ÔN LUYỆN TIẾN HÓA – SINH THÁI HỌC (Phần 2)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?

A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

Câu 2: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều:

A. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.

B. Sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.

C. Chuyển cho sinh vật phân giải.

D. Giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái:

A. Tháp năng lượng lúc nào cũng có đáy lớn, đỉnh nhỏ.

B. Tháp số lượng lúc nào cũng có đáy lớn, đỉnh nhỏ.

C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.

D. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.

Câu 4: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng đó bị tiêu hao:

A. Qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).

B. Do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).

C. Do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.

D. Qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể…).

Câu 5: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1 1500000 Kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2 180000 Kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3 18000 Kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4 1620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bật dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

A. 9% và 10%.

B. 12% và 10%.

C. 10% và 12%.

D. 10% và 9%.

Câu 6: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.

B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.

C. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.

D. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

Câu 7: Để bảo vệ đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây:

(1) Khai thác thủy sản, hải sản vượt mức cho phép.

(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.

(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ thịt các loài động vật hoang dã.

(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.

(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm như mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác…

Số phương án đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8: Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitơ trong tự nhiên.

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện.
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện.
(3) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitơ cung cấp cho cây sẽ giảm.
(4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định đạm thực hiện.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Một quần thể ngẫu phối có kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Nếu không có tác dụng của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì có thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di-nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ
cá thể như sau:

Quần thể

A

B

C

D

Diện tích khu phân bố (ha)

25

240

150

200

Mật độ (cá thể ha)

10

15

20

25

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.

II. Kích thước quần thể B bằng kích thước quần thể D.

III. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.

IV. Giả sử kích thước quần thể D tăng 1%/năm thì sau một năm, quần thể D tăng thêm 50 cá thể.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 11: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn.

II.Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

III.Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.

IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12: Ví dụ nào sau đây minh họa cho mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật:

A. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng lẻ.

B. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.

C. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây sống riêng lẻ.

D. Cá mập con khi mới nở nó sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

Câu 13: Giả sử lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả như sau: cỏ là thức ăn của thỏ, dê, gà và sâu; gà ăn sâu; cáo ăn thỏ và gà; hổ sử dụng cáo, dê, thỏ làm thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?

I. Gà chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

II. Hổ tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

III. Thỏ, dê, cáo đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Cáo có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung đạm trong đất:

I. Trồng xen các loài cây họ đậu.

II. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí.

III. Bón phân đạm hóa học.

IV. Bón phân hữu cơ.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Lưới thức ăn lớn hơn chuỗi thức ăn.

B. Chuỗi thức ăn lớn hơn lưới thức ăn.

C. Thành phần loài của chuỗi thức ăn nhiều hơn so với của lưới thức ăn.

D. Thành phần loài của lưới thức ăn nhiều hơn so với của chuỗi thức ăn.

Câu 16: Trong chuỗi thức ăn, nguyên nhân dẫn đến sinh khối của bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của bậc dinh dưỡng trước là:

A. Cơ thể ở bậc dinh dưỡng sau hấp thu kém hơn cơ thể ở bậc dinh dưỡng trước.

B. Sản lượng sinh vật ở bậc dinh dưỡng sau cao hơn cơ thể ở bậc dinh dưỡng trước.

C. Quá trình bài tiết và hô hấp ở các cơ thể sống.

D. Sự tích lũy chất sống ở bậc dinh dưỡng sau kém hơn so với bậc dinh dưỡng trước.

Câu 17: Vai trò của sinh vật sản xuất thuộc nhóm nào sau đây:

A. Động vật ăn thực vật.

B. Cây xanh và một số tảo.

C. Vi khuẩn và nấm.

D. Tảo và nấm hoại sinh.

Câu 18: Vi sinh vật nào sau đây là sinh vật phân hủy trong hệ sinh thái:

A. Vi khuẩn lam.

B. Tảo đơn bào.

C. Nấm và vi khuẩn hoại sinh.

D. Động vật nguyên sinh.

Câu 19: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật tiêu thụ:

A. Động vật ăn thực vật.

B. Động vật ăn thịt.

C. Cây xanh.

D. Con người.

Câu 20: Trong hệ sinh thái, từ “sinh cảnh” dùng để chỉ:

A. Khu vực sống của quần xã.

B. Thành phần loài trong quần xã.

C. Độ đa dạng của quần xã.

D. Nơi sinh sản của quần xã.

Câu 21: Trong hệ sinh thái, động vật đóng vai trò:

A. Sinh vật tiêu thụ.

B. Sinh vật phân hủy.

C. Sinh vật cung cấp.

D. Sinh vật sản xuất.

Câu 22: Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm…….. Điền từ đúng vào chỗ trống của câu trên:

A. Quần thể và khu vực sống của quần thể.

B. Quần xã và khu vực sống của quần xã.

C. Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.

D. Các cơ thể sinh vật và môi trường sống của chúng.

Câu 23: Diễn thế nào sau đây là diễn thế phân hủy:

A. Sự biến đổi đồi trọc thành rừng.

B. Sự tạo thành đảo giữa biển.

C. Tạo hồ từ một vũng đất trũng.

D. Diễn thế trên xác của một động vật.

Câu 24: Diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một quần xã nhất định được gọi là:

A. Diễn thế trên cạn.

B. Diễn thế dưới nước.

C. Diễn thế nguyên sinh.

D. Diễn thế thứ sinh.

Câu 25: Tác nhân gây ra diễn thế phân hủy:

A. Vi khuẩn, nấm hoại sinh.

B. Thực vật bậc cao.

C. Thực vật bậc thấp.

D. Động vật.

Câu 26: Kết quả của diễn thế phân hủy:

A. Tạo ra một quần xã ổn định.

B. Tạo ra sự phân hủy dưới tác động của nhân tố sinh học.

C. Tạo ra quần xã trung tâm.

D. Tạo ra quần xã tiên phong.

Câu 27: Có ba loại diễn thế sinh thái là: Diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế….:

A. Diễn thế trên cạn.

B. Diễn thế dưới nước.

C. Diễn thế phân hủy.

D. Diễn thế ở môi trường trống.

Câu 28: Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở một môi trường trống, mở đầu cho một diễn thế nguyên sinh. Nhóm sinh vật trên được gọi là:

A. Quần xã nguyên sinh.

B. Quần xã tiên phong.

C. Quần thể mở đầu.

D. Quần thể gốc.

Câu 29: Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới:

A. Hệ thực vật.

B. Hệ động vật.

C. Vi sinh vật.

D. Hệ động vật và vi sinh vật.

Câu 30: Trong các nguyên nhân sau đây của diễn thế sinh thái, nguyên nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ và nhanh chóng nhất là:

A. Các nhân tố vô sinh.

B. Con người.

C. Các biến động địa chất.

D. Thiên tai lũ lụt, bão…

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

A

D

B

D

C

B

C

C

 

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

B

D

D

C

B

C

C

A

 

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

A

B

D

D

A

B

C

B

A

B

Bài viết gợi ý: