Nguyễn Khải được biết đến là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến. Nhà văn Nguyễn Khải đã sống và chiến đấu và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ác liệt nên những trải nghiệm thực tiễn của cuộc sống, và đó là nơi chiến trường cũng được nhà văn khắc họa khá rõ nét trong các tác phẩm thơ văn của mình. Có thể nói trong toàn bộ sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Khải đường như cũng đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thôn trong xây dựng cuộc sống mới, ông đặc biệt ông luôn luôn quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. Và một trong số tác phẩm thể hiện rõ điều đó, tiêu biểu nhất có thể kể đến truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
Truyện ngắn “Một người Hà Nội” dường như là một câu chuyện xoay quanh nhân vật trung tâm là cô Hiền. Cô Hiền như được hiện lên là một người gốc Hà Nội và được nhà văn Nguyễn Khải ví như “Hạt bụi vàng” của đất Hà Nội xưa. Trong truyện ngắn đặc sắc này, nhà văn Nguyễn Khải cũng như đã phát hiện ra vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam trải qua những biến động, thăng trầm của đất nước. Cụ thể ở đây chính là xã hội Việt Nam những năm giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Có thể nói trong bối cảnh xây dựng xã hội mới ấy, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những mặt hạn chế tiêu cực. Nhân vật cô Hiền dường như đã được nhà văn Nguyễn Khải xây dựng trong bối cảnh đầy những sự đổi thay đó. Ta như thấy được những tác động khách quan không hề làm thế giới nội tâm cũng như con người của cô bị tác động, ngược lại ta như cảm nhận được ở người đàn bà ấy vẫn hiện lên với bao phẩm chất, tính cách đáng quý, đặc trưng cho nếp sống đặc trưng, tính cách của con người Hà Nội.
Sau khi giải phóng đất nước Việt Nam ta lại bắt đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Đảng và nhà nước chủ trương xóa bỏ tư sản, xây dựng công hữu. Để đáp ứng được lời kêu gọi của Đảng, cũng như là sự hòa mình vào cuộc sống mới, nên chế độ tư sản cũng như những người tư sản bị tẩy chay, tiến tới xóa bỏ, dọn đường cho xã hội chủ nghĩa. Và trong không khí ấy, cô Hiền được biết đến là một người dân gốc Hà Nội lại đi đầu trong phong trào, lối sống mới “Cô Hiền vào những năm ấy đã cạo răng và uốn tóc, mặc quần áo đồng màu, hoặc đen hoặc trắng. Còn nữ trang đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn”. Cũng chính vì vậy nên trong cái nhìn của nhiều người, và trong đó có cả nhà văn thì cô Hiền có cách sống như một nhà tư sản thực thụ không sai. Và điều này dường như cũng đã được chính cô thừa nhận “Tao có bộ mặt tư sản, một cách sống tư sản….”
Có thể nói ngay những ấn tượng đầu tiên, dù không biết cô Hiền có thực sự là tư sản hay không, nhưng đường như người đọc đã cảm nhận được ở nhân vật này một cá tính khá mạnh mẽ, thậm chí là bản lĩnh hơn người. Bởi thực chất ở thời kì bấy giờ, dù có là tư sản thì người ta cũng có xu hướng che đậy, ngụy trang cho bản chất thật của mình. Ký do là vì một khi bị lộ thì có thể bị tẩy chay, tịch thu tài sản. Nhưng ở đây, ta lại thấy cô Hiền không làm điều đó, cô sống đúng với con người, tính cách của con người mình. Tuy sống như một người tư sản thực thụ, mọi người có thể thấy và đánh giá nhưng cô Hiền rất tự tin vào chính bản thân mình, cũng như tự tin vào cuộc sống trong sạch, chính trực của mình vậy. Cô đã từng khẳng định cuộc sống của mình là tự lực, không hề bóc lột của ai, vì vậy không thể thành tư sản được “….tao có bộ mặt tư sản, một cách sống tư sản, nhưng lại không bóc lột của ai cả thì làm sao thành tư sản được”.
Qua câu nói của cô Hiền, người đọc dường như cũng có thể thấy được cô là một người ý thức rất cao về mình, hay đó là những lời đàm tiếu, cách nhìn nhận, đánh giá của mọi người đối với cô không phải cô không biết. Mà thực tế ngược lại cô nhận thức được khá tường tận, nhưng “cây ngay không sợ chết đứng’, cô Hiền có lẽ vẫn mạnh mẽ sống đúng với con người, không bị vì sự tác động khách quan đó mà thay đổi hay bó buộc chính cuộc sống của mình. Cô Hiền có lẽ cũng là một người thức thời, những thay đổi hay bản chất thật sự của thời đại cô đều nắm bắt rõ, từ đó cô định hướng cho công việc, cuộc sống mình “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không nhục, nên tao chỉ cần đủ ăn…”, ta có thể thấy cô nhận thức được cả mặt hạn chế của xã hội thời kì đổi mới, nhận thức được đấy nhưng cô không chạy theo xu hướng, không uốn mình theo phong trào, cố tỏ ra nghèo khổ để thể hiện mình là người “công dân tốt của xã hội”.
Cô Hiền có lẽ sống trước hết là vì mình, vì cuộc sống của cả gia đình mình , và cuộc sống ấy là hoàn toàn tự chủ“…Cô tự biết làm hoa giấy không thể làm giàu được nhưng rất đủ ăn, lại nhàn, không phải lo sợ gì…”. Cô Hiền còn được xem là con người thức thời, nhạy bén nhưng cũng rất thực tế, ngay thẳng. Và chính những sự ngay thẳng của cô còn thể hiện ra ngay trong lời góp ý với nhà văn Nguyễn Khải “ Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng….”, và dường như chỉ cần một câu nói thôi nhưng ta nhận thức được ở cô Hiền một tư tưởng dân chủ, lối sống của những con người hiện đại. Và theo cô Hiền thì công việc trong gia đình bên cạnh trụ cột chính là người chồng thì những người vợ vẫn có quyền đóng góp, đều có quyền quyết định trước những vấn đề liên quan đến gia đình của mình vậy. Có thể thấy rằng những lời nói của cô là sự góp ý chân thành nhưng cũng là lời phê bình đối với sự gia trưởng của nhà văn “…người đàn bà như không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”.
Cô Hiền là nhân vật là người đề cao những nguyên tắc, những chuẩn mực về đạo đức, và sự coi trọng, đề cao đó thể hiện ra ngay trong cách dạy dỗ của cô với những đứa nhỏ. Chuyện khi chúng ngồi vào bàn ăn thì cô sửa cho từ cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, và chỉ cả những cách múc canh và cả cách nói chuyện trong bàn ăn. Và cô cũng răn lũ nhỏ “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Cô Hiền đợc biết đến tuy không phải là người sống quá nguyên tắc, gia giáo nhưng dường như những truyền thống lâu đời của người Hà Nội thì cô cũng nghiêm khắc dạy dỗ, vì đó không chỉ là thói quen thuần túy mà còn là nét đẹp văn hóa song đồng thời cũng là phép tắc, cách ứng xử cơ bản của con người. Và theo cô Hiền thì phải dạy để chúng biết tự trọng, biết ý thức về bản thân để sau này có thể trở thành người có ích “…Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy…”
Có thể thất những nét ính cách, con người của cô Hiền được bộc lộ rõ nét qua tình huống người con trai của cô xung phong đi lính. Vafafo năm 1965, khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam đang diễn ra căng thẳng. Đảng và nhà nước ta đã huy động sức người cũng như sức của để chi viện nhanh cho miền Nam ruột thịt. Trước bối cảnh đó, thì người con trai cả của cô Hiền đã xung phong vào miền Nam làm nhiệm vụ, cô Hiền lúc này không hề chần chừ, lưỡng lự mà quyết định cho con đi ngay. Có thể thấy rằng sự quyết đoán này không phải vì cô Hiền không thương con hay coi nhẹ những hi sinh nơi chiến trường mà đều xuất phát từ chính ý thức của một người công dân, một người mẹ mẫu mực. Cô cho đứa con đi lính là còn muốn nó có ý thức trước đất nước mình đang sống, biết sống tự trọng và là một người công dân sống có ích: “ Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.
Từ khi đi lính thì không có bất kì tin tức gì thì người con thứ hai của cô cũng làm đơn xin tòng quân, nối tiếp chí hướng của người anh. Với tư cách của một người mẹ, cô Hiền không khỏi đau xót, thương tâm nhưng càng thương con thì cô càng muốn chúng sống đúng với bổn phận, với trách nhiệm của mình. Cô cũng ý thức được đất nước đang cần những sự hi sinh và bao thế hệ của con trai cô cũng đã đi lính, đã dâng hiến cho đất nước. Cô không ngăn cản chúng ra đi, vì như thế là ích kỉ khi bảo con mình tìm đường sống cho mình còn phó thác mọi trách nhiệm, hi sinh cho bạn bè cùng trang lứa “…Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó”.
Như vậy, ta cũng như đã có thể thấy nhân vật cô Hiền là một người thức thời, sâu sắc nhiều trải nghiệm. Phải có những tình huống truyện như vậy thì mới làm nổi bật lên những phẩm chất đáng quý ở cô. Đó còn là một con người thật ngay thẳng, không sống giả dối, vụ lợi, và là một con người đúng chuẩn của người Hà Nội – chuẩn mực, nề nếp xưa. Và với tư cách là một người công dân của Tố quốc Việt Nam cô là một người công dân có trách nhiệm, còn xét với tư cách của một người mẹ cô thương con thì cô là một người mẹ biết cách dạy dỗ, giáo dục, không vì những tình cảm cá nhân và ngăn cản để con mình trở thành những người không có trách nhiệm, ý thức với đất nước được đặt lên hàng đầu.