Bài làm

Tác phẩm “Vợ  nhặt” như đã lấy bối cảnh từ những hoàn cảnh có thật về cuộc sống của người dân Việt Nam trước nạn đói năm 1945, tác giả tài năng  Kim Lân đã dựng lại một câu chuyện thật ấn tượng và thành công với miêu tả chân thực về cuộc sống  cũng như tình cảm đặc biệt là diễn biến tâm lí nhân vật. Có thể thấy trong bối cảnh ra đời, tác phẩm dường như đã làm toát lên tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và họ vẫn như khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp ấy được tác giả Kim Lân xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật bà cụ Tứ.

Dễ nhận thấy trong tác phẩm Vợ nhặt của tác giả Kim Lân, hình ảnh bà cụ Tứ hiện lên trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu thể hiện qua chi tiết với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,khuôn mặt được đặc tả “khuôn mặt bủng beo, u ám “. Dường như những hành động cử chỉ của cụ ở chi tiết “nhấp nháy hai con mắt”, “chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi” và các từ miêu tả rất đắt như  “lật đật” “lễ mễ” dường như cũng thể hiện cụ là một người đã già và đã không còn khỏe mạnh. Hơn nữa, dường như ở người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”.

Bà cụ Tứ là nhân vật mặc dù chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà nhưng có thể nhận thấy ở nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách đặc sắc và riêng biệt.

Trước hế, ở nhân vật bà cụ Tứ ấy dường như có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ đã rất thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”.” Và như trong kẽ mắt kèm nhèm của cụ như đã rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ Tứ như đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” và cụ không biết chúng nó có “nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Cụ Tứ  như biết rằng trong cái hoàn cảnh này không ai có thể vượt qua được cơn đói này. Con trai bà-anh Tràng là người nông dân chân chất nhưng cũng là người chung số phận trước nạn đói. Và khi bà biết con trai “ tự dưng” có vợ, trong cái thời buổi đói khổ, và dường như bà không những bà không trách mà còn dành tình yêu thương trìu mến cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị và nghĩ  rằng “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó có thể nhận thấy là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh cho người con dâu, thậm chí là bà còn cho đó là may mắn của con trai mình và may mắn đối với cả gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đó dường như đã chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người.

Ta như có thể nhận thấy tình yêu thương của bà cụ Tứ còn thể hiện qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…”. Bà Tứ căn dặn và nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng cũng như vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. “… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương  quá…”. Câu nói ấy ngắn gọn như lại thể hiện tấm lòng thương xót cho số phận của những đứa con. Có thể thấy hành động giản dị “ sáng dậy xăm xăm quét nhà quét cửa” nhưng điều đó đã thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và chính vì thế là đám cưới không nghi lễ, cũng không có sự đón đưa của đôi vợ chồng trẻ như đã được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm lòng lo lắng của người mẹ nghèo.

Tuy nhiên khi được đặt trong hoàn cảnh éo le, nhưng người đọc như thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, mặc dù sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. Thứ nhất bà cụ Tứ tin vào triết lý dân gian thời trước “ai giàu ba họ ai khó ba đời” như nói lên lạc quan về một ngày mai tươi sáng.Cụ cũng đã đồng tình khi thấy Tràng thắp đèn mặc dù cụ biết lúc đó dầu rất đắt, dầu được coi là thứ xa xỉ đặc biệt trông hoàn cảnh nạn đói. Và nếu như bạn đọc để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời”này lại là người nói về tương lai nhiều nhất” cụ như đã nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Điều đó không đơn thuần chỉ như là niềm lạc quan của người lao động mà còn là ước mơ về cuộc sống mà dường như nó còn có phần tươi sáng hơn cho các con. Bà cụ Tứ lúc này trông cũng” tươi tỉnh khác hẳn ngày thường”. Chính tâm  trạng vui tươi phấn khởi của một người mẹ già dường như cũng đã làm sáng lên cái không gian u ám và góp phần vào ngày vui trọng đại của cuộc đời người con trai.

Và có thể thấy chính hình ảnh người mẹ già, cười đon đả: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy” hình ảnh nồi cháo cám của cụ như cứ quẩn quanh, ám ảnh tâm chí người đọc. Có thể thấy cái lạc quan không những không bị mất đi mà dường như lại càng trở nên mãnh liệt hơn trong mưa nắng cuộc đời. Và có thể thấy trong buổi sáng đầu tiên đón tiếp nàng dâu mới, nồi cháo cám “chát xít, nghẹn bứ trong miệng” mà nó lại trở thành ngon ngọt trong  lòng, ngọt bởi tấm lòng người mẹ nghèo như đang cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng chính những thái độ lạc quan và sự tươi tỉnh động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh.

Có thể nói chính những với sự tài ba trong việc miêu tả và khắc họa tâm lí nhân vật, tác giả Kim Lân đã dựng lên những “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945″. Có thể thấy nhân vật bà cụ Tứ như đã được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong  nội tâm nhân vật. Thêm vào đó, ta thấy như qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật bản thân chúng ta cũng có thể cảm nhận và mường tượng ra được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Dẫu rằng là bà cụ Tứ chỉ là một nhân vật phụ nhưng bằng tài năng cũng như và tình cảm thiết tha trừu mến đối với tấm lòng người mẹ nghèo, Kim Lân cũng đã khắc họa được chân dung nhân vật thật như vừa sinh động, chân thực, day dứt với người đọc. Có thể khẳng định những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám mà như đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo.

Truyện “Vợ nhặt” không chỉ thành công với ý nghĩa và triết lí cuộc sống mà nó như còn mang lại mà còn thành công ở việc khai thác cũng như việc khắc họa tâm lí nhân vật. Bà cụ Tứ tuy chỉ là nhân vật phụ trong truyện nhưng với tài năng của mình Kim Lân vẫn để lại cho người đọc nhiều dư vị thật tốt đẹp thật khó quên.

Bài viết gợi ý: