Bài làm

Ta có thể thấy được truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945. Và có thể thấy với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người từ miền Bắc tới miền Trung. Tác giả Kim Lân đãviết truyện này ngay trong nạn đói. Và hơn nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng dường như tác phẩm vẫn xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Có thể nói chính yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn Kim Lân thật tài tình khi đã sáng tạo ra một tình huống truyện đặc biệt, một tình huống éo le và thật trớ trêu chứa đựng đầy kịch tính nhưng tại chứa đựng ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.

Có được một cốt truyện đơn giản là có một anh chàng ngụ cư nghèo khổ, độc thân, đứng tuổi và xấu xí làm nghề kéo xe bò thuê, chỉ với vài câu bông đùa và mấy bát bánh đúc mà anh ta bỗng nhiên kiếm được cô vợ nhặt. Và đây là một cô gái đang dở sống dở chết vì đói. Họ dường như đã thành vợ thành chồng giữa khung cảnh tối sầm lại vì đói khát đó. Và đặc biệt trong đêm tân hôn của họ thì đã diễn ra âm thầm trong bóng tối âm u, lạnh lẽo và như đã điểm những tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió vẳng lại. Trong bữa cơm cưới của họ thì có cháo loãng, rau chuối thái rối và muối hột. Mẹ chồng đã đãi con trai và con dâu món chè nấu bằng cám. Ta như đã thấy bữa cơm diễn ra trong tiếng trống thúc thuế dồn dập. Có thể thấy câu chuyện của ba mẹ con xoay quanh chuyện Việt Minh hô hào dân chúng không đóng thuế và tổ chức phá kho thóc của Nhật và đã chia cho người nghèo.

Ta như có thể thấy cảnh anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà là một tình huống lạ lùng, tạo ra sự ngạc nhiên và thú vị nhưng cũng bất ngờ cho cả cái xóm ngụ cư đang hấp hối và lạ lùng ngay cả với mẹ con Tràng. Dường như ở Tràng khi dẫn người đàn bà lạ mặt về nhà lúc trời nhập nhoạng tối hả hê lắm. Hai người như cứ lủi thủi đi vào cái xóm ngụ cư heo hút, và rồi tồi tàn ở mé sông. Lúc đó nhà cửa hai bên đường úp súp, tối om, không một ánh đèn hay một ánh lửa, chẳng khác gì những nấm mồ hoang.Và dường như cái đói đã làm cho khung cảnh bấy giờ như cũng ảm đạm theo.

Tình huống nhặt được vợ trước hết là lạ lùng với dân xóm ngụ cư. Cái cảnh Tràng cú như đi trước với vẻ mặt phởn phở khác thường và người đàn bà đi sau cách ba bốn bước với cái dáng trông rất thèn thẹn hay đáo để làm cho mọi người tò mò kéo nhau ra xem. Có thể thấy đầu tiên là lũ trẻ, chúng như đàn ngồi ủ rũ vì đói, chúng bỗng nhao nhao nói cười vui đùa hẳn lên và chúng trêu ghẹo anh Tràng rằng “Anh Tràng ơi, chông vợ hài” Và cả dân xóm ngụ cư thấy ồn ào thì kéo nhau ra xem rồi thì thầm bàn tán. Rồ,  họ như đã  hiểu ra và khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có lẽ từ trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn le lói một niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện anh Tràng bỗng dưng có vợ và thực lòng họ như muốn chia vui với anh. Có lẽ cái xóm ngụ cư đang thoi thóp chờ chết này chợt bừng lên một thoáng sống. Nhưng vui đấy nhưng lại cũng như lo ngay được đấy. Họ cũng như đã lo thay cho Tràng mà than rằng  “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Ta như thấy là họ lo cho sự sống đang phải đối mặt với cái chết và cứ hi vọng vượt lên cái chết.

Và ngay bà cụ Tứ mẹ anh Tràng ngạc nhiên khi nhìn thấy cô gái lạ ngồi ở giường con trai mình. Và bà bất ngờ lắm, nhất là khi được gọi bằng u, bà càng chẳng hiểu ra làm sao. Cho tới lúc nghe Tràng bảo rằng “Kìa nhà tôi nó chào u”… thì dường như lúc này bà mới vỡ lẽ ra biết bao nhiêu điều “Bà lão cúi đầu nín lặng” và cũng như à lão hiểu rồi. Lúc này thì lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, bà cụ Tứ cứ như vừa ai oán vừa xót thương cho chính số kiếp đứa con mình… Thì ra đây chính là thằng con trai mình đã kiếm được vợ và dẫn về nhà đây. Tâm trạng bà cụ buồn tủi, mừng, lo lẫn lộn khôn xiết. Bà có buồn tủi vì làm cha làm mẹ mà không tròn trách nhiệm đối với con cái và cũng vì cảnh nghèo khổ đến nỗi không thể cưới được vợ cho con. Bà cũng như rất đỗi vui mừng vì tự nhiên con trai có được vợ, dù là vợ nhặt. Bà cụ còn lo bởi bà cụ băn khoăn rằng “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”  Dường như càng ngẫm nghĩ, bà cụ lại như càng thương con trai và thương cô gái xa lạ kia vô hạn chi tiết đầy dụ ý của nhà văn “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt’.

Và chuyện này ngay chính anh Tràng cũng ngạc nhiên không kém. Tràng như đã ngạc nhiên đến sửng sốt và Tràng như không tin là sự thật và khi  “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”Và mọi việc thì cứ như xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận,thế mà thành vợ thành chồng thật… Cho đến ngày hôm sau thức dậy, nhìn chị ta quét dọn sân vườn, Tràng vẫn chưa dám tin là mình đã có vợ. Mọi chuyện đường như lại cứ xảy ra cứ như trong một giấc mơ, nhưng người đàn bà bằng xương bằng thịt kia đó không ai khác mà chính là vợ anh, dẫu chẳng phải cưới xin gì.

Có thể thấy được tình huống mà Kim Lân đặt ra trong truyện ngắn này đó chính là một tình huống éo le, trớ trêu mà dường như không biết nên buồn hay nên vui. Bản thân Tràng thì ngay lúc đầu thì mừng vì tự nhiên có được vợ, nhưng rồi anhlại nghĩ rằng  “Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Và tất cả hàng xóm cũng lo thay cho anh và nhất là người mẹ già lo và thương đứt ruột. Tác giả Kim Lân đã đặc tả đêm tân hôn của vợ chổng Tràng với những chi tiết thật ấn tượng và chứa đựng ý nghĩa sâu xa bằng câu văn “Tràng chỉ dám thắp đèn có một lúc rồi tắt. Hai người nằm lặng lẽ bên nhau trong bóng tối hãi hùng, ghê rợn bởi tiếng hờ khóc tỉ tê văng vẳng từ những nhà có người chết đói”.

Có thể thấy những chút hạnh phúc nhỏ nhoi, và nó như rất mong manh của họ bị cái đói, cái chết bủa vây. Nhưng đường như sự sống là bất diệt. Ta có thể thấy được từ trong cái chết, sự sống vẫn sinh sôi, nảy nở. Những sự bi thương hay sự cùng cực thành dữ dội. Có thể thấy chính sự sống bất chấp cái chết, điều đó chứng tỏ ý chí con người và quy luật của cuộc đời mạnh mẽ biết chừng nào !

Khi đã đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, nhà văn Kim Lân thực sự đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu xa của tác phẩm. Cho dù nhà văn đã không trực tiếp nói tới thực dân Pháp, phát xít Nhật và cả chính quyền phong Kiến tay sai nhưng từ câu chuyện về người vợ nhặt dường như lại vẫn toát lên lời tố cáo đanh thép tội ác tày trời của chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc có một không hai trong lịch sử nước ta vào năm 1945. Quan trọng hơn tất cả là truyện cũng như đã thể hiện thành công vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái vẻ ngoài xác xơ chính vì đói khát của những người nghèo khổ. Và có thể nói trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và cũng như những sự hi vọng vào một sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Đó không gì khác mà chính là giá trị nhân văn làm nên sức sống lâu dài của tác phẩm.

Bài viết gợi ý: