Bài làm

Tây Bắc dường như được biết đến là một địa điểm được nhắc rất nhiều trong thơ ca về cách mạng tháng Tám. Và dường như đã có rất nhiều nhà văn nhà thơ đã đi theo kháng chiến đứng dưới lá cờ của cách mạng tích cực sáng tác phục vụ kháng chiến. Cũng giống như Chế Lan Viên có Tô Hoài. Tô Hoài cũng được xem là một trong những nhà văn hiện thực sớm đi đến cuộc sống của nhân dân. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã cùng bộ đội tham gia chiến dịch Tây Bắc giải phóng đồng bào các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn. Kết quả của chuyến đi ấy tâp truyện ngắn “Truyện Tây Bắc” đã ra đời (1952). Trong đó, có thể nói truyện ngắn “vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn suất sắc nhất.

Truyện ngắn “vợ chồng A Phủ” gồm hai phần chính đó chính là cuộc sống của Mị và A Phủ khi sống ở Hồng Ngài và cuộc sống của Mị và A Phủ khi đến Phiềng Sa. Truyện ngắn được xem là bức tranh hiện thực về cuộc sống tủi nhục của người dân nghèo miền núi đồng thời là bài ca về sự sống và khát vọng tự do, khát vọng về một hạnh phúc. Khi viết truyện ngắn này, Tô Hoài cũng như đã kể về cuộc đời đầy đau khổ gian truân của đôi vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ. Họ vốn là những nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lý chỉ vì món nợ truyền kiếp. Còn A Phủ thì chỉ vì tội dám đánh con quan nên phải làm đầy tớ không công cho nhà thống lý Pá tra. Có thể nói trong cảnh tối tăm và cùng cực ấy hai con người,hai trái tim đồng cảm họ như đã gặp gỡ nhau và hơn nữa họ giúp nhau thoát khỏi nhà thống lý để đến Phiềng Sa. Tại đây, họ như đã trở thành vợ chồng cùng nhau xây dựng cuộc sống mới. Và khi được cán bộ cách mạng giác ngộ, họ trở thành đội viên du kích, đấu tranh chống giặc để bảo vệ bản mường.

Có thể thấy rằng nổi bật trong truyện ngắn này là giá trị hiện thực và nhân đạo. Tô Hoài dường như đã từng viết “câu truyện xây dựng bằng những điều mắt thấy tai nghe và cảm nghĩ về những con người, sự việc trong cuộc đấu tranh giải phóng que hương của cá dân tộc thiểu số ở vùng biên giới phía Bắc” Đọc xong những dòng tâm sự này của nhà văn dường như cũng đã đủ hiểu hết những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm mà ông muốn xây dựng và gửi gắm đến mọi người.

Và chính những giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trước hết ở việc trình bày một cách chân thực cuộc sống đau thương đầy tăm tối của những người dân miền núi dưới ách phong kiến nặng nề đó là những sự bóc lột dã man của giai cấp thống trị. Giá trị hiện thực ấy dường như cũng đã gắn liền với sự tố cáo, vạch trần tội ác của bọn phong kiến chúa đất vùng cao mà đằng sau đó không ai khác là thực dân Pháp. Mị được xem là một nhân vật tượng trưng cho cái đẹp bị vùi dập, nỗi khổ cực của người phụ nữ vùng cao. Có thể nói cô gái trẻ trung, xinh như hoa của núi rừng đã bị A Sử cướp về làm dâu gạt nợ. Mang danh nghĩa là dâu mà không khác gì một người đi ở, một đầy tớ không công cho nhà thống lý. Cuộc sống của Mị từ đó cũng như trở nên âm u, không hề có hiện tại, không quá khứ, không tương lai. Mị thì “suốt ngày lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị dường như chỉ biết làm việc như một cái máy “con trâu con ngựa làm việc đêm có lúc được gãi chân nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này vùi đầu vào làm việc cả ngày lẫn đêm”. Hình ảnh ám ảnh nhất là căn phòng Mị ở chẳng khác nào ngục tù. Cả căn phòng dường như chỉ có một cái lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra lúc nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Để rồi khi mùa xuân đến, chẳng những Mị không được đi chơi mà còn bị trói đứng trong căn buồng tối om. Có thể nói những tháng ngày mà Mị phải sống tại nhà thống lý là chuỗi ngày tủi nhục. Danh nghĩa là dâu nhưng thực chất là đầy tớ không công. Đau khổ cực nhục đã cướp đi tuổi thanh xuân của Mị. Từ một cô gái xinh đẹp lại hết sức giỏi giang, Mị đã bị biến thành một kẻ nhẫn nhục trói chịu. Dường như cô gái Mèo xinh đẹp hồn nhiên thuở nào giờ trỏ thành một người đàn bà “lúc nào cũng vậy, mặt cúi buồn rười rượi”. Họ như cùng chung nghịch cảnh với cô là A Phủ. Anh được biết đến là con người tượng trưng cho sức sống, sức lao động, lòng khao khát tự do kìm hãm. A Phủ vốn là một chàng trai khỏe mạnh, ngang tàn và rất phóng túng, làm nương giỏi, săn bắn thú lại rất tài, thích những công việc nặng nhọc và mạo hiểm. Đáng ra như bình thường một con người như thế phải được tự do giữa núi rừng để phát huy sức mạnh của mình. Nhưng không, dường như hạnh phúc không đến với chàng trai nghèo khổ ấy. Vì đã cả gan dám đánh lại con quan, A Phủ bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn với cuộc sử kiện là lùng chưa từng thấy “hút rồi lại chửi, càng hút càng chửi”. Không có tiền phạt vạ, A Phủ lại phải làm nô lệ cho nhà thống lí. A phủ làm việc cật lực, quần quật suốt ngày đêm cho nhà thống lý, một mình chăn dắt bầy bò mấy chục con. chẳng may năm đói, hổ ăn mất nửa con bò, anh bị người nhà thống lý trói vào cột chờ chết.

Có thêt thấy được những giá trị hiện thực của truyện không chỉ bộc lộ qua việc tái hiện chân thực cuộc sống của người dân nơi đây mà còn là một bộ mặt tàn ác của tầng lớp thống trị mà cụ thể trong tác phẩm đó là cha con nhà thống lý. Chúng dường như không chỉ cậy cường quyền đánh đập dã man đối với những với kẻ ăn người ở trong nhà mà còn lợi dụng thần quyền, những phong tục đã quá là lạc hậu, mê tín dị đoan như cướp dâu về cúng ma, khấn ma về nhận mặt người nợ với lời nguyền thâm hiểm nhất đó là “Đời mày đời con đời cháu mày tao cũng bắt như thế bao giờ hết nợ mới thôi”. Chúng đã cho vay nặng lãi, dường như đã biến người dân trở thành nô lệ, từ đó tác giả khẳng định còn xã hội thực dân phong kiến còn những kẻ tàn ác thâm độc như cha con thống lý và còn những nạn nhân như Mị và A Phủ. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” dường như không chỉ hấp dẫn người đọc vì giá trị hiên thực mà còn là giá trị nhân đạo. Và có lẽ xuất phát từ cái nhìn, một tấm lòng, tình yêu thương mà dường như những nỗi xúc động của nhà văn trước số phận của những con người bất hạnh bị áp bức bóc lột. Nhà văn Tô Hoài đã bày tỏ sự cảm thông với nỗi khổ đau của người phụ nữ như một món hàng bị gả bán để trừ cho món nợ truyền kiếp kia. Cuộc đời của cô Mị bị bóc lột cả về thể xác, bị đè nén về tinh thần trong hoàn cảnh trói buộc. Cũng có lúc Mị nghĩ rằng “mình đã bị bắt về cúng trình mà nhà nó chỉ còn biết ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Dường nhưng những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc không bao giờ lụi tắt trong lòng Mị. Nhà văn Tô Hoài đã không để cho nhân vật của mình chờ chết mà ông đã cho nhân vật của mình vẫn nhìn thấy một sức sống tiềm tàng ẩn chứa trong Mị. Khi mùa xuân đến, cái sức sống của đất trời, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết cùng với men rượu nồng nàn đã đánh thức tâm hồn chai lì bao lâu của Mị. Mị nhớ về ngày xưa, ý thức được “mình còn trẻ lắm”. Điều đó đã dẫn Mị đến hành động, khát vọng chơi xuân. Lúc này đây thì ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài đã không dửng dưng trước khát vọng đó của Mị.

Chính những giá trị nhân đạo của tác phẩm còn có thể tìm thấy qua việc nhà văn tái hiện quá trình thức tỉnh cách mạng với những người bị áp bức. Qua một cuộc gặp gỡ giữa hai con người cùng cảnh ngộ éo le Mị và A Phủ đã gặp nhau. Và dường như ở họ ta như thấy được họ là những số phận đứng bên bờ vực thẳm, đều là nô lệ bị bóc lột sức lao động và đều chờ chết. Nhưng cả hai đề đã kháng cự lại cái chết một cách quyết liệt kháng cự lại số phận. Và đoạn Mị cắt dây trói cứu A Phủ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và tài năng phân tích tâm lý sắc sảo bậc thầy của Tô Hoài.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” chính là một bước tiến mới trong việc nhận thức khám phá hiện thực kháng chiến. Đồng thời đây dường như cũng là bước tiến trong việc thể hiện chủ nghĩa nhân đạo theo nhân sinh quan cách mạng. Chỉ với việc thông qua việc miêu tả số phận của hai nhân vật, nhà văn đã làm sống lại trước mắt người đọc quãng đời tủi nhục. Đó là cuộc đời tăm tối của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn quan lại phong kiến cùng với đó là sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do hạnh phúc trong những con người lao động. Tác giả lúc này dường như đã khẳng định, chỉ có sự vùng dậy đấu tranh theo con đương cách mạng mới giải phóng con người khỏi kiếp nô lệ đau khổ kia. Đó, không gì khác ngoài là giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn của tác phẩm này, giúp truyện ngắn đứng vững trước thử thách của thời gian và được bạn đọc yêu thích cho đến tận ngày nay.

Bài viết gợi ý: