Bài làm

Nguyễn Thi được đánh giá là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông được mọi người gọi với cái tên rất gần gũi “Nhà văn của người dân Nam Bộ”. Có thể nói ông đã để lại rất nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Trong những tác phẩm đặt sắc ấy nổi lên truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Năm 1978). Truyện dường như đã viết về những ngày chiến đấu gian khổ, khó khăn của chiền trường miền Nam. Qua đó, người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Thi.

Thật vậy, ngay từ nhan đề “Những đứa con trong gia đình” đã như mang một hàm ý sâu xa của tác giả. Truyện kể về những đứa con trong gia đình có truyền thống cách mạng là gia đình hai chị em Chiến và Việt. Có thể nói gia đình ấy cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của miền Nam Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ mà thôi. Nguyễn Thi dường như cũng đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo: Việt – một anh giải phóng quân sinh ra trong một gia đình mà lại có truyền thống cách mạng, ông nội và cha mẹ anh đều bị chết dưới tay kẻ thù. Có thể nói chính mối thù nợ nước, nợ nhà không đội trời chung đó như đã thôi thúc, như đã thúc đẩy anh tham gia cách mạng. Trong một trận đánh, Việt bị thương, và lại còn bị lạc đồng đội, ngất đi tỉnh lại rất nhìêu lần. Mỗi lần ngất đi tỉnh lại đo thì dường như quá khứ và hiện tại lại đan xen nhau trong tiềm thức của anh. Và trong lần tỉnh lại thứ 4, kí ức về mẹ hiện về. Việt như mien man nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đã  đòi đi nhưng chị Chiến nhất định không cho. Anh đã sang nhờ chú Năm giúp đỡ. Chú Nam đã đồng ý cho cả hai chị em Việt đi tòng quân. Chị Chiến thu xếp mọi công việc trước khi hai chị em lên đường…Trở về với thực tại, sau 3 ngày tìm  kiếm, anh Tánh và đồng đội đã tìm và đưa Việt về điều trị  tại một bệnh viện dã chiến. Sức khỏe Việt dần hồi phục.

Có thể thấy, truyện như đã được kể theo dòng nội tâm của nhân vật Việt. Nguyễn Thi đã tự để cho đứa con tinh thần của mình hồi tưởng lại đứt quãng không liền mạch sau mỗi lần anh ngất đi tỉnh lại ở chiến trường. Tuy nhiên có thể thấy những dòng cảm xúc không được trôi chảy mạch lạc song ở mỗi lần Việt tỉnh dậy lại là một câu chuyện chứa nhiều ý nghĩa sâu sa biết nhường nào. Và để có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm này, chúng ta sẽ phân tích từng nhân vật một, bởi vì trong mỗi nhân vật mà nhà văn nhắc tới đều có một biểu tượng riêng về tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Trong đó, có thể thấy rằng tình yêu gia đình làm nền tảng để cho gia đình Việt tuôn chảy một tình yêu bất diệt với quê hương.

Có thể nói rằng những thành viên trong gia đình đều rất gan góc, dũng cảm, có lòng căm thù giực sâu sắc. Ở trong họ luôn luôn giàu tình nghĩa thủy chung, son sắt với quê hương, với cách mạng. Và với mỗi một nhân vật trong truyện đều được Nguyễn Thi tả rất đặc sắc, hấp dẫn người đọc.

Trước hết, nhân vật Việt được coi là trung tâm và nhân vật chính của câu chuyện hiện lên thật chân thực và sắc nét. Anh được xây dựng lên là đứa con tiêu biểu của gia đình. Nhân vật Việt là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Khi mà những người thân bị chết dưới tay giặc đều là những người việt yêu úy nhất như ông nội, ba mẹ. Gia đình chỉ còn lại có chị Chiến, chú Năm, thằng út em với người chị nuôi đã đi lấy chồng xa. Việt đã rất hăng hái tham gia tòng quân giết giặc trả thù cho người thân, bảo vệ quê hương đất nước. Và có thể nhận thấy trong Việt ta luôn thấy được đó là “cậu tư” gan gạ, muốn lập nhiều chiến công như chị. Qua những dòng hồi ức ngắt quãng  của Việt khi ngất đi tỉnh lại, ta còn thấy được, anh là một người tính tình trẻ con, vô tư, nghịch ngợm của tuổi mới lớn. Anh rất hay tranh giành với chị mình chuyện bắn tàu giặc Mĩ trên sông Định Thủy, anh có hành động như “đá trái dừa rụng xuống mương” khi chị Chiến nhất định không cho đi tòng quân, sợ câu chuyện “con ma cụt đầu” mà chị hay kể. Và có thể nói chi tiết đặc sắc nhất là cảnh hai chị em thu xếp mọi thứ để lên đường tòng quân. Khi ấy, thì Việt chỉ “lăn kềnh ra ván cười khì khì” trong khi chị Chiến lại phải tất bật lo toan mọi thứ. Cảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm chính là một hành động chứng tỏ Việt đã trưởng thành, sẵn sàng đối đầu với quân địch hung hãn. Cái cách mà nhân vật Việt thương chị mình cũng rất đáng yêu “ Giấu chị như giấu của riêng”… Ta còn bắt gặp một hình ảnh Việt gan dạ, quả cảm khi Việt đi bộ được hai năm , anh đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch hay lúc anh bị thương, lạc đồng đội, anh không hề sợ mà vẫn rất bình tĩnh, với ưu thế mạnh mẽ là ở Việt dường như đã hội tụ đủ phẩm chất của người lính cụ Hồ, anh “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng nổ súng.

Có thể thấy, nhà văn Nguyễn thi cũng đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Việt – đứa con cưng tình thần của ông. Nhân vật Việt hiện lên với những tính cách đáng yêu, dễ mến, vô tư đời thường, ga dạ quả cảm trong chiến đấu.

Nhà văn dường như lúc này lại tiếp tục lia ống kính của mình để khắc họa hình tượng nhân vật Chiến – chị của Việt – một người con gái cũng giống như Việt trải qua hòan cảnh bi thương nhưng sớm trưởng thành, già dặn trước tuổi rất nhiều. Ở chị Chiến thì lại được thừa hưởng những nét đẹp từ người mẹ. Đó chính là người con gái gan dạ, đảm đang, tháo vát nhưng cũng căm thù giặc sâu sắc. Chiến tòng quân ra chiến đấu trong một tiểu bộ đội nữ địa phương. Chị đã chiến đấu dũng cảm, coi cái chết cũng chỉ như “chết giấc” với câu nói bất khủ “Nếu giặc còn thì tao mất” và cô đã trở thành một tiểu đội trưởng quân địa phương. Chiến đã vừa làm ba, vừa làm mẹ, vừa làm chị để chăm lo, lấp đầy những khoảng trống cho các em. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện trong nhà đã được cô sắp xếp đâu vào đó và chính điều này đã khiến cho chú Năm cũng phải hết sức ngạc nhiên mà thốt lên: “ Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Câu nói của chú Năm dường như cũng đã thể hiện sự yên tâm của người đi trước đối với lớp người trẻ kế cận họ. Và việc cô ngăn không cho em đi tòng quân không phải vì sợ Việt tranh cướp những công lao của cô mà cô hiểu rất rõ, với vai trò của người đi trước. Và có thể nói ai đã tham gai kháng chiến, cô hiểu rất rõ sự tàn khốc của chiến tranh nó ghê ghớm đến nhường nào, cô sợ Việt bị thương. Qua đó, dường như người đọc cũng thấy được tình yêu ruột thịt máu mủ sâu sắc đến nhường nào. Nó còn là phương thuốc hữu hiệu nhất để gắn kết mỗi thành viên trong gia đình lại với gần nhau hơn.

Ta thấy ở nhân vật Chiến hiện lên thật giản dị, thật đẹp dưới cái nhìn phác họa đầy lí tưởng của tác giả. Ở cô gái trẻ ấy dường như đã hội tụ đủ đầy mọi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam “đảm việc nước, giỏi việc nhà”. Chính vì những sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của người phụ nữ ấy đã góp phần vào thắng lợi của dân tộc.

Thật là thiếu xót biết bao nhiêu nếu như không có nhân vật chú Năm. Có thể thất chính chú Năm là hiện thân của truyền thống, chú Năm là khúc thượng nguồn trong “dòng sông truyền thống” của gia đình Việt. Chú như là người ghi lại tất cả những sự kiện diễn ra trong gia đình. Và ở nhân vật chú Năm hiện lên một hình ảnh người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm. Chú dường như cũng biết hò và Việt là nơi gửi gắm những câu hò của chú. Chú Năm đã cẩn thận để ghi chép cẩn thận và đầy đủ tội ác của giặc đối với dòng họ, gia đình mình và chiến công của các thành viên trong gia đình. Khi Chiến và Việt chuẩn bị lên đường nhập ngũ, chú đã giao cuốn sổ cho hai chị em. Cuốn sổ đó tuy nhỏ nhoi nhưng lại chứa đựng biết bao ý nghĩa. Nó chính là thước phim ghi chậm lại một cách chân thực. Và có thể nói những chi tiết nhất những chiến tích của gia đình và tội ác của quân giặc. Nó dường như đã dấy lên lòng căm thù giặc, món nợ lớn nhất phải trả. Cùng với chú Năm, má Việt hiện lên cũng là hiện thân của truyền thống. Bà là người phụ nữ gan góc, rất mực thương chồng con và có lòng căm tù giặc sâu sắc. Mỗi lần bọ lính bắn dọa “mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông vượt biển”. Má Việt mặc dù đã ngã xuống song hình ảnh người phụ nữ ấy luôn bất tử trong lòng các con.

“Những đứa con trong gia đình” đã được đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một truyện ngắn đặc sắc bởi giọng văn trần thuật khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật Chiến, Việt, Chú Năm…Nhà văn Nguyễn Thi thật tinh tế khi đã dựng nên một gia đình có truyền thống yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc, mối thù nợ nước nợ nhà. Qua đó, tác giả cũng đã giúp người đọc thêm đồng cảm với cảnh ngộ éo le, thêm yêu thương quý trọng gia đình, biết ơn công lao của những người cách mạng.

Có thể nói rằng truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” dường như đã thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Thi trên nhiều phương diện. Truyện dường như không chỉ những phác họa thành công len những hình tượng của người con yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước mà nó như còn để thể hiện tình yêu của chính tác giả vào những đứa con tinh thần của mình. Nguyễn Thi thật xứng đáng được coi là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”.

Bài viết gợi ý: