Câu 1: Các hạt cấu thành hạt nhân nguyên tử được liên kết với nhau bằng
A. lực hút tĩnh điện
B. lực hấp dẫn.
C. lực khác bản chất lực tĩnh điện và lực hấp dẫn
D. lực nguyên tử.
Câu 2: Chọn phát biểu sai khi nói về lực hạt nhân
A. Lực hạt nhân có tác dụng liên kết các nuclôn với nhau.
B. Lực hạt nhân phụ thuộc vào điện tích của các nuclôn.
C. Lực hạt nhân có bán kính tác dụng khoảng \[{{10}^{-15}}m\]D. Lực hạt nhân có cường độ rất lớn so với lực điện từ và lực hấp dẫn.
Câu 3: Chọn câu đúng đối với hạt nhân nguyên tử
A. Khối lượng hạt nhân xem như khối lượng nguyên tử.
B. Bán kính hạt nhân xem như bán kính nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và electron.
D. Lực tĩnh điện liên kết các nucleon trong hạt nhân.
Câu 4: Lực hạt nhân chỉ có tác dụng khi khoảng cách giữa hai nuclôn
A. bằng kích thước nguyên tử.
B. lớn hơn kích thước nguyên tử.
C. rất nhỏ(khoảng vài mm).
D. bằng hoặc nhỏ hơn kích thước của hạt nhân.
Câu 5: Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số
A. prôtôn nhưng số nơtron khác nhau
B. nơtrôn nhưng khác nhau số khối.
C. nơtrôn nhưng số prôtôn khác nhau
D. nuclôn nhưng khác khối lượng.
Câu 6: Theo thuyết tương đối, khối lượng tương đối tính của một vật và khối lượng nghỉ \[{{m}_{0}}\]liên hệ với nhau theo hệ thức:
A.\[{{m}_{0}}=m{{\left( 1-\frac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}} \right)}^{\frac{1}{2}}}\]
B.\[{{m}_{0}}=m{{\left( 1-\frac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}} \right)}^{-1}}\]
C.\[{{m}_{0}}=m{{\left( 1-\frac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}} \right)}^{\frac{-1}{2}}}\]
D.\[{{m}_{0}}=m\left( 1-\frac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}} \right)\]
Câu 7 : Một vật có khối lượng nghỉ \[{{m}_{0}}\] chuyển động với tốc độ v sẽ có động năng bằng
A.\[K={{m}_{o}}{{c}^{2}}\left( {{\left( 1-\frac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}} \right)}^{\frac{-1}{2}}}-1 \right)\]
B.\[K=\frac{{{m}_{o}}{{c}^{2}}}{\sqrt{1-\frac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}\]
C.\[K={{m}_{o}}{{v}^{2}}\]
D.\[K=\frac{{{m}_{o}}}{\sqrt{1-\frac{{{v}^{2}}}{{{c}^{2}}}}}\]
Câu 8: Chọn câu đúng
A. Trong ion đơn nguyên tử sốproton bằng số electron.
B. Trong hạt nhân nguyên tử số proton phải bằng số nơtron.
C. Lực hạt nhân có bán kính tác dụng bằng bán kính nguyên tử.
D. Trong hạt nhân nguyên tử số proton bằng hoặc khác số nơtron.
Câu 9: Đơn vị khối lượng nguyên tử là
A. khối lượng của một nguyên tử hydro.
B. 1/12 Khối lượng của một nguyên tử cacbon \[{}_{6}^{12}C\]
C. khối lượng của một nguyên tử Cacbon\[{}_{6}^{12}C\]
D. khối lượng của một nucleon.
Câu 10: Chọn phát biểu sai về độ hụt khối.
A. Độ chênh lệch giữa khối lượng m của hạt nhân và tổng khối \[{{m}_{0}}\]của các nuclôn cấu tạo nên hạt nhân gọi là độ hụt khối.
B. Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclon tạo thành hạt nhân đó.
C. Độ hụt khối của một hạt nhân luôn khác không.
D. Khối lượng của một hạt nhân luôn lớn hơn tổng khối lượng của các nuclon tạo thành hạt nhân đó.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử?
A. Prôtôn trong hạt nhân mang điện tích +e.
B. Nơtron trong hạt nhân mang điện tích -e.
C. Tổng số các prôtôn và nơtron gọi là số khối.
D. Số prôtôn trong hạt nhân đúng bằng số electron trong nguyên tử.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai. Lực hạt nhân
A. là loại lực mạnh nhất trong các loại lực đã biết hiện nay.
B. chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân.
C. là lực hút rất mạnh nên có cùng bản chất với lực hấp dẫn nhưng khác bản chất với lực tĩnh điện.
D. không phụ thuộc vào điện tích.
Câu 13: Chọn câu sai khi nói về hạt nhân nguyên tử?
A. Kích thước hạt nhân rất nhỏ so với kích thước nguyên tử, nhỏ hơn từ \[{{10}^{4}}\] đến \[{{10}^{5}}\] lần.
B. Khối lượng nguyên tử tập trung toàn bộ tại nhân vì khối electron rất nhỏ so với khối lượng hạt nhân.
C. Điện tích hạt nhân tỉ lệ với sốprôtôn.
D. Khối lượng của một hạt nhân luôn bằng tổng khối lượng các nuclôn tạo hành hạt nhân đó.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng lượng liên kết là toàn bộnăng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.
B. Năng lượng liên kết là năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân thành các các nuclon riêng biệt.
C. Năng lượng liên kết là năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclon.
D. Năng lượng liên kết là năng lượng liên kết các electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 15: Năng lượng liên kết riêng
A. giống nhau với mọi hạt nhân
B. lớn nhất với các hạt nhân nhẹ.
C. lớn nhất với các hạt nhân trung bình
D. lớn nhất với các hạt nhân nặng.
Câu 16: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia γ?
A. Không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu khi đi vào điện trường.
B. Không làm biến đổi hạt nhân.
C. Chỉ xuất hiện kèm theo các phóng xạ β hoặc α.
D. Có tần số nhỏ nhất trong thang sóng điện từ.
Câu 18: Các phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn
A. điện tích
B. năng lượng toàn phần.
C. động lượng
D. số proton.
Câu 19: Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì:
A. càng dễ phá vỡ
B. càng bền vững.
C. năng lượng liên kết nhỏ
D. Khối lượng hạt nhân càng lớn.
Câu 20: Cho phản ứng hạt nhân \[{}_{0}^{1}n+{}_{92}^{235}U\to {}_{38}^{94}Sr+X+2{}_{0}^{1}n\]. Hạt nhân X có cấu tạo gồm:
A. 54 prôtôn và 86 nơtron B. 54 prôtôn và 140 nơtron.
C. 86 prôtôn và 140 nơtron D. 86 prôton và 54 nơtron.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
A |
D |
A |
C |
A |
D |
B |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
C |
D |
B |
C |
A |
D |
D |
B |
B |