình quân dân, trên nền cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội

    + Đoan 2 (từ “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” đến “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng với cảnh sông nước Tây Bắc

    + Đoạn 3 (từ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đến “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”): Trực tiếp tập trung khắc hoạ hình tượng người linh với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng

    + Đoạn kết (từ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” đến “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”): Nhớ lại lời thề trước buổi lên đường, dù xa đơn vị vẫn gửi lòng mình gắn bó với Tây Tiến, với miền Tây.

- Kết cấu bài thơ như những đợt sóng tình cảm tiếp nối: trào dâng ở đoạn 1, nhẹ nhàng, lắng đọng ở đoạn 2, tiếp tục tuôn trào, mạnh mẽ ở đoạn 3 để rồi sâu lắng ở đoạn kết

2. Sáng tạo hình ảnh, sử dụng ngôn ngữ, tạo giọng điệu

a) Hình ảnh

- Hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội với nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút…), với thủ pháp nghệ thuật tương phản (ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống). Hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng với từ ngữ, cảnh vật đầy chất thơ: hoa về trong đêm hơi, mưa xa khơi, chiều sương, hồn lau nẻo bến bờ, hoa đong đưa.

- Hình ảnh người lính mang vẻ đẹp hào hùng với ý chí, khí phách ngang tàng, lẫm liệt; vẻ đẹp đào hoa với tâm hồn lãng mạn nhiều “mộng” và “mơ”, say đắm thiên nhiên, say đắm tình người.

b) Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ khi trang trọng, cổ kính với lớp từ Hán Việt (đoàn binh, biên cương mồ viễn xứ, khúc độc hành), với cách nói văn chương (xây hồn thơ, dáng kiều thơm); khi đời thường, thông tục (súng ngửi trời, bỏ quên đời). Sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ bằng cách kết hợp từ mới lạ: nhớ chơ vơ, hoa về, đêm hơi, súng ngửi trời, mưa xa khơi, Mai Châu mùa em, hoa đong đưa, một chia phôi. Sự kết hợp cá phong cách ngôn ngữ đã thể hiện được vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng cùng “chất lính” của các chiến bình Tây Tiến

c) Giọng điệu

- Giọng điệu đa dạng, linh hoạt, phù hợp với cảm xúc, suy tư:

    + Tha thiết bồi hồi khi nói về nỗi nhớ

    + Hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch khi gợi lên cuộc sống của người lính với cảnh đêm liên hoan văn nghệ

    + Trang trọng, hào hùng khi nói về khí phách hiên ngang và sự hi sinh cao đẹp của người lính

III. NHỮNG ĐOẠN THƠ TIÊU BIỂU, ĐẶC SẮC

- Bài Tây Tiến đoạn nào cũng hay, cũng đặc sắc, có thể lựa chọn những đoạn thơ sau:

    + Tám câu thơ đầu: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!...Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (hoặc cả mười sáu câu thơ của đoạn 1: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!...Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”)

    + Tám câu ở đoạn 2: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

    + Tám câu của đoạn 3 trực tiếp tập trung khắc hoạ hình tượng người lính: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

 

Bài viết gợi ý: